Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 5 (Trang 31 - 35)

Giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học để có được kết quả tốt đòi hỏi người giáo viên Âm nhạc phải thực sự tâm huyết, phải có những kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực trong cuộc sống. Đặc biệt phải có kiến thức căn bản về môn học mình phụ trách, đồng thời cần có các kĩ năng, kĩ xảo trong việc thu hút, tập hợp, tổ chức, hướng dẫn các em tham gia hăng hái, tích cực vào các hoạt động Âm nhạc.

Giáo dục học sinh thông qua Âm nhạc trong nhà trường là một quá trình, trong quá trình ấy đòi hỏi có sự tham gia thống nhất các hoạt động sư phạm, có sự phối kết hợp linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện dạy học; cập nhật, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin; vận dụng sáng tạo trong đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học.

“Hiệu quả - Sinh động và gây hứng thú đối với học sinh” đó chính là sự

thành công cho một giờ học Âm nhạc.

II. Kiến nghị

1. Đối với nhà trường:

Mua sắm thêm tài liệu tham khảo sách báo, băng đĩa các bài TĐN, các nhạc cụ giới thiệu trong chương trình tiểu học, tranh minh họa cho những bài hát có liên quan đến các bài Tập đọc nhạc trong chương trình tiểu học.

2. Đối với Phòng GD& ĐT,Sở GD& ĐT:

Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:

- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội. Như ảnh về tác giả của các bài hát cho các khối lớp, tranh minh họa cho từng bài hát, tranh tác giả của các nhạc sĩ khi dạy kể chuyện âm nhạc.

- Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật (Văn nghệ dân gian, Hội thi Giai điệu tuổi hồng, Hội thi liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên,...).

- Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội.

III. Lời kết

Giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học hôm nay đã đạt được những thành công trong cải cách giáo dục. Môn Âm nhạc với cách giáo dục đích thực sẽ làm cuộc sống học sinh tươi đẹp hơn, cân bằng hơn, giúp các em biết yêu cuộc sống thông qua những bản nhạc hay, những lời ca đẹp. Nhạc sĩ Huy Du đã từng nói: “Âm nhạc - một loại hình nghệ thuật luôn gắn liền với đời sống tình cảm con người, đặc biệt với tuổi trẻ càng không thể thiếu được”. Và người

27

giáo viên Âm nhạc là người “Khơi dậy niềm vui được học tập và sáng tạo” cho học sinh, góp phần thành công vào sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà.

Là một giáo viên dạy âm nhạc trong trường Tiểu học, trong suốt thời gian đứng trên bục giảng, tôi đã thực sự tâm huyết, tìm tòi, học hỏi , vận dụng sáng tạo những phương pháp trong dạy học nhằm “giúp học sinh yêu thích môn học”. Từ đó xây dựng những tiết học sinh động và hiệu quả và đã thu được

những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình trong những năm tiếp theo.

Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015

Tôi xin cam đoan, sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự viết, không sao chép ở đâu. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhạc sĩ Hoàng Long. Chủ biên phần Âm nhạc.Nhạc sĩ Lê Minh Châu - Nhạc sĩ Hoàng Lân- Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Thông.

2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III năm 2003-2007 - Tập 2 NXBGD - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

3. Giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc.NXBGD- Đại học Nghệ Thuật- Hà Nội

4. 50 bài hát Thiếu nhi hay nhất. Do báo TNTP - Hội nhạc sĩ Việt Nam - Ban khoa giáo dục VTV- Ban Âm nhạc đài tiếng nói Việt Nam tổ chức 1999 - 2000. Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

5. Nhạc sĩ: Lê Đức Tuấn. Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 4. Nhà xuất bản Hà Nội.

6. Ước mơ xanh - Tuyển chọn những bài hát viết về người giáo viên - NXBGD.

7. Âm nhạc tác giả và tác phẩm Tác giả: Trần Cường

NXB Giáo dục 1998 8. Âm nhạc chân dung và tác phẩm

Tác giả: Trần Cường NXB Giáo dục 1998 9. Phương pháp dạy Âm nhạc ở Tiểu học NXB Giáo dục 2006

10.Theo dòng âm thanh cái đẹp sải cánh

Tác giả: GS. Dương Viết Á

Nhạc viện Hà Nội – Trường CĐSP Hà Nội – 2006 11.Phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học và THCS

MỤC LỤC

STT

PHẦN 1: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

ĐẶT

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 5 (Trang 31 - 35)