Biểu đồ 2.6: Thu nhập của ACB 2011-2014 (tỷ đồng) Biểu đồ 2.7: So sánh LNST của các NH 2011-2014 (tỷ đồng)

Một phần của tài liệu 164 HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN của hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 28 - 83)

kỳ hạn tài sản nợ.

Trong cả ba tình huống trên, nhà quản trị thanh khoản đều có thể xác định yêu cầu thanh khoản theo các kịch bản. Nghĩa là đối với trạng thái thanh khoản của ngân hàng, các tình huống trên được đưa ra cùng với xác suất có thể xảy ra các tình huống đó.

- Theo đó, tình huống thanh khoản tốt nhất sẽ là tình huống mà tổng dòng tiền vào hay còn gọi là lượng tiền gửi, có mức tăng trưởng vượt quá dự tính của các nhà quản lý và đạt mức cao nhất. Cùng với đó là tổng dòng tiền ra hay còn gọi là nhu cầu xin vay vốn hạ thấp hơn ước tính, đạt mức thấp nhất trong những ghi nhận về tăng trưởng trong cho vay của ngân hàng. Thời điểm đó là lúc áp lực đối với dự trữ thanh khoản là thấp nhất.

- Tình huống thanh khoản xấu nhất: ngược lại với tình huống thanh khoản tốt nhất, tức sự tăng trưởng của tiền gửi là thấp nhất còn tăng trưởng nhu cầu xin vay đạt mức cao nhất.

- Tình huống thanh khoản trung bình: nằm ở giữa hai tình huống trên và đây là tình huống có khả năng xảy ra cao nhất trong thực tế.

Yêu cầu thanh khoản dự tính = ∑Pr (xi) * NLP Trong đó:

Xi: các kịch bản được xây dựng. Pr(xi): xác suất kịch bản i xảy ra. NLP: trạng thái thanh khoản của Xi.

1.2.3.2. Nghiên cứu ở trạng thái tĩnh Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Thực hiện phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản có nghĩa là ngân hàng sẽ duy trì các chỉ số thanh khoản ở mức xấp xỉ, bằng hoặc an toàn hơn các ngân hàng khác cùng ngành thay vì ước lượng trạng thái thanh khoản cụ thể như phương pháp nghiên cứu ở trạng thái động. Một số chỉ tiêu quản lý thanh khoản thông dụng:

a. Chỉ số về trạng thái tiền mặt:

Chứng khoán thanh khoản =________Chứngkhoán chính phủ_____*100.% Tông tài sản

Các chứng khoán: trái phiếu và tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán chính phủ) là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Chỉ số chứng khoán thanh khoản càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

b. Chỉ số năng lực cho vay:

Năng lực cho vay =Cho va ỵ à cho thuê rÒng

*100% Tông tài sản

Đây là một chỉ số có quan hệ nghịch biến với khả năng thanh khoản của ngân hàng bởi vì cho vay và cho thuê là những tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

c. Chỉ số tiền nóng:

, , TS trên thị trường tiền tệ Vốn từ thị trường tiền tệ

Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường bao gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn và các tài sản khác có thể chuyển hoá thành tiền trong ngắn hạn.

Nếu chỉ số tiền nóng của ngân hàng càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

d. Tỷ số đầu tư ngắn hạn (ĐTNH) trên vốn nhạy cảm (VNC):

Tỷ số ĐTNH/VNC =___________Đầu tư ngắn hạn______ *100% Vốn nhạy cảm

Tỷ số này càng cao gợi ý rằng trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng được củng cố.

16

Cấu trúc tiền gút =__________":" gửi g i aθdch_______ *100% Tiền gửi kỳ hạn

Trong đó, tiền gửi giao dịch bao gồm những khoản tiền gửi có thể được rút thông qua việc phát hành séc. Tiền gửi kỳ hạn có kỳ hạn cố định và phải chịu phạt nếu khách hàng rút tiền trước hạn.

Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu; tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm.

Thông qua các chỉ số thanh khoản, nhà quản trị có thể thấy được tình trạng thanh khoản của ngân hàng mình, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp.

1.2.4. Chiến lược quản trị thanh khoản trong các ngân hàng thương mại

Chiến lược 1: Quản trị thanh khoản tài sản

Bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt và chứng khoán có khả năng bán dễ dàng là chủ yếu, ngân hàng có thể đáp ứng thanh khoản một cách nhanh chóng. Chẳng hạn, khi xuất hiện yêu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ ngay lập tức bán một số tài sản có tính thanh khoản cao đó cho đến khi đáp ứng được toàn bộ yêu cầu.

Đặc điểm:

Chiến lược chuyển hóa tài sản được sử dụng chủ yếu bởi các tổ chức tài chính có quy mô nhỏ mà cho rằng phương pháp này ít rủi ro hơn là vay mượn. Tuy nhiên đây cũng không phải là chiến lược tiết kiệm chi phí trong quản trị thanh khoản. Thứ nhất, việc bán tài sản cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ mất các khoản thu nhập trong tương lai. B ởi vậy ở đây có sự phát sinh chi phí cơ hội của việc dự trữ thanh khoản ở tài sản khi những tài sản này bị bán đi. Hơn nữa, ngân hàng còn phải mất phí môi giới trong hầu hết các giao dịch. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể phải bán tài sản trong bối cảnh giá trị thị trường có xu hướng giảm dẫn đến mức thiệt hại lớn hơn. D o đó, nhà quản trị phải lựa chọn quy đổi các tài sản có giá trị lợi nhuận thấp để giảm thiểu chi phí cơ hội phát sinh. Việc chuyển đổi tài sản để tăng thanh khoản cũng sẽ làm yếu đi bảng cân đối của ngân hàng bởi các tài sản được chuyển

17

đổi chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Cuối cùng, các tài sản có tính thanh khoản cao thuờng có tỷ suất lợi nhuận thấp. D o đó, việc đầu tu nhiều vào các tài sản thanh khoản sẽ có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Chiến lược 2: Quản trị thanh khoản nợ

Từ vài thế kỷ truớc, các NHTM lớn bắt đầu tăng cuờng khả năng thanh khoản bằng cách vay nợ trên thị truờng tiền tệ. Theo chiến luợc này, thì các NHTM sẽ vay thanh khoản (còn gọi là mua thanh khoản, hay quản lý thanh khoản Nợ), tức là các NHTM sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời.

Lợi thế của chiến luợc này ở chỗ: (i) Chỉ khi thực sự cần vốn thì NHTM mới phải vay, không cần dự trữ thanh khoản gây tốn phí; (ii) Cho phép NHTM duy trì quy mô và cấu trúc của danh mục tài sản nếu nhu ngân hàng mong muốn. Điều này giúp không làm giảm quy mô của NHTM do tổng tài sản giảm; (iii) Việc quản lý nợ linh hoạt, có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí (lãi suất vay vốn) (Khi cần vay thêm vốn, NHTM chỉ cần nâng lãi suất cho tới khi nhận đủ vốn; nguợc lại, sẽ giảm lãi suất để hạn chế dòng vào).

Chiến luợc này tỏ ra linh hoạt, nhung đầy rủi ro, vì: (i) Lãi suất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị truờng tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng; (ii) Các NHTM thuờng phải mua thanh khoản trong những điều kiện khó khăn về giá cả và tính sẵn có; (iii) Chi phí vay vốn thuờng khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định của thu nhập; (iv) Những NHTM rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thuờng có nhu cầu vay thanh khoản lớn nhất, vì nguời gửi tiền nhận thức đuợc khó khăn của ngân hàng này và bắt đầu thực hiện rút vốn ra. Cùng lúc đó, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay ngân hàng này vì sợ rủi ro.

Chiến lược 3: Quản trị thanh khoản phối hợp

Là sự phối kết hợp giữa 2 chiến luợc trên để NHTM quản lý thanh khoản của mình. Theo chiến luợc này, thì một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ đuợc đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu là các chứng khoán chính phủ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác), phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ đuợc xử lý bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngân

18

hàng khác, hoặc từ những người cho vay. Những nhu cầu tiền mặt bất thường sẽ được giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn. Ngân hàng phải dự kiến các nhu cầu vốn dài hạn và các nguồn vốn dùng để đáp ứng yêu cầu này dưới hình thức vay ngắn hạn, dài hạn và chứng khoán.

Chiến lược này sẽ cho phép giảm thiểu rủi ro do việc dựa quá nhiều vào vốn vay thanh khoản và giảm đáng kể chi phí dự trữ thanh khoản.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản trị thanh khoản

1.2.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan

a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Công tác quản trị thanh khoản tất yếu bị ảnh hương bởi chiến lược kinh doan của

ngân hàng. Từng thời kỳ với chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ đưa ra các quy định, chính sách, đầu tư, nhân sự, công nghệ cho quá trình quản trị thanh khoản.

b. Đội ngũ ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên ngân hàng

Đội ngũ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của ngân hàng là nhân tốt tạo nên sức mạnh cốt lõi của ngân hàng. Trình độ của cán bộ ngân hàng được yêu cầu cao, có khả năng phân tích, dự báo trạng thái thanh khoản của ngân hàng trong tương lai với các yếu tố biến động, trên cơ sở đó đưa ra các báo cáo, dự báo về các chính sách thực hiện phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng ở mỗi thời kỳ. Thực trạng hiện nay ở Việt Nam về nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị còn hạn chế, một phần là do chưa có sự chú trọng trong công tác quản trị thanh khoản, phần khác là do chưa đề cao công tác đào tạo quản trị thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản.

c. Hệ thống công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng tất yếu trong hoạt động của ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng. Công tác quản trị thanh khoản đòi hỏi ngân hàng cần có kho dữ liệu lớn, tập trung, cơ sở dữ liệu đáp ứng được yêu cầu công việc phân tích, dự báo, lập báo cáo. Nền tảng cơ sở vật chất và trình độ công nghệ là yếu tố cần phải chú trọng phát triển ở ngân hàng. Thực tế cho thấy hầu hết ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, trình độ công nghệ, thông tin còn hạn chế, thiếu minh bạch, dẫn đến khó khăn trong việc phân tích, dự báo nhu

19

cầu thanh khoản.

d. Hệ thống chính sách của ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng vốn sao cho các dòng tiền vào đều đặn, đáp ứng đuợc nhu cầu tín dụng và đầu tu dự kiến, đáp ứng đuợc nhu cầu thanh khoản trong tuơng lai. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây cho thấy, khả năng huy động vốn của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Khả năng quản trị thanh khoản của ngân hàng bị ảnh huởng khi mà xuất hiện sự mất cân bằng trong kỳ hạn do khách hàng có xu huớng chủ yếu gửi tiền ngắn hạn, ngân hàng chủ yếu cho vay dài hạn.

1.2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là một yếu tố quan trọng, thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Môi truờng kinh tế vĩ mô bao trùm lên toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Những diễn biến của môi truờng kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chua đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh huởng tiềm tàng đến các chiến luợc của ngân hàng. Vì thế, nếu môi truờng kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, tăng truởng cao. Điều này dẫn đến sự tăng truởng về thu nhập của khách hàng, các doanh nghiệp, tạo đà cho sự hình thành thanh khoản bền vững của ngân hàng. Không những thế, hệ thống chính sách điều hành của chính phủ về tỷ giá, tài khóa, ... có ảnh huởng trực tiếp đến quyết định về quản trị thanh khoản của các ngân hàng.

b. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước

Chính sách tiền tệ bao gồm tập hợp các nghiệp vụ thị truờng mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trần lãi suất huy động, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. Việc NHNN thay đổi chính sách tiền tệ làm ảnh huởng đến hoạt động quản trị của ngân hàng thuơng mại nói chung và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị điều hành, cụ thể là năng lực quản

20

trị thanh khoản, quản trị rủi ro để từng bước đạt chuẩn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG

TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ACB 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị thanh khoản tại một số ngân hàng trong và ngoài

nước

1.3.1.1. Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

về cơ cấu tổ chức: Hoạt động quản trị thanh khoản và rủi ro thanh khoản được giao cho một bộ phận của phòng nguồn vốn trực thuộc ALCO.

về phương pháp quản trị: B IDV đang trong quá trình chuyển đổi sang quản trị vốn theo phương pháp hiện đại. Để tránh gây nên xáo trộn cũng như không ảnh hưởng tới hoạt động và để đảm bảo tuân thủ các quy định về quản trị thanh khoản, việc quản trị thanh khoản được thực hiện kết hợp giữa hai phương pháp.

Từ tháng 1/2007, BIDV chuyển sang điều hành vốn theo cơ chế vốn tập trung. Toàn hệ thống là một bảng tổng kết tài sản duy nhất, đây là tiền đề để ngân hàng chuyển đổi sang mô hình ngân hàng hiện đại, ngang tầm khu vực. Việc chuyển sang cơ chế quản lý vốn làm cho rủi ro thanh khoản được quy về một đầu mối duy nhất tại Hội sở chính và góp phần giúp ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu quản trị thanh khoản.

Việc quản lý thanh khoản được thực hiện từng ngày, theo chiến lược của Hội đồng quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.

1.3.1.2. Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

về cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản trị thanh khoản của Viettinbank bao gồm ALCO, ban điều hành ngân quỹ, Phòng quản lý rủi ro.

về phương pháp quản trị thanh khoản: Đối với việc quản trị thanh khoản hàng ngày, thì ngay đầu tuần làm việc, bộ phận quản lý thanh khoản sẽ lập báo cáo cung cầu thanh khoản, lập các chỉ số thanh khoản và đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần. Sau đó xem xét, xác định mức độ dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản. Bộ

21

đảm bảo các tỷ lệ về an toàn thanh toán do NHNN quy định. Thực hiện thường xuyên kiểm tra số dư của tài khoản NOSTRO của từng đồng tiền, đảm bảo số dư của các đồng tiền không bị âm

Để thực hiện chiến lược thanh khoản định kỳ, khi thực hiện quản trị thanh khoản hàng ngày, trước hết bộ phận giao dịch phải thông báo lệnh thanh toán đối với những khoản tiền lớn của chi nhánh về hội sở chính như sau:

- Thanh toán tiền đi:

Đối với những khoản tiền thanh toán nhỏ hơn 50 tỷ VND, 500.000 USD, 200.000 EUR thì chi nhánh không cần phải thông báo về Hội sở chính.

Còn đối với những khoản tiền lớn hơn 50 tỷ VND, 500.000 USD, 200.000 EUR thì phải báo cho hội sở chính trước 10h sáng trong ngày hiệu lực.

Nhứng khoản tiền trên 200 tỷ VND đến 300 tỷ VNĐ, trên 1.000.000 USD dến 2.000.000 USD , trên 1.000.000 EUR đến 2.000.000 EUR thì phải báo trước ngày thanh toán ít nhất 1 ngày làm việc.

Trên 300 tỷ VNĐ, 2.000.000 USD , trên 1.000.000 EUR phải thông báo trước ngày thanh toán ít nhất 2 ngày làm việc.

Đối với ngoại tệ khác: Chi nhánh thông báo lệnh thanh toán trước ít nhất 1

Một phần của tài liệu 164 HOÀN THIỆN cơ CHẾ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN của hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 28 - 83)