Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lồng ghép lịch sử địa phương vào giảng dạy phần lịch sử việt nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 37)

IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu –

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến

do áp dụng sáng kiến

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, có ý nghĩa lớn trong việc gây hứng thú của học sinh đối với bộ môn, cũng như phát huy chức năng giáo dục đặc biệt của bộ môn Lịch sử. Mỗi giáo viên Lịch sử cần nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, không ngừng sáng tạo và ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học. Với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học. Học sinh cảm nhận được sự đóng góp của địa phương đối với lịch sử dân tộc

Giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử về địa phương, trên có sở đó xây dựng, vun đắp tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi ”chôn rau cắt rốn”.

Kết hợp lồng ghép lịch sử địa phương và lịch sử Việt Nam giúp học sinh say mê, hứng thú học tập bộ môn và nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh

27

phổ thông. Các em đang độ tuổi thiếu niên hoặc bước sang ngưỡng cửa của thanh niên, còn nặng tình cảm, quen nhận biết từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể đến trừu tượng.

Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động.

Qua kết quả giảng dạy đã đạt được chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở trường THPT trong tỉnh với khối lớp 12 và có thể phát triển với các khối lớp khác.

Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở các trường phổ thông.

Vĩnh Yên, ngày tháng 02 năm 2019 Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019

Vĩnh Yên, ngày 15 tháng 01 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến

SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Vũ Thị Minh Nguyệt

28

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lồng ghép lịch sử địa phương vào giảng dạy phần lịch sử việt nam lớp 12 tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w