Huy động vốn

Một phần của tài liệu 190 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH đà NẴNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 72 - 76)

Năm 2011, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM. Sự canh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Trước sự cạnh tranh khốc liệt đó SHB đã tự hoạch định cho mình một chiến lược thu hút khách hàng gửi tiết kiệm từ dân cư cũng như tổ chức kinh tế có nguồn tiền nhàn rỗi. Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB - Chi nhánh Đà Nang đã không ngừng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch. Thời điểm 30/06/2011 nguồn vốn huy động là 963.329 triệu đồng, đến thời điểm 31/12/2011, tổng vốn huy động đạt 707.128 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2011 duy trì ở mức cao tuy nhiên đến cuối năm 2011 giảm 25,68 % so thời điểm 30/6/2011; tính đến 30/06/2012 tốc độ giảm 12,15 % so với thời điểm 31/12/2011. Nhưng trong giai đoạn này, Huy động dài hạn lại tăng hơn so với thời điểm 31/12/2011, tăng 42,92%

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, đạt được những kết quả này là do SHB - ĐN đã đề ra những chính sách huy động tiết kiệm đa dạng, hấp dẫn thu hút cả tổ chức cũng như cá nhân tham gia gửi tiền tiền tiết kiệm tại SHB- ĐN. Đưa ra nhiều hình thức tiết kiệm linh hoạt với lãi suất cao, nhận ngay tiền lãi, thoả thuận lãi suất, chương trình tiết kiệm dự thưởng, tư vấn cho khách hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền tại SHB-ĐN cao hơn so với các Ngân hàng khác

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động từ 30/06/2011-30/06/2012

- -

11 11 11 11 12 12

(Nguồn từ BCTC đã được kiểm toán của SHB. năm 2011. và BCTC đến ngày 30/06/2012)

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2011-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng 1,000,00 0 900,00 0 800,00 0 700,00 0 600,00 0 500,00 0 400,00 □ - Ngắn hạn □ - Trung. dài hạn

Trong 6 tháng đầu năm 2011, SHN-ĐN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Cụ thể là:

Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắn hạn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 948.257 trđ đến 30/6/2011, chiếm 98,44% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2011 giảm còn 704.747 trđ và vẫn chiếm tỷ trọng 99,66% trong tổng nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn biến động lãi suất hiện nay, rất ít khách hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài, mà chủ yếu gửi ngắn hạn vì tâm lý của họ là do lạm pháp đang tăng cao cùng với sự biến động lãi suất liên tục trên thị trường tài chính . Việc khách hàng gửi tiết kiệm ngắn hạn như vậy sẽ làm tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của SHB-ĐN tại NHNN.

Trong năm 2012 SHB-ĐN đã gặp không ít khó khăn, thách thức.

Năm 2012, khởi đầu một chuỗi những khó khăn trong thị trường tài chính, tình hình lạm phát tăng cao, lạm phát đang ở mức 2 con số (5 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ lạm phát đạt gần 18.5%). Lạm phát tăng đã ảnh hưởng rất lớn tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, lĩnh vực Ngân hàng không phải là ngoại lệ. Để kiềm chế lạm phát Ngân hàng trung ương đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông bằng cách bắt buộc các tổ chức tín dụng mua tín phiếu NHNN. Chính điều này đã tạo không ít khó khăn cho các NHTM trong đó SHB-ĐN nằm trong danh sách mua tín phiếu NHNN. Việc mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã tạo cho Ngân hàng thiếu nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn dẫn đến nguy cơ giảm khả năng thanh khoản. Vì vậy để tăng khả năng thanh khoản của mình, SHB-ĐN đã đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế với mức lãi suất tương đối cao so với mức lãi suất trần mà Ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm. Điều này ảnh hưởng đến

kết quả kinh doanh chung của toàn hàng. Vì huy động với lãi suất cao dẫn đến chi phí cho những khoản tiền huy động này là rất lớn đã làm giảm thu nhập của SHB-ĐN.

SHB-ĐN là một Ngân hàng TMCP, đặt trên địa bàn quận Hải Châu, một khu vực có rất nhiều NHQD trong khi đó tâm lý người gửi tiền vẫn thích gửi tại NHQD vì cho rằng NHQD có nhà nước bảo trợ nên gửi ở đó an toàn hơn, còn gửi tiền ở Ngân hàng TMCP rủi ro cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát cao, làm cho đồng tiền đồng mất giá, Tâm lý người dân thích tích trữ vàng và mua ngoại tệ, điều này ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các NHTM nói chung và SHB nói riêng.

Một phần của tài liệu 190 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH đà NẴNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 72 - 76)