Để thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp với phương châm: “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục đến tất cả các cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống về nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp để mọi người nâng cao ý thức cùng thực hiện, đồng thời có lòng tự hào về NHNo&PTNT Việt Nam, coi ngân hàng như ngôi nhà chung để vun đắp và có trách nhiệm với nó, phấn đấu xây dựng và đóng góp để NHNo&PTNT Việt Nam trở thành ngân hàng tốt nhất. Đây là điểm mấu chốt nhằm nâng cao thương hiệu, hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng.
3.3.2 Nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên ngoài của thương hiệuNHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam
3.3.2.1 Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Một trong những hạn chế lớn nhất của NHNo&PTNT Việt Nam trong việc phát triển thương hiệu đó là hạn chế nhận thức về thương hiệu của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu đòi hỏi phải có nhận thức đúng về thương hiệu trong toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến người lao động trực tiếp. Chính vì vậy, việc làm sao để nâng cao nhận thức về thương hiệu trong toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên NHNo&PTNT Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Để làm được điều đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục tới toàn thể cán bộ nhân viên về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thương hiệu nhằm tạo ra ý thức thường trực của mọi người về hình ảnh, uy tín và cụ thể là sản phẩm, dịch vụ mà NHNo&PTNT Việt Nam cung ứng. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần phải tăng cường tuyên truyền để khách hàng hiểu rõ về thương hiệu của mình.
3.3.2.2 Xây dựng nét đặc trưng riêng có của thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam
Có thể nói, NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu với đặc
trưng khá rõ nét đó là thương hiệu về màu sắc (màu xanh da trời và màu boóc đô), logo đặc trưng và đang tiến tới việc thống nhất màu sắc, biển mẫu của các biển hiệu, màu sơn của các chi nhánh. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng thường quan tâm trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu đó là màu sắc đồng phục của nhân viên. Màu sắc đồng phục cần thống nhất trong toàn hệ thống. Điều này không dễ dàng bởi độ tuổi của đội ngũ nhân viên không đồng đều và sở thích của họ cũng không giống nhau. Tuy nhiên, để tạo ra nét đặc trưng riêng của thương hiệu thì nhất thiết phải thực hiện được sự thống nhất này. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam, hiện nay vẫn chưa xác định được mầu sắc đặc trưng của đồng phục nhân viên, nếu mầu sắc đặc trưng của đồng phục trùng với mầu sắc thương hiệu thì sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển và quảng bá thương hiệu. Một vấn đề quan trọng khác đó là NHNo&PTNT Việt Nam cần phải xây dựng được đặc trưng riêng về phong cách, thái độ giao dịch của nhân viên. Ngoài ra, trụ sở ngân hàng cũng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam.
Hãy thử hình dung, tất cả các điểm giao dịch của NHNo&PTNT Việt Nam trên cả nước được sơn cùng mầu sắc, lắp đặt thống nhất biểu mẫu các biển hiệu, màu sắc đồng phục nhân viên, cách trang trí không gian giao dịch, trụ sở ngân hàng được thống nhất toàn hệ thống thì sẽ tạo thành một khối thống nhất rất ấn tượng.
3.3.2.3 Tăng cường quản lý thương hiệu
Việc tăng cường quản lý thương hiệu sẽ giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam biết được đánh giá của khách hàng về thương hiệu của mình so với các đối thủ khác, biết được giá trị thương hiệu có bị sụt giảm không và ảnh hưởng như thế nào đến việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, để từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của các chi nhánh để đảm bảo tính thống nhất toàn hệ thống. Thêm vào đó, NHNo&PTNT Việt Nam
cần lưu ý đến việc bị các tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra những tranh chấp đáng tiếc như một số doanh nghiệp Việt Nam đã mắc phải.
3.3.3 Một số giải pháp hỗ trợ cho hoạt động phát triển thương hiệu
3.3.3.1 Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tài trợ các sự kiện văn hoá thể thao trong nước và quốc tế
Một thương hiệu mạnh không chỉ cần có chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt mà phải biết kết hợp với việc quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những năm gần đây, các NHTM Việt Nam ngày càng có xu hướng quảng bá thương hiệu của mình thông qua các phương hiệu thông tin đại chúng, đặc biệt là qua TV - một phương tiện truyền thông có sức truyền tải thông tin rất lớn ở Việt Nam. Việc quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các tạp chí, nhật báo, các biển hiệu lớn, quảng bá qua việc tài trợ các sự kiện văn hoá thể thao. Hoạt động quảng cáo trên TV chưa được chú trọng.
NHNo&PTNT Việt Nam cần duy trì hoạt động tài trợ cho các sự kiện văn hoá thể thao trong nước và quốc tế được xã hội quan tâm, bên cạnh đó cần quan tâm đến việc quảng bá trên TV thông qua việc tài trợ các chương trình giải trí , các buổi thảo luận về các vấn đề thời sự được xã hội trong nước quan tâm, các chương trình giới thiệu hình ảnh và đất nước con người Việt Nam cho bạn bè quốc te... Tuy nhiên, do bị khống chế về kinh phí dành cho quảng cáo (không được vượt quá 10% tổng chi phí) nên NHNo&PTNT Việt Nam cần lựa chọn chiến lược quảng cáo thật khôn khéo, quảng cáo có trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quảng việc quảng bá thương hiệu
Đồng thời, việc tăng cường sử dụng và sử dụng thống nhất tên thương hiệu Agribank, logo và thương hiệu mầu trên các ấn chỉ, văn bản, các tài liệu của NHNo&PTNT Việt Nam cũng giúp cho thương hiệu được biết đến nhiều hơn và phát triển hơn.
Mặt khác, thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và internet nên NHNo&PTNT Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện trang Web của mình để khách hàng có thể tra cứu thông tin một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
3.3.3.2 Xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài
Bên cạnh hoạt động khuếch trương, quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước, NHNo&PTNT Việt Nam cần xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra thị trường khu vực và thể giới để nắm bắt nhanh những cơ hội và không để bị tụt hậu do hội nhập quốc tế. NHNo&PTNT Việt Nam nên tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài, tích cực tham gia các hội nghị quốc tế quan trọng, tổ chức các gian hàng triển lãm tại các hội nghị tài chính quốc tế, thực hiện công tác thanh toán quốc tế nhanh, chính xác, an toàn, thực hiện có hiệu quả các dự án uỷ thác đầu tư, đóng góp vai trò tích cực trong việc tham gia vào các hiệp hội, diễn đàn kinh tế tài chính quốc tế ...
3.4 Một số kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống pháp lý cho vấn đề thương hiệu:
+ Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp.
+ Không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật liên quan đến thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ: toà án, quản lý thị trường, công an kinh tế, thanh tra khoa học công nghệ và môi trường, hải quan.
+ Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản pháp luật qui định về trình tự, thủ tục khiếu nại cũng như việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo hướng chặt chẽ, đơn giản hoá, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian làm thủ tục.
- Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu: đẩy mạnh các hoạt động của Chương trình thương hiệu Quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo mời các doanh nghiệp tham gia ý kiền về các chính sách của nhà nước, lắng nghe những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trên thực tế.
3.4.2 Kiến nghị NHNN Việt Nam
- Có chủ chương thống nhất, cụ thể, đúng đắn để quá trình xây dựng và phát
triển thương hiệu của các TCTD trên lãnh thổ Việt Nam không bị đi chệch hướng.
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam, có biện pháp cương quyết ngăn chặn những hành vi lạm dụng thương hiệu làm tổn hại đến uy tín của các TCTD, gây khả năng mất an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD tổ chức, thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
3.4.3 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương
- Khuyến khích cán bộ, nhân viên và người dân địa phương tiếp cận dịch vụ nhân hàng, làm quen với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Tạo điều kiện cho việc phát triển mạng lưới, lắp đặt hệ thống máy ATM, đặt biển quảng cáo của ngân hàng, cũng như việc chuyển tải thông tin, thu thập ý kiến của người dân, cán bộ ... về nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
3.4.4 Kiến nghị đối với các tổ chức đào tạo chuyên ngành
- Mở rộng, nâng cao công tác đào tạo marketing ngân hàng nói chung và xây dựng, phát triển thương hiệu nói riêng.
- Tìm hiểu, liên kết, hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín quốc tế về thương hiệu, gửi cán bộ đi học tập tìm hiểu để hình thành đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đáp ứng chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
•
Trên cơ sở thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam, toàn bộ nội dung của chương 3 tập trung phân tích các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam với hai nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên trong của thương hiệu và Nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên ngoài của thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngoài ra, chương này cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam, các cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức đào tạo chuyên ngành nhắm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thương hiệu các ngân hàng Việt Nam nói chung và thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN CHUNG •
Luận văn đã trình bày những vấn đề phát triển thương hiệu NH trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu, có những đóng góp nhất định cho vấn đề quảng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam. Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phân tích, luận giải và làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về thương hiệu nói chung, thương hiệu của các NHTM nói riêng và vấn đề phát triển thương hiệu của các NHTM. Trong đó, luận văn tập trung làm rõ khái niệm về thương hiệu, đặc tính, tầm quan trọng của thương hiệu và các yếu tố hình thành nên giá trị thương hiệu. Nội dung luận văn còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng một thương hiệu NHTM và những giá trị mang lại của việc phát triển thương hiệu.
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm trong phát triển thương hiệu của một số ngân hàng nước ngoài và NHTM trong nước, luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam.
Những nội dung được nghiên cứu tại chương 1 của luận văn đã chứng minh thương hiệu là một phương tiện kinh doanh chứ bản thân nó không phải là mục đích kinh doanh của NH. Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao thì không chỉ xây dựng mà phát triển thương hiệu là nhiệm vụ cực kì quan trọng.
Thứ hai, những phân tích ở chương 2 cho thấy các NHTM Việt Nam gần đây đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu nên đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng mình như tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh ngân hàng; mạnh dạn đầu tư cho thương hiệu; tạo sự khác biệt về sản phẩm theo hướng đa dạng hoá và cá thể hoá ...
Cũng giống như các NHTM khác, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã có những hoạt động nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu và đã đạt được một số kết quả
nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục xét cả ở các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài của thương hiệu. Nội dung chương 2 đồng thời cũng phân tích rõ những nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thứ ba, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã phân tích ở chương 1 và chương 2, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam với hai nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên trong của thương hiệu và Nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên ngoài của thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam và một nhóm giải pháp cho hoạt động phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngoài ra, chương này cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam, các cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức đào tạo chuyên ngành nhắm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thương hiệu các ngân hàng Việt Nam nói chung và thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê.
2. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
3. Philip Kotler (1995), Marketing căn bản - Những nguyên lý tiếp thị, NXB TP Hồ Chí Minh.
4. Peter S.Rose - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (2001) Quản trị ngân hàng thương mại (xuất bản lần thứ tư), NXB Tài chính.
5. Matt Haig (2005), Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại, Nxb thống kê, Hà Nội.
6. The Global 100 Most Valuable Banking Brands (2006).
7. James R.Gregory (2004) (Nguyễn Hữu Tiến và Đặng Xuân Nam biên dịch), Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Đinh Anh Dũng (2005) “Ngân hàng nước ngoài, đối thủ cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Cổ phần trong hội nhập”. Thị trường tài chính tiền tệ, 8(121), tr26, 27, 36.
9. Nguyên Hữu Anh (2006). “Định vị thương hiệu đâu cần sự khác biệt” Thương mại, 10(20), tr17-18.
10. Phạm Hữu Cát (2006), “Chất lượng sản phẩm là nền tảng của thương hiệu”, Người tiêu dùng, 3(177), tr13.
11. TS. Trương Đình Chiến (2005), Quản trị thương hiệu hàng hoá - lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
12. TS. Trương Đình Chiến, TH S. Nguyễn Trung Kiên (2004), “Giá trị thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt Nam và định hướng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp”, Nghiên cứu kinh tế, 11(11), tr35-42.
13. Vũ Chính (29/05/2006), “Những thành tựu và đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới”, Tạp chí Ngân hàng.
14. Công ty thương hiệu Lantabrand (22/12/2005), Chiến lược phát triển thương hiệu - thế nào là hợp lý?.
15. Công ty thương hiệu Lantabrand (06/02/2007, xây dựng và duy trì lòng trung