3.4.1. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát trong giờ luyện nói
Các bài tập rèn kỹ năng quan sát, HS đều phải tự mình thực hiện. Rèn kỹ năng là phải luyện đi luyện lại, luyện cá nhân. Kết quả thực hiện bài tập của cá nhân HS phải được trình bày trong nhóm và trước lớp. Để có không khí đua khi luyện nói trước lớp, GV tổ chức giờ học thành trò chơi, mỗi cá nhân HS tham gia chơi là đại diện cho một nhóm. Có thể nhóm theo bàn, theo tổ, theo dãy bàn. Quy trình luyện nói có thể gồm các bước sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể của mỗi người.
- GV ra nhiệm vụ quan sát, có thể quan sát một đối tượng trong cuộc sống, quan sát từ bài đọc, từ tranh.
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói
- GV nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện nói về nội dung bài nói và hình thức trình bày.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương nói cho nhóm mình.
- HS trao đổi trong nhóm để thống nhất đề cương thể hiện kết quả quan sát của mình. Cá nhân chuẩn bị.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện nói trong nhóm.
- GV tổ chức cho học sinh tập trình bày kết quả quan sát của cá nhân trong tổ, nhóm.
- HS trong tổ nhận xét.
- GV theo dõi, yêu cầu nhiều học sinh luyện nói.
Hoạt động 4:Tổ chức cho HS nói trước lớp.
21/29
- GV gọi hoặc các nhóm cử đại diện lên bảng quay xuống các bạn và trình bày kết quả quan sát của nhóm.
- GV yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét.
Hoạt động 5:Tổ chức cho HS nhận xét về ưu nhược điểm trong việc trình bày miệng của bạn vừa nói trước lớp.
- GV tổ chức cho HS nhận xét.
- GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể.
3.4.2. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát trong giờ luyện
viết.
Luyện viết có thể được thực hiện trong giờ TLV viết, có thể chỉ là một phần của giờ luyện nói, có thể được giao về nhà. Nhưng luyện viết phải có yêu cầu từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bước đầu của luyện viết là các em viết lại kết quả quan sát theo một bài tập. Sau đó là viết lại theo kết quả quan sát của nhóm, và của lớp. Viết lại những gì các em đã có nội dung trong đầu, thêm vào đó là liên tưởng, tưởng tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của các em, bài viết đó sẽ dễ viết hơn. Quy trình luyện viết có thể diễn ra như sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết văn và trình bày ý của mỗi người.
- GV ra nhiệm vụ miêu tả đối tượng được quan sát
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung viết
- GV nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện viết về nội dung bài viết và các bước trình bày một đoạn 1 bài hoặc một dàn ý…
- Gv cho HS thực hiện hoạt động cá nhân.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện viết.
- GV yêu cầu mỗi cá nhân vận dụng kĩ năng của bản thân, tự mình hoàn thành bài viết.
- GV theo dõi nếu HS nào gặp khó khăn thì giúp đỡ
3.4.3. Tổ chức các trò chơi, cuộc thi để luyện nói, trình bày kết quả quan sát theo chủ điểm
Tổ chức trò chơi để luyện nói có thể theo quy trình sau: Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ...)
22/29
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm...
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải (đáp án) của cuộc chơi (nếu có)
Bước 3: Làm mẫu
Bước 4: Thực hiện trò chơi
Bước 5: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi
Bước này bao gồm những việc làm sau: GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.