Phí bồi hoàn UPAS L/C + phí chấp nhận hối phiếu dao động
trong 2 mức sau: 2,5%+0,05%*12=3,1%/năm 2,5%+0.075%*12=3,4%/năm
Nguồn: Tạp chí Ngân hàng & Khoa học, (số 178), trang 53
Trong năm 2013 là năm đầu tiên Vietinbank triển khai sản phẩm UPAS L/C, doanh số và phí thực hiện đã đạt được lần lượt là 27.969.252,00 USD và 15.802.705.490VND. Đây là con số rất khả quan trong năm đầu tiên thực hiện khi còn nhiều bỡ ngỡ đối với việc triển khai một sản phẩm mới. Doanh số và phí từ sản phẩm UPAS L/C của Vietinbank liên tục tăng qua các năm 2014, 2015, 2016 đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của ngân hàng.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về triển khai sản phẩm UPAS đối với Ngânhàng hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.4.3.1. Những điểm giống nhau và khác nhau của sản phẩm UPAS L/C giữa
Techcombank và Vietinbank a. Giống nhau
về cơ bản, sản phẩm UPAS L/C của 2 ngân hàng trên giống nhau ở các đặc điểm sau: đối tượng khách hàng, biện pháp đảm bảo khi phát hành L/C, biện pháp đảm bảo khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ. Tuy nhiên, sản phẩm UPAS L/C của 2 ngân hàng trên có những điểm khác biệt sau:
b. Khác nhau
- về thời hạn trả chậm: Thời hạn trả chậm mà Techcombank chấp nhận tài trợ cho khách hàng là 360 ngày, dài hơn thời hạn trả chậm theo sản phẩm này của
Vietinbank là 180 ngày. Việc này sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, giúp
Standard Chartered Bank và Bank of Nova Scotia...Trong khi đó, Techcombank chỉ liên kết được với 02 ngân hàng là Citibank và Wells Fargo. Với việc liên kết với nhiều ngân hàng và danh sách ngân hàng đại lý rộng khắp, Vietinbank có lợi thế hơn Techcombank trong việc đáp ứng nhu cầu mở UPAS L/C của khách hàng với các đối tác nước ngoài ở khắp nơi trên thế giới.
- Tỷ lệ phí thu khách hàng:
Bảng 1.7: Mức phí chấp nhận thanh toán UPAS L/C của Techcombank và Vietinbank
(doanh nghiệp cỡ vừa, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ), từng thời hạn trả chậm và tùy theo tỷ lệ ký quỹ. Vietinbank thu mức phí khác nhau đối với việc thực hiện sản phẩm qua các ngân hàng đại lý khác nhau và thông qua tỷ lệ kí quỹ khi phát hành L/C. Nhìn chung, biểu phí của Vietinbank có biên độ rộng hơn so với biểu phí của Techcombank.
Việc đưa ra biểu phí với biên độ rộng giúp cho Vietinbank có lợi thế về giá so với Techcombank trong việc tiếp thị khách hàng mới. Vietinbank sẽ linh động tùy theo uy tín và tình hình tài chính của từng đối tượng khách hàng để chào mức phí phù hợp nhất.
Điều này vừa giúp Vietinbank dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng và vừa tối đa hóa được phí thu dịch vụ cho ngân hàng.
- về quy trình thực hiện: về cơ bản, các bước thực hiện quy trình sản phẩm UPAS L/C của 2 ngân hàng là giống nhau. Tuy nhiên, Vietinbank quy định rõ ràng
và cụ thể quy trình thực hiện sản phẩm đối với mỗi ngân hàng đại lý. Trong
đó, có
quy định rõ ngân hàng thông báo thứ nhất, ngân hàng thông báo thứ hai, ngân hàng
chiết khấu, ngân hàng bồi hoàn, nơi xuất trình bộ chứng từ. Việc quy định chi tiết
từng bước thực hiện và vai trò của các bên tham gia trong quy trình giúp cho các
chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện thao tác nhanh gọn, chính xác,
không phải
mất thời gian tìm hiểu và làm rõ quy trình, giúp tiết kiệm được thời gian và
chi phí
cho ngân hàng và quan trọng hơn hết là giảm thiểu được rủi ro khi tác nghiệp. - về hiệu quả của sản phẩm: Mặc dù triển khai sản phẩm UPAS L/C sau Techcombank khoảng gần một năm nhưng doanh số và số phí mà Vietinbank thu
được thật sự rất đáng khen ngợi. Trong năm 2013 là năm đầu tiên triển khai sản
phẩm, doanh số UPAS L/C của Vietinbank đạt 27.969.252,00USD và số tiền phí
thu được đạt 15.802.705.49OVND gần bằng 85,86% doanh số UPAS L/C và 70,08% số phí thu được của Techcombank. Trong 3 năm tiếp theo 2014,
2015, 2016
Vietinbank cũng vượt lên trên Techcombank về doanh số thực hiện cũng như số
khả năng tài trợ của ngân hàng đại lý đối với những đồng tiền khác. Tất cả những điều này sẽ góp phần thỏa mãn tối đa nhu cầu đuợc tài trợ của khách hàng.
Hiện tại, BIDV chỉ áp dụng hình thức ký quỹ, thế chấp cầm cố tài sản để đảm bảo cung cấp sản phẩm UPAS, không chấp nhận các hình thức đảm bảo khác nhu phong tỏa hạn mức tín dụng. Điều này làm ảnh huởng không nhỏ đến nguồn vốn luu động của khách hàng và giảm tính cạnh tranh so với sản phẩm UPAS L/C của các ngân hàng bạn. Trong khi đó, khi phát hành L/C trả ngay cho áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau. Trong thực tế, tỷ lệ ký quỹ mà BIDV đồng ý áp dụng cho các khách hàng chua có hạn mức tín dụng hoặc hạn mức phát hành L/C khi khách hàng đề nghị mở L/C ở BIDV là từ 40-50% trị giá L/C. Đây là tỷ lệ tuơng đối cao so với Techcombank và Vietinbank khi các ngân hàng này chỉ áp dụng tỷ lệ ký quỹ từ 20-30% đối với cùng đối tuợng khách hàng.
Biểu phí chấp nhận thanh toán hối phiếu của BIDV nên đuợc xây dựng theo huớng phân biệt theo tỷ lệ ký quỹ nhu các ngân hàng bạn. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh và tính linh động của sản phẩm. Với những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng ký quỹ một phần trị giá L/C hoặc thậm chí 100% trị giá L/C, nên yêu cầu mức phí thấp hơn. Với biểu phí hiện tại, BIDV gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục các khách hàng này sử dụng sản phẩm UPAS của mình.
So với các ngân hàng bạn, sản phẩm UPAS của BIDV hiện đang có mức phí tuơng đối cao và không có chuơng trình uu đãi gì khác. Trong khi đó, khách hàng có nhu cầu mở UPAS L/C sẽ đuợc Techcombank uu đãi về giá ngoại tệ, một số chi nhánh của Vietinbank áp dụng uu đãi miễn phí mở tài khoản, phí thuờng niên và phí quản lý tài khoản năm đầu cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra những lý thuyết cơ bản về thanh toán quôc tế và sản phẩm UPAS. Trong đó, nhấn mạnh đến các đặc điểm, quy trình thực hiện giao dịch UPAS và những lợi ích mà sản phẩm UPAS mang lại cho các bên tham gia. Qua đó, ta thấy được những lợi ích rõ ràng mà sản phẩm này mang lại cho các bên: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng và đây cùng là lý do quan trọng nhất để các ngân hàng phát triển sản phẩm UPAS tại Việt Nam. Ngoài ra trong chương này cũng trình bày kinh nghiệm triển khai sản phẩm UPAS tại hai ngân hàng bạn là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho BIDV.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM UPAS TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
•
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát
triển Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Vietnam, tên viết tắt là BIDV. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt và là ngân hàng được thành lập sớm nhất ở Việt Nam (năm 1957-thời điểm đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc).
Những sự kiện chính trong lịch sử hình thành và phát triển của BIDV:
- 1957-1980: Ngân hàng được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính. Sự ra đời của ngân hàng gắn liền với
nhiệm vụ
do Đảng và Nhà nước giao lúc bấy giờ là cấp phát và quản lý vốn Ngân sách
đối với
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm khôi phục kinh tế miền Bắc sau khi hòa
bình lập lại.
- 1981-1989: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chính thời kỳ này là cấp
phát, cho
vay và quản lý vốn ngân sách cho tất cả lĩnh vực kinh tế.
- 1990-1994: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ
- Từ năm 2001 đến nay: Là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2002. Là ngân hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm chính thức bởi tổ chức định hạng nổi tiếng quốc tế Moody’s, qua đó khẳng định vai trò tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Và hiện nay, BIDV đang tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại và Dự án hiện đại hoá ngân hàng do WB tài trợ với mục tiêu phát triển thành một tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực vào năm 2020.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sau 60 năm hoạt động, BIDV đã phát triển được một mạng lưới rộng khắp 64
Tỉnh, thành phố với gần 200 Chi nhánh và Sở giao dịch; hơn 1000 phòng giao dịch, 109
Quỹ tiết kiệm, đồng thời thành lập các Công ty tài chính, góp vốn liên doanh... Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là phát triển mô hình tổ chức giai đoạn 2007 - 2010 theo Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: khối ngân hàng bán buôn; khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; khối vốn và kinh doanh vốn; khối quản lý rủi ro; khối tác nghiệp; khối tài chính kế toán và khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: khối quan hệ khách hàng; khối quản lý rủi ro; khối tác nghiệp; khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát
triển Việt Nam
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Năm 2016 được đánh giá là năm sôi động và gặt hái nhiều thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối ngân hàng thương mại cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm 2015. Mức tăng trưởng huy động vốn của BIDV năm 2016 tăng 16,6%. Do tình hình thị trường tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn của BIDV giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, luôn duy trì ở mức 45%-53%.
Huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của BIDV. Tính tới cuối năm 2016, huy động vốn ngoại tệ của BIDV luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng 30%-35% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng. Đối với huy động vốn theo kỳ hạn, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 46,9% năm 2015 lên 65,3% vào cuối năm 2016.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Năm 2015-2016, cùng với sự thuận lợi của thị trường, định hướng hoạt động tín dụng là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2016 của BIDV tăng 43,9% so với năm 2015.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, BIDV liên tục có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trường đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. BIDV đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống thông qua việc chỉ đạo các chi nhánh rà soát và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đảm bảo tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống giảm từ 29% xuống 20%.
Cơ cấu dư nợ:
Từ một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng, BIDV đã phát triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh
Loại thẻ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Thẻ tín dụng 72.448 92.976 118.499
Thẻ ghi nợ quốc tế 11.553 77.096 175.149
Thẻ ghi nợ nội địa 1.500.0 00
2.326.602 3.071.73
7
Tổng cộng 1.584.0
01 2.496.674 5 3.365.38
vực, ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển của nhà nước, chiến lược phát triển của ngành ngân hàng và chiến lược phát triển của BIDV.
Với khách hàng tổ chức, BIDV thực hiện phát triển đa dạng các thành phần kinh tế (bao gồm: DN nhà nước, DN cổ phần, FDI); với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ - SME, từ năm 2001 BIDV đã định hướng tới nhóm doanh nghiệp SME; với khách hàng bán lẻ, tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, song bán lẻ đã được BIDV chú trọng, định hướng mở rộng thị phần từ năm 2006 và thực tế tổng dư nợ cho vay đối tượng này đã có tăng trưởng.
SME, 24.6%l To chuc
90.3%
Nguồn: Bản cáo bạch của BIDVnăm 2016
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay tại 31/12/2016
Tại thời điểm 31/12/2016 , dư nợ tín dụng của các tổ chức chiếm 90,3% tổng dư nợ trong khi dư nợ tín dụng cho các cá nhân chỉ chiếm 9,7%. Các khách hàng tổ chức của BIDV chủ yếu là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường. Tổng dư nợ tín dụng đối với các đối tượng này chiếm 65,7% tổng dư nợ. Trong những năm gần đây, song song với việc phát triển các khách hàng là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, BIDV còn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho tới thời điểm 31/12/2016, dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này chiếm 24,6% tổng dư nợ.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán thẻ
Hoạt động kinh doanh thẻ là một trong những thế mạnh nổi bật của BIDV. Là ngân hàng top đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam. Năm 2016, số lượng thẻ quốc tế do BIDV phát hành chiếm 29,1%, phát hành thẻ nội địa chiếm 24% và doanh số thanh toán thẻ quốc tế của BIDV chiếm 42,7% thị phần thẻ trên toàn thị trường. Bên cạnh đó, BIDV còn tự hào có một hệ thống sản phẩm thẻ đa
dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện tại, BIDV
chấp nhận thanh toán 6 thương hiệu thẻ quốc tế là Visa, Mastercard, Amex, Diners, JCB và CUP.
Cùng với sự đầu tư liên tục vào nhân lực, công nghệ và nguồn lực tài chính, hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.
Trong đó:
Doanh số mua bán ngoại tệ - VND 17.968 20.122 31.610
Mua trong nước 8.671 9.999 15.219