Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm UPAS của

Một phần của tài liệu 181 PHÁT TRIỂN sản PHẨM UPAS TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 43)

g. Số lượng chi nhánh phát sinh giao dịch UPAS trong hệ thống ngân hàng

Sản phẩm UPAS của một ngân hàng không thể được đánh giá là phát triển khi mà giao dịch chỉ tập trung ở một vài chi nhánh, điều này dẫn tới sự phát triển sản phẩm UPAS không đồng đều giữa các chi nhánh. Đặc biệt, đối với những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng lớn, đây là lợi thế to lớn cho ngân hàng để quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm UPAS của ngânhàng thương mại hàng thương mại

1.3.3.1. Các nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới

Môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất. Hoạt động ngân hàng thương mại trong một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng có thể tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng hoạt động trên phạm vi quốc tế, tạo khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt hơn với chất lượng cao hơn. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của một nước phát triển trong đó có

hoạt động thương mại quốc tế, từ đó nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu sẽ tăng theo. Mọi rủi ro về chính trị như chiến tranh, bạo động, đình công, cấm vận kinh tế.... đều ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán quốc tế nói chung cũng như phát triển sản phẩm UPAS nói riêng của các ngân hàng thương mại.

b. Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác gọi là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái còn được hiểu theo khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh sức mua giữa hai đồng tiền của hai nước với nhau.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương, điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái giảm (có nghĩa đồng tiền nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ) thì khối lượng hàng hoá nhập khẩu vào nước đó có xu hướng tăng lên còn khối lượng hàng hoá xuất khẩu lại có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái tăng (tức đồng nội tệ trở nên giảm giá so với đồng ngoại tệ) thì khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước đó có xu hướng giảm xuống còn khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng lên. Việc thực hiện các hoạt động ngoại thương thường đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn tất và chính trong khoảng thời gian này, sự biến động về tỷ giá tất yếu dẫn đến việc gây thiệt hại hoặc cho người mua, hoặc cho người bán.

Sự thay đổi bất thường của tỷ giá hối đoái còn gây ảnh hưởng không tốt đến việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Việc cân nhắc nên mua hay bán ngoại tệ trở nên khó khăn hơn nhiều khi thị trường có nhiều biến động bất thường. Hậu quả là nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT bị xáo trộn và nhiều khi để duy trì tốt hoạt động TTQT thì ngân hàng phải chịu những thiệt thòi lớn.

c. Môi trường pháp lý

Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Một trong những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là chính sách tỷ giá. Ngân hàng nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô trong điều hành chính sách tiền

tệ có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu. Trong khi đó, việc thanh toán từ những hoạt động này đều thực hiện qua các ngân hàng thuơng mại nên đã ảnh huởng đến hoạt động TTQT cũng nhu việc phát triển sản phẩm UPAS của các ngân hàng.

Ngoài ra, chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nuớc cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của ngân hàng thuơng mại. Thông qua quản lý ngoại hối, Nhà nuớc có thể kiểm soát và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nuớc ngoài, điều này làm giảm khả năng thanh toán hàng nhập qua ngân hàng. Với quy định của NHNN về việc hạn chế tín dụng USD bắt đầu từ thông tu 03/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ 02/05/2012, sau đó là thông tu 37/2012/TT-NHNN, thông tu 29/2013/TT-NHNN, thông tu 43/2014/TT-NHNN, thông tu 24/2015/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 với nội dung không có thay đổi so với thông tu 03, quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với khách hàng vay là nguời cu trú: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đuợc xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn nhu sau: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nuớc ngoài tiền nhập khẩu hang hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều ngân hàng cũng đã nhập cuộc hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn về nguồn ngoại tệ thanh toán cho đối tác nuớc ngoài của các doanh nghiệp nhập khẩu. Các ngân hàng rầm rộ đua ra thị truờng sản phẩm thu tín dụng trả chậm đuợc phép thanh toán ngay để hỗ trợ cho các donh nghiệp nhập khẩu. Một trong những uu việt của sản phẩm UPAS là đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng, giữ chân đuợc các khách hàng tốt, có thể tiếp tục tài trợ đuợc cho khách hàng nhập khẩu không thuộc diện cho vay ngoại tệ theo thông tu 03/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nuớc về cho vay ngoại tệ.

d. Rủi ro trong thanh toán quốc tế

Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế nhu: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân

trung gian.. .hoặc do những nhân tố khách quan gây nên nhu thiên tai, chiến tranh, chính trị.

Để đánh giá đuợc rủi ro và đua ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, chúng ta có thể phân loại rủi ro thành 2 nhóm chính:

+ Rủi ro thuơng mại: đối với nguời xuất khẩu là khả năng chi trả của nguời nhập khẩu; đối với nguời nhập khẩu là sự vi phạm các điều khoản hợp đồng thuơng mại của nguời xuất khẩu (thời hạn gửi hàng, số luợng, chất luợng hàng hóa, giá cả, điều kiện vận chuyển, điều kiện và thời gian thanh toán, nguồn gốc hàng hóa, bảo hiểm.)

+ Rủi ro thanh toán: đây là những bất ngờ gây tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. Rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro về tác nghiệp.

e. Uy tín và vị thế của doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế

Nếu doanh nghiệp Việt Nam có uy tín trên thị truờng quốc tế, có khả năng đàm phán, lựa chon phuơng thức thanh toán khi ký kết hợp đồng ngoại thuơng, lựa chọn những phuơng thức có lợi cho mình từ đó khuyến khích hoạt động ngoại thuơng đuợc mở rộng cả về số luợng lẫn giá trị góp phần phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thuơng mại bao gồm cả dịch vụ các sản phẩm UPAS.

1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan a. Mô hình kinh doanh

Trên thế giới hiện nay có nhiều cách tổ chức mô hình thanh toán tại ngân hàng nhu mô hình phân tán, mô hình tập trung, mô hình hỗn hợp, mô hình outsoursing, mô hình insoursing. Tuy nhiên, mô hình tập trung là mô hình có nhiều uu điểm hơn cả và đuợc các ngân hàng trên thế giới huớng tới. Với mô hình tập trung, mọi giao dịch sẽ đuợc xử lý tại trụ sở chính. Khi đó, trụ sở chính là đầu mối đàm phán các điều khoản về mức phí giao dịch, thời gian tài trợ theo sản phẩm UPAS và sẽ đuợc áp dụng trong toàn hệ thống, điều này giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng, dù khách hàng đến giao dịch tại đâu cũng nhận đuợc dịch vụ nhu nhau.

Mặt khác, khi mọi giao dịch được xử lý tại trụ sở chính, công tác quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế cũng sẽ được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, mô hình tập trung còn mở ra hướng chuyên môn hóa trong hoạt động ngân hàng, trụ sở chính sẽ chuyên xử lý nghiệp vụ còn chi nhánh tập trung tìm kiếm khách hàng và bán sản phẩm. Điều này sẽ góp phần thuận lợi trong việc phát triển sản phẩm UPAS.

b. Năng lực tài chính

Năng lực về tài chính thường được biểu hiện thông qua tiềm lực về vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có vốn lớn, thì ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động của mình, có điều kiện để trang bị máy móc, công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho quá trình thanh toán, có điều kiện để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao... Trong hoạt động TTQT, kinh doanh ngoại tệ năng lực tài chính thể hiện ở nguồn thanh toán càng có ý nghĩa quan trọng hơn, đặc biệt trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Khi các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thực hiện thanh toán nhưng các ngân hàng không có khả năng đáp ứng hay phải mua với giá cao hơn.. .Năng lực tài chính còn giúp cho ngân hàng có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, có khả năng đàm phán cới các ngân hàng đại lý trong cung cấp dịch vụ.

c. Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế

Trình độ, năng lực, kỹ năng, thái độ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế mang tính chất quyết định đến sự phát triển sản phẩm UPAS của ngân hàng thương mại. Nếu các cán bộ thanh toán quốc tế giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu hoạt động ngoại thương, có kiến thức về vận tải, bảo hiểm, hải quan, chính sách xuất nhập khẩu, giỏi ngoại ngữ thì rõ ràng chất lượng sản phẩm UPAS sẽ cao hơn. Vì họ có thể tư vấn cho khách hàng từ lúc ký kết hợp đồng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giao dịch, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, giao dịch được thực hiện chính xác, an toàn cũng như hỗ trợ khách hàng sau các giao dịch.

Ngược lại, khách hàng được cung cấp dịch vụ thanh toán với chất lượng thấp hơn nếu cán bộ còn non về nghiệp vụ, kém kiến thức về ngoại thương và trình độ ngoại ngữ chỉ ở mức độ nhất định, thái độ phục vụ khách hàng không tận tình, chu đáo.

d. Nền tảng công nghệ thông tin

Đây là cơ sở để thanh toán quốc tế có thể thực hiện được nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật. Một hệ thống công nghệ thông tin mà khả năng kết nối chậm, các chương trình không được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, khả năng nhập, kết xuất, lưu trữ dữ liệu thấp, mức độ kiểm soát và bảo mật kém thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm UPAS. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại phải đầu tư để có được hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đạt chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

e. Qui trình thực hiện và cung cấp dịch vụ

Đó là việc tổ chức bộ máy, các quy trình, quy định để thực hiện thanh toán quốc tế nói chung và giao dịch UPAS nói riêng. Khi các bộ phận được bố trí khoa học, các cán bộ tại các bộ phận đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thì quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán tới khách hàng sẽ nhanh chóng với đầy đủ thông tin cần thiết. Đồng thời, các quy trình đối với từng nghiệp vụ cụ thể được xây dựng, ban hành sát với thực tế, phù hợp với nền tảng công nghệ thông tin, phân công, phân nhiệm rõ ràng, đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt.

f. Chính sách khách hàng

Các khách hàng mục tiêu và yêu cầu của họ phải được xác định rõ trong chính sách khách hàng. Từ đó, chất lượng dịch vụ cung cấp cho từng nhóm khách hàng sẽ khác nhau. Các khách hàng lớn, sử dụng dịch vụ thường xuyên, được xếp hạng tốt, sẽ có những ưu đãi nhất định, có phương thức chăm sóc riêng. Chất lượng đối với khách hàng này phải luôn đảm bảo ở mức cao nhất, vừa đảm bảo uy tín, vừa tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

g. Quy mô hoạt động và chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Một ngân hàng có quy mô nhỏ, thiếu cả về vốn, nhân lực thì khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ có hạn. Nếu có triển khai thì cũng khó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như việc kiểm soát rủi ro xảy ra. Vì thiếu vốn cho vay, ngân hàng sẽ không thể bảo đảm khả năng thanh toán đúng hạn của khách hàng, thiếu

nhân lực giao dịch không thể thực hiện nhanh chóng với độ chính xác, an toàn cao. Mặt khác, vì quy mô nhỏ nên việc đầu tu cho hạ tầng công nghệ thông tin sẽ bị hạn chế, không có đuợc các máy móc, thiết bị, chuông trình hiện đại, tiên tiến, giúp việc thanh toán nhanh, hiệu quả hôn.

Nó ảnh huởng ngay tới các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đi kèm với chất luợng tuông ứng. Một ngân hàng tập trung phát triển hoạt động tín dụng, không chú trọng đến dịch vụ (thanh toán quốc tế) thì tất nhiên mức độ đầu tu về công nghệ, con nguời, các dịch vụ có thể cung cấp sẽ kém hơn. Nhu vậy, chất luợng dịch vụ của ngân hàng này không thể bằng ngân hàng khác có chiến luợc tập trung đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng.

h. Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại

Hoạt động TTQT nói chung và giao dịch UPAS nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó luờng và do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do nguyên nhân khách quan từ những chính sách vĩ mô của Nhà nuớc, sự thiếu hiểu biết về thuơng mại quốc tế hay hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng; hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan từ chính các ngân hàng nhu sự thiếu hụt và không đồng bộ của các cơ chế, chính sách, các quy trình nghiệp vụ cho hoạt động TTQT, những rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng hay sự thiếu hiểu biết của cán bộ làm công tác TTQT... Hậu quả của nó sẽ làm xấu đi tình hình tài chính của các ngân hàng và ảnh huởng đến uy tín cũng nhu thuơng hiệu của ngân hàng. Do vậy, quản lý rủi ro tốt sẽ đảm bảo cho giao dịch UPAS an toàn, hiệu quả hơn và việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thuơng mại là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sống còn.

i. Uy tín của ngân hàng thương mại

Hoạt động của một ngân hàng thuơng mại nói chung và hoạt động TTQT của một ngân hàng thuơng mại nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NH đó ở cả trong nuớc và trên thế giới. Uy tín của một ngân hàng thuơng mại đuợc thể hiện ở các mặt nhu: Kỹ thuật nghiệp vụ xử lý; khả năng thanh toán; thời gian thanh

toán; khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán, sự cập nhập các dịch vụ mới và sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu 181 PHÁT TRIỂN sản PHẨM UPAS TRONG THANH TOÁN QUỐC tế tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w