CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học đề tài CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC đối VỚI NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGÀNH LOGISTIC KHI THAM GIA EVFTA

3.5.CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Các tỉnh, thành phố trên cả nước quan tâm hơn nữa trong việc phát huy tối đa lợi thế về địa kinh tế và liên kết vùng, kết hợp công tác thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí logistics cho các doanh nghiệp.

Đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới cần quán triệt quan điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng thêm

phần giá trị gia tăng của các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, mặt khác cần thay đổi quan niệm “mua CIF, bán FOB” để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước tham gia nhiều hơn trong việc cung ứng dịch vụ logistics quốc tế.

KẾT LUẬN

Logistics tại Việt Nam sau khi tham gia EVFTA nhìn chung vẫn đang là một lĩnh vực có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Đây vẫn là một ngành đang phát triển mạnh mẽ tuy nhiên vẫn còn non trẻ. Tính đến nay EVFTA đã bắt đầu được hơn 1 năm kể từ tháng 8 năm 2020 và dưới tác động của Covid-19 Logistics Việt Nam vẫn đang không ngừng vươn mình phát triển và có nhiều thay đổi trong cơ cấu và dịch vụ.

Từ bài nghiên cứu trên nhận thấy Logistics Việt Nam đứng trước cơ hội EVFTA vẫn đang còn nhiều điểm yếu cần phát triển như các vấn đề liên quan tới nguồn nhân lực, các vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng và giá cả dịch vụ vẫn còn quá cao trong khi thị trường Logistics Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ.

Để nâng cao gia trị của ngành Logistics tại Việt Nam vẫn cần nhiều thời gian và nổ lực từ cả doanh nghiệp và chính phủ. Đẩy mạnh phát triển loại hình vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nhất là đối với hàng hóa quá cảnh. Hình thành các trung tâm logistics ở nước ngoài làm đầu cầu, tập kết và phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường quốc tế. Tăng cường liên kết với các hiệp hội và DN dịch vụ logistics khu vực ASEAN và trên thế giới. Vận động thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với thị trường toàn cầu, nhằm hình thành các trung tâm logistics ở nước ngoài làm đầu cầu, tập kết và phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường quốc tế.

Vì thời gian nghiên cứu và kiến thức hạn chế nên bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót và chủ quan. Nhóm tác giả rất mong nhận được thêm những ý kiến nhận xét đóng góp từ các thầy cô hướng dẫn để hoàn thành đề tài nghiên cứu tốt hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học đề tài CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC đối VỚI NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 62 - 65)