Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 028 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử CHO hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 107 - 111)

3.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý đối với các dịch vụ Ngân hàng điện tử

Bên cạnh những nỗ lực của NHTM, NHNN cũng cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ NHĐT với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật trong ngành ngân hàng, đặc biệt những vấn đề liên quan đến giao dịch NHĐT, làm cơ sở cho các ngân hàng trong quá trình triển khai dịch vụ NHĐT và giải quyết tranh chấp với khách hàng.

Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản dưới luật về quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn

bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Cần có khung pháp lý hoàn chỉnh quản lý dịch vụ NHĐT, trong đó có những quy định về các tiêu chuẩn an toàn, điều kiện hoạt động và các quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng. Để tránh sự khó kiểm soát, NHNN cũng cần thành lập hệ thống cơ quan quản lý, xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng.

3.3.2.2. Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán

Tập trung phát triển hệ thống TTĐTLNH vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động. Hệ thống TTĐTLNH cần được xây dựng với giao diện mở rộng có thể sẵn sàng kết nối với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối khi những hệ thống này sẵn sàng.

3.3.2.3. Tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng Việt Nam giao lưu với ngân hàng trong khu vực và trên thế giới

Ngân hàng Nhà nước cần là đầu mối khuyến khích sự liên kết hợp tác giữa các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Trước mắt, NHNN cần phải giúp các NHTM trong việc kết nối hệ thống máy ATM, tránh tình trạng phát triển phân tán như hiện nay.

NHNN cần phải tranh thủ hơn nữa các quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính trên thế giới. Trên cơ sở đó, NHNN có thể kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tư như Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ.

về các dịch vụ ngân hàng hiện đại để nâng cao trình độ của các cán bộ NHTM giúp các NHTM phát triển và khai thác thành công các dịch vụ của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng, có rất nhiều cơ hội cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng cũng không ít thách thức đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực hết mình để vượt qua. Tìm ra các giải pháp để phát triển dịch vụ có lẽ là bài toán hóc búa cho tất cả các ngân hàng. Ở chương 3, tác giả đã đề xuất một vài giải pháp để các Ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng và kiến nghị dành cho Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các ngân hàng cần tìm ra hướng đi và giải pháp phù hợp nhất với tình hình thực tế của ngân hàng để có thể phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử một cách hiệu quả và tạo ra một kênh dịch vụ ngân hàng an toàn, lợi ích cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đương đầu với những thách thức mới trên thị trường, ngành ngân hàng thế giới luôn theo đuổi hai mục tiêu chiến lược, đó là cạnh tranh toàn cầu và không ngừng phát triển khoa học công nghệ. Ngành ngân hàng ngày nay đang dần thay thay thế phương thức hoạt động truyền thống bằng phương thức mới. Đó chính là ngân hàng điện tử. Khái niệm ngân hàng điện tử tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam, song để phát triển thương mại điện tử thì việc tiến hành ngân hàng điện tử là điều thiết yếu, giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Về lý luận, Luận văn đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như vai trò quan trọng và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong điều kiện hiện nay. Về thực tiễn, Luận văn đã đưa ra mục tiêu, quan điểm, định hướng chiến lược và giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên tình hình thực tế triển khai và kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Quản lý và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử là phức tạp và cũng rất khó khăn để có thể đề cập đến tất cả những vấn đề có liên quan trong khuôn khổ Luận văn này, vì vậy Đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô để bài Luận văn được hoàn thiện hơn.

1. TIẾNG ANH

1.1. Bao Tran Tran, Bernice Ong, Scott Weldon (2015), Vietnam Banking Industry Report, Duxton Asset Management.

1.2. KPMG (2013), Vietnam Banking Survey.

1.3. McKinsey&Company (2014), Digital Banking - Winning approaches in a new generation of financial services, McKinsey’s Financial Instutions Practice.

2. TIẾNG VIỆT

2.1. Linh Anh (2014), “Internet Banking, Chìa khóa phát triển ngân hàng bán lẻ”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, (2(142)), 16.

2.2. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Sách trắng Công nghệ thông tin - tuyên truyền Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

2.3. Phan Thái Dũng, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học (2014), “Ngành Ngân hàng chủ động phòng ngừa, ứng phó với tội phạm công nghệ cao”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, (5(145)), 8-9.

2.4. ThS.Nguyễn Thị Vân Khánh (2014), “Hệ thống thanh toán hiện đại & năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, (4(144)), 18-20.

2.5. PGS.TS.Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

2.6. TS.Dương Hồng Phương (2014), “Thanh toán thẻ phát triển nhanh hướng dần đến bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (13), 17-20.

2.7. TS. Đỗ Thị Lan Phương (2014), “Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (6), 17-19.

TMCP Công thương Việt Nam các năm 2012 đến 2014.

2.10. Ngân hàng BIDV, Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam các năm 2012 đến 2014.

2.11. Ngân hàng Techcombank, Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam các năm 2012 đến 2014.

Một phần của tài liệu 028 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử CHO hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w