Truyền tin nối tiếp trong vi điều khiển 8x51/

Một phần của tài liệu Giáo trình ghép nối với máy vi tính (Trang 138 - 140)

Ch ươ ng

5.1.2Truyền tin nối tiếp trong vi điều khiển 8x51/

Vi điều khiển 8x51/52 có cổng nối tiếp nằm trên chip. Chức năng quan trọng của cổng nối tiếp là biến đổi dữ liệu từ song song thành nối tiếp để đẩy lên đường truyền và biến đổi dữ liệu vào từ nối tiếp thành song song.

Việc truy nhập phần cứng của cổng nối tiếp thông qua các chân TxD và RxD của 8x52 và đó cũng là 2 bit của Port 3:

P3.1 (TxD) là chân 11 P3.0 (RxD) là chân 10

Cổng nối tiếp của 8x52 có thể truyền 2 chiều đồng thời (full dupflex) và ký tự có thể được nhận và lưu trữ trong bộđệm trong khi ký tự thứ 2 đã được nhận và nếu CPU đọc ký tự thứ nhất trước khi ký tự thứ hai được nhận thì dữ liệu không bị mất .

địa chỉ 99h được xem như 2 buffer. Khi ghi dữ liệu vào SBUF là truyền dữ liệu còn khi đọc dữ liệu từ SBUF là nhận dữ liệu từ đường truyền SCON (Serial port Control register) có địa chỉ 98h là thanh ghi có thểđánh địa chỉ theo từng bit bao gồm bit trạng thái và bit điều khiển. Bit điều khiển xác lập chế độđiều khiển cho cổng nối tiếp và bit trạng thái cho biết ký tự được truyền hay là được nhận bit trạng thái được kiểm tra bằng phần mềm hoặc lập trình để gây ra ngắt.

Chương trình truyền tin nối tiếp với vi điều khiển 8x51/52 có thể viết theo kiểu polling hoặc theo kiểu ngắt. Việc chọn loại nào là tuỳ theo yêu cầu của

Hình 5.4 Vi mạch khuyếch đại đường truyền MAX 232

công việc cụ thể. Với các ứng dụng đơn giản, ít dữ liệu thì chương trình kiểu polling có thể đáp ứng được. Với các ứng dụng yêu cầu vào ra phức tạp, dữ liệu nhiều, nhanh nên sử dụng phương pháp truyền tin dùng ngắt.

Khi sử dụng truyền tin nối tiếp với vi điều khiển, để tăng cường độ lớn của tín hiệu truyền tin thường sử dụng vi mạch khuyếch đại truyền tin nối tiếp

MAX 232. Sơđồ sử dụng như hình 5.4.

Một phần của tài liệu Giáo trình ghép nối với máy vi tính (Trang 138 - 140)