- Cân đo theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trường mầm non Cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng theo
6. Kết quả đạt được so sánh đối chứng
- Sau quá trình áp dụng đề tài “một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe đề phòng tai nạn cho trẻ ở trường Mầm non” tôi thấy kết quả đạt được đó là:
* Về trẻ:
Số liệu trẻ suy dinh dưỡng và tai nạn thương tích cuối năm có so sánh đối chứng.
STT Nội dung
1 Suy dinh dưỡng thể cân nặng
2 Trẻ thấp còi
3 Trẻ bị tai nạn thương tích nhẹ
* Giáo viên, nhân viên;
- Nâng cao được kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.
* Đặc biệt là các cô nhân viên có nhiều kiến thức chế biến món ăn để tham dự nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường năm học 2017 - 2018 đạt kết quả cao.
Hình ảnh: Thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường
* Về cơ sở vật chất :
- Đồ dùng nhà bếp đã được mua trang thiết bị dồ dùng dụng cụ hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn, tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe cho các cháu được tốt .
* Mua sắm được 50% số phản ngủ cho trẻ đúng quy cách là 100 chiếc phản ngủ cá nhân cho trẻ.
* Có phòng Y tế đủ trang thiết bị Y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.
*Không có trường hợp nào của trẻ bị xảy ra tai nạn trong trường Mầm non.
*Công tác phòng tránh tốt không có đợt dịch bệnh nào lây lan vào nhà trường.
An toàn tuyệt đối không có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm trong ăn uống ở nhà trường. Không còn sự quan niệm lệch lạc như trước đây chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ là của nhân viên Y tế học đường, mà hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ nó là trách nhiệm, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, nhất là ở trường học, trách nhiệm đó nó thuộc cả về Cán bộ quẩn lý, giáo viên,nhân viên trong toàn trường phải quan tâm chăm lo đến công tác này.
* Kết quả đánh giá cho thấy công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và Y tế học đường ở trường Mầm non được trung tâm Y tế Huyện Ba vì thường xuyên kiểm tra và đánh giá xếp loại tốt, và bếp ăn an toàn thực phẩm trong tất cả các kỳ kiểm tra trong năm học 2017 – 2018.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Qua bài học kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong sáng kiến nhằm tổ chức và đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non, cùng với sự cố gắng của bản thân được sự giúp đỡ của ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên, nhân viên áp dụng và thực hiện dúng quy chế của ngành cũng như của phòng đề ra. Tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được những năm mong muốn nhất là làm sao để vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ có hiệu quả và thiết thực. Góp phần với nhà trường để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ toàn diện cũng như hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Bản thân phải luôn trau dồi kiến thức, học tập, và luôn học hỏi nâng cao sự nhận thức trong ngành và ngoài xã hội, để có biện pháp phối kết hợp với cộng đồng làm tốt nhiệm vụ được giao.