THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 –

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học đề tài CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC đối VỚI NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTIC VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 –

GIAI ĐOẠN 2018 – 2021

2.2.1. Dịch vụ vận tải

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2021, khối lượng vận chuyển hàng hóa của nước ta ước đạt 1,19 tỷ tấn giảm 5,6% so với 9 tháng năm 2020. Luân chuyển đạt 242,81 tỷ tấn.km, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

Hình: Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam các tháng giai đoạn 2019-2021

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ cục thống kê

Xét theo cơ cấu vận tải trong nước và ngoài nước, 9 tháng năm 2021, vận tải trong nước đạt 1,17 tỷ tấn giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hàng hóa trong nước đạt 143,87 triệu tấn.km, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa ngoài nước đạt 19,94 triệu tấn, giảm 18,9%; luân chuyển đạt 98,94 triệu tấn.km, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, vận chuyển hàng hóa trong nước vẫn chiếm tỷ trọng chính (98,56%) trong khi vận tải ngoài nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ (1,44%).

Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê

Xét theo phương thức vận chuyển, đường bộ vẫn là phương thức chiếm ưu thế khi chiếm 74,7% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa trong 9 tháng năm 2021, tiếp theo là đường thủy nội địa, chiếm 19,84%, đường biển chiếm 5,10%. Khối lượng vận chuyển bằng đường sắt và đường hàng không còn rất hạn chế, chiếm lần lượt 0,34% và 0,02% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong 9 tháng năm 2021.

So với cùng kỳ năm 2020, 9 tháng năm 2021, vận chuyển đường sắt và đường biển tăng lần lượt 10% và 3,6% ngược lại vận chuyển đường thủy nội địa, đường bộ và đường hàng không giảm lần lượt 1%, 7,4% và 9,7%.

2.2.2. Dịch vụ kho bãi

Hiện nay, 53,7% doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cung cấp dịch vụ kho bãi. Dịch vụ kho bãi tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Vấn đề được quan tâm hiện nay là công nghệ quản lý kho và vốn đầu tư phát triển kho bãi nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và xuất nhập khẩu, nhất là kho đông lạnh và dây chuyền cung ứng hàng đông lạnh.

Hầu hết chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện được điều hành bởi các nhà cung cấp vừa và nhỏ, cũng như không tập trung. Do vậy, đầu tư vào trung tâm kho lạnh vẫn là một lĩnh vực có dư địa lớn. Hơn nữa, mảng logistics lạnh (trong đó có kho lạnh) ở Việt Nam là phân khúc ngách của ngành logistics, nhưng đang phát triển “nóng” nhất. Trước khi có dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mảng này đã

ở mức 11%-12%. Thực tế, nguồn cung kho lạnh chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam do nhu cầu lớn, với khoảng 60% thị phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn cung bị hạn chế. Nhất là yêu cầu kho lạnh trong khi vận tải biển gặp khó khăn. Nhu cầu tăng đột biến đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp logistics phải tăng tốc đổi mới, ứng dụng công nghệ mới để bắt kịp các xu hướng và yêu cầu của khách hàng. Logistics chuỗi lạnh đặc biệt phải tìm cách để tăng hiệu quả trong quá trình vận chuyển.

Tính đến tháng 9/2021, cả nước có 48 kho lạnh với công suất 600.000 pallets. Trong đó miền Nam có 36 kho lạnh với công suất 526.364 pallets. Miền Trung có 1 kho lạnh với công suất 21.000 pallets và miền Bắc có 11 kho lạnh với công suất 54.780 pallets. Khoảng 80% kho lạnh có tỷ lệ sử dụng cao. Tỷ lệ sử dụng kho mát thấp.

2.2.3. Dịch vụ giao nhận

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do hãng Agility công bố cho thấy Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu năm 2021, đồng nghĩa với dịch vụ giao nhận cũng có rất nhiều tiến bộ.

Tuy bị ảnh hưởng do Đại dịch Covid-19 nhưng 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển vẫn giữ được mức hoạt động tương đối tốt khi hàng hóa vận chuyển tăng 14.6% so với cùng kỳ năm 2020.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch giao nhận, vận tải đang tích cực công tác chuyển đổi số ứng dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo... vào công việc hàng ngày cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ logistics, hạ thấp chi phí logistics, qua đó nâng cao một bước năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu

trong và sau dịch Covid-19. Đây cũng là mục tiêu hiện nay là nâng cao chất lượng dịch vụ gia tăng cao của dịch vụ 3PL mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải đang cung cấp.

2.2.4. Dịch vụ khai báo hải quan

Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan, hay còn gọi là đại lý hải quan là loại hình dịch vụ nằm trong chuỗi dịch vụ được cung ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đây là loại hình dịch vụ logistics chính mà hiện nay được gần 90% các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam cung cấp và mức độ áp dụng công nghệ thông tin cao nhất trong các loại hình dịch vụ logistics.

Đại lý hải quan là một trong những dịch vụ logistics được điều chỉnh bởi Luật Hải quan và nhiều văn bản dưới luật. Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật này bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho đại lý hải quan phát triển, hoạt động có hiệu quả và có tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ hàng hóa được thông quan thông qua doanh nghiệp đại lý hải quan hiện còn thấp. Một trong các nguyên nhân là do:

- Chưa có sự khác biệt khi làm thủ tục hải quan thông qua đại lý hải quan. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu với doanh nghiệp thông qua đại lý hải quan khi thực hiện thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu là như nhau, thậm chí về thủ tục giấy tờ cần xuất trình cho cơ quan hải quan còn nhiều hơn doanh nghiệp xuất nhập khẩu bình thường khác: Ví dụ phải xuất trình thêm trong bộ hồ sơ hải quan gồm hợp đồng đại lý hải quan, thẻ nhân viên đại lý hải quan, quyết định công nhận đại lý hải quan.

- Chưa có chế độ ưu tiên, ưu đãi riêng khi doanh nghiệp thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua đại lý hải quan.

- Các đơn vị kiểm tra chuyên ngành chưa chấp nhận chữ ký số đại lý hải quan để thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với khoảng 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tồn tại lớn nhất của đại lý hải quan hiện nay là nhiều đại lý hải quan chưa được thay mặt chủ hàng dùng chữ ký số của đại lý để thực hiện các công việc kiểm tra chuyên ngành. Cần mở rộng dịch vụ đại lý hải quan cả về số lượng lẫn chất lượng để tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Tổng cục Hải quan đang tiến hành phát triển đại lý hải quan và đào tạo cán bộ làm đại lý hải quan để đáp ứng yêu cầu trên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học đề tài CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC đối VỚI NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 40 - 43)