Củng cố, dặn dò

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lồng ghép lịch sử địa phương vào giảng dạy phần lịch sử việt nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 35)

IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu –

4. Củng cố, dặn dò

- Sau bài học, GV cần tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, thời gian và địa danh của sự kiện lịch sử, như ngày 19/12/1946, 17/2/1947,7/10/1947, Kế hoạch Rơve, Đông Khê,...

- GV cũng có thể gọi một số HS nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của bài nói về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược từ ngày 19/12/1946 đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

- Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm về bài học và lịch sử địa phương.

5.Hướng dẫn về nhà:

25

- Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của bài.

- Đọc trước bài 19 để tìm hiểu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) có bước phát triển mới như thế nào?

7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

Đề tài “Lồng ghép lịch sử địa phương vào phần lịch sử Việt Nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” có khả năng áp dụng vào thực tiễn dạy học Lịch sử THPT tại tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực, chất lượng giảng dạy lịch sử được nâng cao hơn, học sinh hứng thú và yêu thích môn Lịch sử hơn, vun đắp tình yêu quê hương cho các em, từ đó góp phần phát triển năng lực học sinh.

Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả của bài giảng, tôi đã tiến hành giảng dạy không có nội dung về lịch sử địa phương tại lớp 12 năm học 2016-2017 và dạy thực nghiệm tại lớp 12 năm học 2017-2018 và lớp 12 học kỳ I năm học 2018- 2019, đồng thời mời nhóm chuyên môn cùng dự giờ, rút kinh nghiệm và có kết quả như sau:

Lớp

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

- So sánh kết quả, nhận xét: Từ bảng số liệu ta thấy:

Tiết học đối chứng : Tỉ lệ HS có điểm yếu chiếm 8,3%; tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên là 80,6% nhưng điểm khá và giỏi chưa cao, trong đó học sinh đạt điểm giỏi không có.

Tiết học thực nghiệm: tỉ lệ HS có điểm yếu không còn (nhóm đối chứng là 8,3); ngược lại, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên đạt 66,7% (nhóm đối chứng là 80,6%). Tỉ lệ điểm khá, giỏi đạt tới 27,7 và 5,6% .

Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy kết quả thu được từ bài học lịch sử dân tộc có sử dụng tư liệu lịch sử địa phương đã có hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong quá trình thực nghiệm, tôi gặp phải một số khó khăn như: Thiếu nguồn tư liệu viết về địa phương, học sinh không có nhiều nguồn để sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài học. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các em rất tích cực trong việc sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương, đồng thời thể hiện sự hào hứng của học sinh trong giờ học bài giảng, tình cảm của các em đối với quê hương mình. Qua giờ học, các em có thêm những thông tin bổ ích và lý thú, một trong những động lực tạo nên sự hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh.

26

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có bảo mật

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Đối với Ban giám đốc: Quan tâm, sát sao hơn nữa trước những vấn đề đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn Lịch sử như: Tập bản đồ, các bản đồ treo tường, tranh ảnh, tài liệu địa phương… tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử.

- Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình Lịch sử cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn, lịch sử địa phương... Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động, giáo viên phải có trình độ Tin học nhất định. Cụ thể giáo viên cần phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trung tâm về đối tượng học sinh, cơ sở vật chất...

- Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, chủ động tìm hiểu về lịch sử địa phương, về cội nguồn...đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lồng ghép lịch sử địa phương vào giảng dạy phần lịch sử việt nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w