III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
2 Khuyến nghị: Để đạt được hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
2.1. Về phía GV
- Nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình cũng như nội dung, cấu trúc bài dạy để từ đó xác định tốt mục tiêu từng tiết dạy học, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, hiểu mức độ khó, dễ của các bài tập trong SGK, lựa chọn cách thức tổ chức và phương pháp tối ưu cho giờ dạy .
- Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, đảm bảo vững chắc về mặt kiến thức và sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng lựa chọn phương pháp truyền đạt.
27/29
- Chú ý đến khả năng, trình độ thực tế của HS. Do đặc điểm lứa tuổi Tiểu học còn nặng về tư duy cụ thể nên mọi kiến thức và kỹ năng văn, tiếng Việt muốn trở thành tài sản tinh thần của mỗi học sinh đều phải thông qua bài tập và phải hướng dẫn các em rất tỉ mỉ.
- Tăng cường cho HS quan sát thực tế.
- Tôn trọng học sinh, thường xuyên lắng nghe ý kiến học sinh, ứng xử khéo léo, tạo môi trường học tập tốt, thuận lợi cho sự phát triển nhân cách học sinh.
- Tăng cường dự giờ, thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp.
2.2. Về phía HS
- Có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. - Có thời gian biểu hợp lý, chuẩn bị bài tốt. - Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
- Tăng cường thực hành quan sát, đọc sách báo thường xuyên để mở rộng vốn từ.
2.3. Về phía phụ huynh
- Khuyến khích con em đọc nhiều sách báo, truyện văn học thường xuyên để mở rộng vốn từ.
- Tập cho con em mình có thói quen quan sát, miêu tả từ những điều nhỏ nhất. - Nhắc nhở con em trong giao tiếp hàng ngày.
- Động viên kịp thời khi con biết nói lời hay ý đẹp, biết quan sát và nói những câu văn hay.
- Phối hợp với GV chủ nhiệm để thường xuyên nắm bắt tình hình.
2.4. Về phía nhà trường
- Tổ chức thêm những buổi giới thiệu sách hay, mang ý nghĩa giáo dục, truyện văn học.
- Có thể tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn cho học sinh khối 4,5. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề.
- Động viên khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có nhiều thành tích.
- Lắp wifi cho các lớp học để thuận tiện cho GV tải tư liệu giúp HS dễ dàng quan sát hơn.
Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phương pháp rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan so với yêu cầu.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi thiết sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
28/29
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Phan Hương Giang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Anh (2001), Những bài văn đạt giải quốc gia bậc tiểu học, NXB Nghệ An.
2. M. Gorki (1979), Bàn về văn học tập 1, NXB Văn hóa, Hà Nội. 3. Tô Hoài (1999), Một số kinh nghiệm viết văn MT, NXB GD, Hà Nội.
4. Lê Đình Hoan (1996), Hỏi – đáp về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử, Nguyễn Trí (1995), TLV 7, NXB GD, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2006), Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới, (Dự án phát triển GV Tiểu học), NXB GD, Hà Nội.
6. Trà Ly (2006), Trắc nghiệm năng lực quan sát, NXB Trẻ. 7. Trịnh Mạnh (2001), Tiếng Việt lý thú, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Đặng Mạnh (2003), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, (1998), Văn miêu tả và kể chuyện, NXB GD. 10. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
29/29
30/29