Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2011-2014 (nghìntỷ)

Một phần của tài liệu 164 HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN của hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 25 - 28)

1.2.3.1. Nghiên cứu ở trạng thái động

a. Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn:

Bản chất của phương pháp này là đo lường những thay đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của ngân hàng. Dựa trên các thành phần chủ yếu là tiền gửi và cho vay, kết quả nhận được là đo lường được lượng cung cầu thanh khoản. Quá trình đo lường được thực hiện qua ba bước:

B ước 1: Dự tính nhu cầu tiền gửi và nhu cầu vay vốn ở kỳ kế hoạch. B ước 2: Tính toán các thay đổi trong tiền gửi và cho vay ở kỳ kế hoạch. B ước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng (NLP) ở kỳ kế hoạch.

Hai phương pháp dự báo nhu cầu tiền gửi và vay vốn nổi bật mà ngân hàng sử dụng:

Xây dựng mô hình dự báo

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu gửi tiền và vay vốn của khách hàng, sử dụng mô hình kinh tế lượng với các hàm:

Δ (tiền gửi khách hàng) = f (%Δ GD PP∕c,i, π, TN...) Δ (cho vay khách hàng) = f (%Δ GD P,MS,i, π.)

Nhà quản lý thanh khoản có thể dự tính được yêu cầu thanh khoản đối với ngân hàng bằng cách sử dụng mô hình nêu trên, cụ thể:

Thâm hụt (-), thặng dư (+) dự tính = thay đổi dự tính trong tổng tiền gửi - thay đổi dự tính trong tổng cho vay.

Xây dựng đường xu hướng

Thay vì dự tính lượng cho vay và tiền gửi của khách hàng như phương pháp xây dựng mô hình dự báo, ở phương pháp xây dựng đường xu hướng, sự tăng trưởng của cho vay và tiền gửi của khách hàng được dự báo và phân chia thành ba bộ phận chính:

- Phần xu hướng: ngân hàng ước tính phần này bằng cách xây dựng một đường xu thế có sử dụng giá trị tại các thời điểm cuối năm, cuối quý, cuối tháng đối với tổng tiền gửi và cho vay trong vòng ít nhất 10 năm gần đây (thời gian để dự báo cần đủ dài để xác định xu hướng hay tỷ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân).

12

- Phần mùa vụ: trên cơ sở so sánh với mức tiền gửi và cho vay tại thời điểm cuối năm gần nhất, sự thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay của khách hàng dưới tác động của yếu tố thời vụ được đo lường trong những tuần, tháng nhất định.

- Phần chu kỳ: phần này bằng phần xu hướng và phần mùa vụ. Phần chu kỳ phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong năm, thể hiện sự sai lệch so với tổng lượng tiền gửi và cho vay dự tính.

b. Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Phương pháp này xác định ra yêu cầu thanh khoản của ngân hàng bằng cách dựa vào việc phân chia cơ cấu nguồn vốn huy động theo khả năng nguồn vốn bị rút ra khỏi ngân hàng. Chính cơ chế đó tạo nên điểm đặc biệt của phương pháp này là chỉ quan tâm đến cầu thanh khoản và được thực hiện qua bốn bước:

Bước 1: Nguồn vốn được phân chia thành ba nhóm, gồm:

- Nguồn vốn nóng: tiền gửi và vốn vay nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch.

- Nguồn vốn kém ổn định: các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó có một phần đáng kể ( khoảng 30%) sẽ có thể bị rút khỏi ngân ngân hàng tại một thời điểm trong kỳ kế hoạch.

- Nguồn vốn ổn định: Nhà quản trị ngân hàng tin tưởng chắc chắn khoản mục vốn này ít có khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng.

Bước 2: Xác định yêu cầu dự trữ thanh khoản cho nguồn vốn trên

Tùy theo những nguyên tắc quản lý đối với mỗi nhóm vốn trên, nhà quản trị thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản để dự trữ.

Bước 3: Xác định yêu cầu cho các khoản vay có chất lượng

Ngân hàng sẽ luôn phải sẵn sàng đáp ứng các khoản vay chất lượng, các khoản vay thỏa mãn được các tiêu chuẩn mà ngân hàng đặt ra. Điều đó đồng nghĩa với việc khi mà các khoản vay đó được thực hiện, ngân hàng cẩn phri có dự trữ thanh khoản hợp lý bởi vì người đi vay sẽ sử dụng số tiền vay trong một khoảng thời gian, và vốn sẽ ra khỏi ngân hàng.

Bước 4: Xác định tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng

Tổng dự trữ thanh khoản = dự trữ thanh khoản vốn + dự trữ thanh khoản cho vay

13

c. Phương pháp thang đáo hạn

Phương pháp thực hiện việc so sánh các dòng tiền ra và vào ngân hàng trong một thời kỳ nhất định trong tương lai, có thể là một ngày, một tuần, một tháng để đo lường rủi ro thanh khoản. Gồm ba bước sau:

Bước 1: Xác định tổng dòng tiền vào: Các dòng tiền vào có thể do:

- Tài sản có đến hạn

- Bán các tài sản chưa đến hạn - Nhận tiền gửi mới

- Thu nhập bằng tiền mặt (lãi) - Dòng vào từ các nghiệp vụ khác

Các dòng tiền này có thể được phân loại căn cứ vào ước tính của ngân hàng về dòng tiền hoặc được sắp xếp theo thứ tự ngày mà các tài sản có đáo hạn.

Bước 2: Xác định tổng dòng tiền ra Các dòng tiền ra có thể do:

- Tài sản nợ đến hạn

- Giải ngân theo hạn mức tín dụng và cam kết ngoại bảng bằng tiền mặt - Dòng tiền ra từ các nghiệp vụ khác

Các dòng tiền ra có thể được phân chia và sắp xếp theo thứ tự ngày mà các tìa sản

nợ đáo hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền rút vốn gửi trước

hạn, hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách đột xuất.

Bước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng

Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = tổng dòng tiền vào - tổng dòng tiền ra Có thể xảy ra các tình huống sau:

• NLP < 0: Đây là trạng thái thâm hụt thanh khoản. Đây là tình trạng mà tổng dòng tiền ra vượt quá tổng dòng tiền vào, ngân hàng phải tìm kiếm nguồn tiền thích hợp để bù đắp thanh khoản.

• NLP > 0: Trạng thái thặng dư thanh khoản. Là khi dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra, ngân hàng cần sử dụng nguồn thặng dư này một cách hợp lý.

, Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác

Tông tài sản

Một tỷ lệ tiền mặt cao hơn ngụ ý rằng ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời.

a. Chỉ số về chứng khoán thanh khoản:

14

Một phần của tài liệu 164 HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN của hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 25 - 28)