Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 028 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử CHO hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 105 - 107)

3.3.1.1. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Môi trường kinh tế xã hội ổn định là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của mọi người dân mới được cải thiện, quan hệ kinh tế mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại. Kinh tế xã hội có phát triển thì mới có thể mở rộng đối tượng phục vụ của mình.

Để tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định, các cơ quan quản lý nên tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu để cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Nếu thực hiện tốt các chính sách đó, nền kinh tế xã hội sẽ thúc đẩy NHĐT phát triển.

3.3.1.2. Nâng cao hiểu biết và trình độ của người dân

Nhà nước cần có chính sách mang tầm cỡ quốc gia để hướng dẫn, chỉ đạo từng bước và đồng bộ làm thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân. Dù cơ sở hạ tầng CNTT và hành lang pháp lý của Việt Nam đã có những tín hiệu tốt, nhưng thói quen mua sắm và việc thiếu giải pháp đồng bộ khiến TMĐT Việt Nam ì ạch bởi khúc mắc ở khâu thanh toán.

Nhà nước cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về CNTT và TMĐT. Đối với chương trình dạy học, Nhà nước và các trường đại học cần phải đưa thêm các môn học về TMĐT, thanh toán điện tử và CNTT vào chương trình đào tạo của các trường, cải cách học đi đôi với thực hành để sinh viên - nguồn nhân lực tương lai - sẽ có kiến thức và sự vận dụng trong CNTT và TMĐT.

3.3.1.3. Đẩy mạnh hạ tầng công nghệ và thông tin quốc gia

Đây là điều kiện quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho việc phát TMĐT nói chung và các hoạt động ngân hàng nói riêng. Hiện nay, ngành công nghiệp truyền thông của nước ta vẫn còn mang tính độc quyền cao, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã tăng đáng kể nhưng vẫn còn ít so với khu vực và trên thế giới, với chất lượng dịch vụ chưa hoàn toàn đảm bảo trong khi giá cước vẫn cao. Ngoài ra, nhà nước cũng cần nhanh chóng mở rộng mạng lưới viễn thông đến mọi vùng, miền trên đất nước để các ngân hàng có thể thiết lập sự hiện diện của mình, tăng cường khả năng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, nhà nước phải có chiến lược đầu tư thỏa đáng để nâng cao mức độ bảo mật của hệ thống thông tin quốc gia, qua đó đảm bảo an toàn cho các giao dịch, tạo lòng tin cho các bên tham gia TMĐT. Nguồn vốn đầu tư cho CNTT của các ngân hàng còn hạn chế nên việc đầu tư còn nhỏ lẻ. Do đó, các ngân hàng cần phải thay đổi để thích ứng các công nghệ mới. Để làm được điều đó, có thể đưa ra các biện pháp sau:

- Nâng cấp hạ tầng truyền thông quốc gia;

- Hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ thanh toán của các ngân hàng:

+ Trang bị máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực thanh toán. Chủ động xây dựng các chương trình phần mềm, các trung tâm xử lý dữ liệu của ngành ngân hàng phục vụ cho hoạt động thanh toán hiện đại.

+ Ứng dụng công nghệ xử lý thanh toán đại chúng với khối lượng lớn.

+ Phát triển các trung tâm xử lý TTĐTLNH, đẩy nhanh tốc độ thực thi Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam;

- Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thanh toán của các ngân hàng.

3.3.1.4. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

Các cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp như sau:

- Chỉ đạo tích cực công tác triển khai kế hoạch phát triển TMĐT ở các địa phương.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMĐT.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về TMĐT. Nội dung tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia giao dịch TMĐT như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm,.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình TMĐT phù hợp; khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,. đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch,. tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT sau này.

Một phần của tài liệu 028 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử CHO hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w