Thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM

Một phần của tài liệu 190 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH đà NẴNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 33)

Tiền mặt theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống Ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất, tiền mặt có thể được hiểu là “những thứ có thể sử dụng

trực tiếp để thanh toán các giao dịch và bao gồn cả tiền gửi Ngân hàng”. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các đồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết giấy rút tiền mặt hay séc.

Đối với các NHTM khái niệm tiền mặt bao gồm các đồng tiền cất trong két sắt và số dư của họ tại Ngân hàng Trung ương. Do được dùng với nhiều nghĩa khác nhau như vậy, nên khi gặp khái niệm này, chúng ta phải lưu ý xem nó được dùng theo nghĩa nào trong một khung cảnh nhất định (Từ điển kinh tế học)

Tiền mặt là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thông và cất trữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chính trung gian đặc thù.

Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định. Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ

“TTKDTM là cách thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại Ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lân nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng ”.

TTKDTM còn được định nghĩa là “sự chuyển dịch giá trị từ tài khoản này sang tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng để thanh toán việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của người thanh

toán ”. Khi nhận được “giấy báo có” hoặc “giấy báo nợ” do NHTM gửi đến cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân, sau khi hạch toán vào tài khoản thích hợp sẽ đồng thời ghi tăng hay ghi giảm tài khoản tiền gửi kỳ hạn của mình mở tại đơn vị thanh toán.

1.1.3.2 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh

tế

Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống Ngân hàng phát triển rất mạnh, cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hoá, ... có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn như là phương tiện thanh toán dùng trong việc chi trả thanh toán đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế ... Các hoạt động thương mại dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống Ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ

trả nợ đối với Ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.

Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào trong đó có Việt Nam song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. TTKDTM cần thiết được mở rộng vì những lí do sau đây:

* Phục vụ tích cực cho quá trình tái sản xuất, thực hiện sự tuần hoàn vốn tiền tệ, làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế.

* Có vai trò trong việc huy động vốn , tích tụ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng trong dân cư.

* TTKDTM còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế, giúp Ngân hàng trung ương quản lý, kiểm

soát chặt

chẽ, thường xuyên lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế. Sử dụng

chính sách tiền tệ là công cụ hữu hiệu để quản lý lượng cung tiền trong nền

kinh tế.

* TTKDTM giúp Ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh toán

* Nâng cao sức cạnh tranh cho Ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng, tạo nguồn thu nhập cho Ngân hàng trong việc thu phí dịch vụ, đồng thời tạo được nguồn vốn cho vay ngắn hạn.

Có ý kiến cho rằng, “TTKDTM không chỉ là vấn đề của ngành Ngân hàng. Nhìn từ nguyên tắc thanh toán đã thấy Ngân hàng chỉ là tổ chức trung gian. TTKDTM chỉ có thể thực hiện được khi các chủ thể thanh toán mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng. Việc mở tài khoản này lại phụ thuộc vào thu nhập và nhu cầu thanh toán của chính chủ thể thanh toán”(1) là một ý kiến cần được làm sáng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau.

Trong ý kiến trên thì quan điểm cho rằng “Việc mở tài khoản này lại phụ thuộc vào thu nhập và nhu cầu thanh toán của chính chủ thể thanh toán” là một quan điểm cần làm rõ. Khi chủ thể đó là “Các cơ quan, tổ chức sử dụng Ngân sách Nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước khi trả tiền cho bên thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả, trừ những khoản được phép chi trả bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước” (Điều 3 Nghị định 161). Vấn đề đặt ra ở đây là, ngoài các cơ quan, tổ chức sử dụng Ngân sách Nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước là tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn lại (trừ các doanh nghiệp nhà nước) với một số lượng rất lớn (cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp) thì họ có phải chịu một ràng buộc pháp lý nào về TTKDTM hay không. Điều này chưa được nói rõ trong Nghị định 161. Chính vì vậy, một câu hỏi đã được đặt ra mà các nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt quan tâm là “Tại sao lại không thể là 100% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng thay vì phải vận chuyển hàng bao tải tiền mặt vừa tốn kém lại không an toàn”(2).

1.1.3.3 Sự cần thiết của TTKDTM theo yêu cầu tái cơ cấu lại hệthống thống

ngân hàng

Đối với bất cứ quốc gia nào, hoạt động ngân hàng (NH) luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước. Ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, để đảm bảo ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng thì hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của xã hội (trong đó có chi tiêu của Chính phủ và tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp) cũng phải được lành mạnh hóa. Người vay tiền sử dụng đồng vốn không hiệu quả, những khó khăn đó cũng sẽ đổ dồn gánh nặng cho ngân hàng. Chính vì vậy, tái cấu trúc ngân hàng đạt hiệu quả phải gắn liền với tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu gần đây nhất (2007-2009) xuất phát từ việc cho vay “dưới chuẩn” của các NH, đặc biệt là ở Mỹ, buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các NH. Việc tái cấu trúc NH trở nên phổ biến và cấp thiết ở mỗi quốc gia, đảm bảo cho các NH thích nghi được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động. Ở Việt Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gánh nặng về vốn còn dồn lên vai NH, thì việc giữ cho hệ thống NH ổn định và lành mạnh càng phải đặc biệt quan tâm.

Có thể nói, nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cơ bản vượt qua cơn khủng hoảng 2007-2009. Tuy nhiên, trước những biến động phức tạp thời gian gần đây của nền kinh tế thế giới, để ôn định và phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã ra Nghị quyết tái

cấu trúc nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc NH, tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước là 3 trụ cột trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Cho đến nay, chúng ta đã có 5 NHTM Nhà nước (mặc dù một số NH đã được Cổ phần nhưng Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối), 1 NH Chính sách xã hội, 1 nh phát triển, 37 NHTMCP, 48 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 48 văn phòng đại diện NH nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 1 QTDTW với 24 chi nhánh và hơn 1000 QTDND cơ sở. Có thể nói, Việt Nam đã đa dạng hóa hình thức sở hữu và loại hình hoạt động NH, phát triển mạnh mẽ về quy mô, tạo điều kiện cho hệ thống NH huy động vốn trong và ngoài nước để đáp úng vốn cho phát triển nền kinh tế. Năm năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình khoảng 33% năm, so với thế giới thì tốc độ này là cao, nguyên nhân là do thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng chủ yếu dựa vào NH. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành NH phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 xuống dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%; tăng tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; giảm cho vay BĐS, chứng khoán. Từ đó đến nay, ngành NH cơ bản đã thực hiện tốt các yêu cầu của Chính phủ đặt ra; lạm phát đã được kiểm soát. Tuy nhiên, hệ thống NH đã bộc lộ những bất cập cần được tái cơ cấu để đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

Việc tái cấu trúc hệ thống NH là việc làm bình thường và thường xuyên của NH, đảm bảo cho hệ thống NH lành mạnh, hiệu quả, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo cạnh tranh trong môi trường đầy biến động của thế giới, đảm bảo cho hệ thống NH đáp ứng đủ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân cả ở vùng sâu, vùng xa đều được tiếp

cận với dịch vụ NH, tạo ra một hệ thống NH đa dạng về loại hình, về sở hữu, về quy mô, trong đó có những NH có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các NH trong khu vực và trên thế giới, làm trụ cột cho các NH trong nước. Đồng thời cũng có những NH nhỏ nhưng lành mạnh hoạt động trong các phân khúc thị trường khác nhau. Dự kiến sau 5 năm tái cấu trúc, hệ thống NH Việt Nam sẽ có khoảng 2 NH có đủ sức cạnh tranh với các NH trong khu vực, có khoảng 10-15 NH đủ lớn làm trụ cột cho các NH trong nước, khoảng 8 NH nhỏ hoạt động lành mạnh với quy mô phù hợp. Để tái cấu trúc, NHNN sẽ phân loại các NH thành 3 nhóm: Nhóm thứ 1, gồm các NH có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô đủ lớn để tiếp tục phát triển thành những NH trụ cột, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế. Dự kiến sẽ có khoảng 15 NH loại này chiếm khoảng 80% thị phần hoạt động của cả hệ thống NH. Nhóm thứ 2, là nhóm các NH có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có quy mô nhỏ, không có nhu cầu hoặc không có điều kiện phát triển quy mô cao hơn nữa. Sẽ có quy định đảm bảo giám sát chặt chẽ cũng như phân khúc thị trường để đảm bảo cho các NH này hoạt động hiệu quả. Nhóm 3, là nhóm NH đang có tình hình tài chính khó khăn cần phải cầu trúc lại. NHNN sẽ tham gia giám sát chặt chẽ, yêu cầu các NH lớn sẽ tham gia mua cổ phần, tham gia vào quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư; mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập nếu cần.

Phương châm của quá trình tái cơ cấu là không để NH nào đổ vỡ, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và khách hàng của NH. Đây cũng là nguyên tắc được Chính phủ đảm bảo trong quá trình tái cơ cấu các NH.

Kinh nghiệm các nước sau khủng hoảng tài chính (2007-2009), nhiều quốc gia áp dụng tiêu chuẩn Basel làm tiêu chuẩn mang tính bắt buộc cho hoạt động của mỗi NH. Hệ thống tiêu chuẩn Basel III có thể đảm bảo cho sự cân đối giữa tài sản có và các nghĩa vụ trả nợ của mỗi NH, đảm bảo thanh

cũng thành công mỹ mãn, việc thành công còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của sự phát triển NH của mỗi nước. Ở những nước áp dụng thành công, do chú trọng đến những tiều chí cơ bản: Tỷ lệ an toàn vốn (thường là 8% theo quy định của Basel), tỷ lệ này đã được đúc rút từ kinh nghiệm quản trị NH từ nhiều năm, nó đảm bảo cho NH hoạt động bình thường. Đảm bảo tính t hanh khoản, nghĩa là luôn phải đảm bảo một khoản dự phòng đảm bảo cho các khoản phải thanh toán ngay. Tăng cường quản trị và giám sát hoạt động NH từ mỗi NH cũng như toàn hệ thống, đảm bảo hoạt động của mỗi NH luôn trong tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Minh bạch hóa thông tin công khai các thông tin cơ bản về hoạt động của mỗi NH, để không chỉ cơ quan quản lý biết mà toàn thể người dân đều biết và tham gia quản lý hoạt động NH. Việc đánh giá, xếp hạng của các tổ chức chuyên nghiệp có uy tín và công khai, việc đánh giá xếp hạng cũng có tác động tích cực buộc các NH phải đẩy mạnh mọi hoạt động NH theo chuẩn mực để giữ uy tín, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

1.1.3.4 Các phương thức TTKDTM

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động

Một phần của tài liệu 190 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH đà NẴNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 33)