6. Kết cấu của luận án
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.4.2.1. Hạn chế
Trong giai đoạn 2016 – 2020, việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ dù đã có một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể: Quy mô phát triển NLTC còn thấp, có xu hướng sụt giảm; chất lượng phát triển NLTC chưa được đảm bảo; việc thu hút các nguồn lực xã hội tiến triển chậm,…
3.4.2.1. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân thuộc về cơ quan quản lý: NSĐP của tỉnh Phú Thọ còn khó khăn, trong khi nguồn tài chính hỗ trợ từ NSTƯ để tổ chức cho các hoạt động ĐTN còn hạn hẹp; chính sách học phí chưa đáp ứng yêu cầu là nguồn tài chính quan trọng để góp phần bảo đảm chi phí ĐTN;…. thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với nhiệm vụ đào tạo của CSĐT nghề.
Nguyên nhân thuộc về các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ: Các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn tâm lý ỷ lại, ngại đổi mới, trông chờ chủ yếu vào nguồn từ NSNN; chưa dự báo nguồn nhân lực sát thị trường lao động có tính đến xu hướng phát triển kinh tế;…. chưa tự chủ động liên kết, đào tạo theo đơn đặt hàng, đảm bảo đầu ra cho học viên sau tốt nghiệp; công tác tuyển sinh ĐTN chưa đạt kết quả cao,…
Nguyên nhân khác: Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng lao động ở độ tuổi từ 15 tại tỉnh Phú Thọ bị sụt giảm, người dân vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về ĐTN,… Năm 2020, ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đã tác động đến phát triển NLTC cho ĐTN tại tỉnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong giai đoạn 2016 - 2020, bên cạnh một số kết quả đã đạt được, thực trạng phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ vẫn còn rất nhiều những khó khăn và hạn chế. Trong khi với xu hướng hội nhập quốc tế, mở rộng thị trưởng lao động, nâng cao năng lực tự chủ và tính trách nhiệm về tài chính thì NLTC được phép sử dụng và khai thác tại các CSĐT nghề công lập là khá phong phú: Nguồn từ NSNN, thu từ học phí, nguồn từ tín dụng, nguồn khác từ hoạt động sự nghiệp về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nguồn từ tài trợ của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước…. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ vẫn chủ yếu dựa vào nguồn từ NSNN, chưa phát triển được các NLTC khác cho ĐTN tại cơ sở.
Trong chương III đã sử dụng mô hình để nghiên cứu tác động của các nhân tố đến mức học phí kỳ vọng của học viên tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. Qua mô hình nghiên cứu, kết quả là phần lớn các yếu tố đều thuận chiều với phương án đưa ra, đây là cơ sở để đưa ra giải pháp về đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh, thúc đẩy các CSĐT công lập của tỉnh Phú Thọ tăng cường mối quan hệ với DN và nhà tuyển dụng lao động, tăng cường các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng, đảm bảo đầu ra về việc làm cho học viên theo học nghề tại tỉnh Phú Thọ. Về thực thi các chính sách của Nhà nước, cũng như triển khai hoạt động tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh còn bộc lộ những hạn chế. Phân tích đã chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển NLTC tại các CSĐT công lập của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn nghiên cứu.
Chương IV:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG LẬP
CỦA TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đào tạo nghề và nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ
4.1.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ xác định việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh là nhiệm vụ quan trọng. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng NLTC, gắn ĐTN với nhu cầu thị trường lao động; Tạo cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước đối với GDNN. Đổi mới phương thức giao chỉ tiêu kế hoạch và bố trí ngân sách theo cơ chế đặt hàng nghiệm thu sản phẩm.
4.1.2. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu chung: Sắp xếp, củng cố hệ thống cơ sở GDNN trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập,…
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, tỷ lệ tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp trở lên trong tổng số tuyển sinh GDNN đạt khoảng 35%, trong đó có ít nhất 90% người học có việc làm sau đào tạo;… Đến năm 2030, tỷ lệ đào tạo trình độ trung cấp trở lên trong tổng số tuyển sinh GDNN đạt khoảng 45%, trong đó ít nhất có 95% người học có việc làm sau đào tạo.
4.2. Quan điểm về phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú thọ
- Quan điểm chung: Hoạt động đầu tư NLTC cho ĐTN là đầu tư phát triển; pháp phát triển NLTC theo hướng tăng tỷ trọng nguồn tài chính ngoài NSNN đối với các CSĐT nghề công lập;,…
- Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ: Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN; bảo đảm quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, xây dựng cơ chế đánh giá độc lập; tạo cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước đối với GDNN,...
4.3. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạonghề công lập của tỉnh Phú Thọ nghề công lập của tỉnh Phú Thọ
4.3.1. Các giải pháp đối với Cơ quan quản lý các cơ sở đào tạo nghềcông lập của tỉnh Phú Thọ công lập của tỉnh Phú Thọ
- Đầu tư tập trung, hình thành trường nghề chất lượng cao - Thực hiện đầu tư theo nghề trọng điểm
- Đổi mới cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ theo kết quả đầu ra
- Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề
- Tăng cường hợp tác với quốc tế về đào tạo nghề
4.3.2. Các giải pháp đối với các Cơ sở đào tạo nghề công lập củatỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế đối với GDNN - Đẩy mạnh các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng, liên doanh liên kết với doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo và đẩy mạnh truyền thông để gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động
- Tăng cường công tác hướng nghiệp, tư vấn tuyến sinh ĐTN - Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề công lập.
4.4. Kiến nghị
4.4.1. Đối với Chính phủ
Mở rộng các chính sách tín dụng; Hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực ĐTN; Hoàn thiện chế độ thu học phí và chính sách hỗ trợ học viên,…
4.4.2. Về phía Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, các Bộ,ngành và cơ quan quản lý khác ngành và cơ quan quản lý khác
Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát và ban hành danh mục các nghề trọng điểm cho phù hợp; tăng nguồn kinh phí hỗ trợ ĐTN,….; Bộ kế hoạch và đầu tư nâng cao năng lực dự báo; Bộ tài chính chủ trì tổng hợp, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực GDNN;…. NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, triển khai các chính sách tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng của các CSĐT nghề.
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Trên cơ sở định hướng và mục tiêu chung của tỉnh Phú Thọ, chương 4 đã đề xuất một số giải pháp phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp này sẽ góp phần triển khai các chương trình, đề án đổi mới cơ bản hệ thống các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ một cách có hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong đó, đề xuất phải xác định giá dịch vụ của CSĐT nghề công lập phù hợp với chất lượng, đảm bảo yêu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề và hợp tác quốc tế, đào tạo nghề trọng điểm; gắn kết các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để tăng cường liên kết và đào tạo theo đơn đặt hàng, đảm bảo công ăn việc làm cho học viên sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, đa dang hóa các hình thức tư vấn tuyển sinh để nâng cao nhận thức của xã hội về những lợi ích của học nghề. Bên cạnh đó, các CSĐT nghề công lập cần mạnh dạn khai thác các NLTC ngoài NSNN, đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng đào tạo nghề, từ đó nâng cao tính tự chủ, mở rộng quy mô tuyển sinh. Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hoạt động đầu tư, tài trợ của doanh nghiệp và xã hội hóa đào tạo nghề. Trình tự thực hiện giải pháp này còn phụ thuộc vào điều kiện để thực hiện, nhưng sẽ chỉ đạt được hiệu quả cao khi đảm bảo tính đồng bộ. Nếu các giải pháp trên được triển khai và thực hiện một cách đồng bộ, sẽ giúp các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ đảm bảo chủ động được nguồn tài chính cho các hoạt động, cải thiện chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín và thương hiệu của cơ sở, giúp đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN ngày càng hạn chế thì việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập là rất cần thiết. Trên thực tế, những năm qua tại tỉnh Phú Thọ, việc phát triển nguồn lực xã hội vào các CSĐT nghề công lập của tỉnh còn khó khăn và hạn chế, dù đã có nhiều chủ trương, chính sách theo hướng tăng cường, tự chủ và trách nhiệm giải trình, tuy nhiên mới chỉ bước đầu triển khai tại địa phương. Vì vậy, với nền kinh tế hội nhập và công nghệ 4.0 như hiện nay, việc phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa rất quan trọng. Các nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài đã giải quyết được như sau:
- Hệ thống và phân tích các luận cứ khoa học về sự cần thiết phải phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. Thống nhất về quan niệm, nội dung, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ theo quy mô và chất lượng.
- Phân tích thực trạng phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. Khảo sát mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức học phí kỳ vọng tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ để từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là khó khăn và vướng mắc trong phát triển các nguồn ngoài NSNN cho đào tạo nghề.
- Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề của các nước nói chung, của tỉnh Phú Thọ nói riêng, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NLTC tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh theo hướng phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Đồng thời, tích cực phát triển các NLTC từ đóng góp của người học, tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo liên doanh, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo nghề với các CSĐT nghề công lập của tỉnh.
- Để thực hiện được các giải pháp đề xuất, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, các Sở, ngành và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ phát triển NLTC trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm (2006- 2016) vềthực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về XXH dịch vụ công, Hà Nội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), “Báo cáo tổng kết việc thựchiện chủ trương, chính sách của Đảng về xã hội hóa dịch vụ công” số 229/LĐTBXH-KHTC ngày 19/01/2017, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Kỷ yếu các đề tài cấp bộ giai đoạn 2000 – 2006, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Quyết định số 784/2013/QĐ-BLĐTBXH phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Quyết định số 854/2013/QĐ-BLĐTBXH phê duyệt “Nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến 2020”, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Dự thảo Kế hoạch thực hiện Đề án Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT- BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, Hà Nội.
10. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê từ 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
12. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước, NXB tài chính, Hà Nội.
13. Firdaus (2005), Sự phát triển của giáo dục đại học (HEdPERF): Một công cụ đo lường mới về chất lượng dịch vụ cho ngành giáo dục đại học, (Doctoral dissertation), University of wah, Pakistan.
14. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính-tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội.
15. Trương Anh Dũng (2015), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam đến năm 2020”
luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.
16. Trương Anh Dũng (2014), “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính dạy nghề” Tạp chí Tài chính số 3, tháng 5/2014, Hà Nội.
17. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.