Bảng 2.10: Mức cấp tín dụng tối đa theo giá trị tài sản đảm b ảo

Một phần của tài liệu 093 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 79 - 144)

3 Ngành xây dựng 4 ,1 18% ,7 6 7% 6-2 5,7% 6,5 10,9% 4 Ngành Thương 18,4 81% 60 ,3 67% 88,8 81,8% 44,6 74,5% 5 Ngành khác - 0% 8 ,4 9% 0,6 0,6% 1,2 2,0% Tổng cộng 22,8 100% 90 ,4 100% 108,5 100% 59,9 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCPCT Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2012 -2015)

Trong giai đoạn 2012-2014, xét theo ngành kinh tế thì ngành thương mại- dịch vụ có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất so với các ngành khác, đặc biệt trong năm 2014, tỷ lệ NQH ngành thương mại - dịch vụ là 89,6 tỷ chiếm 82,0% tổng NQH của chi nhánh. NQH thấp nhất ở ngành nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm khoảng0,5% tổng NQH trong các năm. Tuy nhiên sang năm 2015, tỷ lệ NQH ở ngành Thương Mại - dịch vụ đã giảm đáng kể chỉ còn lại 50,6 tỷ chiếm 28,8% tổng NQH, trong khi đó nợ quá hạn lại tăng mạnh ở ngành công nghiệp với 116,6 tỷ chiếm 66,2% tổng NQH. Nguyên nhân chính là do một phần dư nợ công ty cổ phần xi măng Hạ Long quá hạn trên 10 ngày khiến cả 113 tỷ dư nợ của công ty chuyển từ nhóm 1 sang nợ nhóm 2, dẫn đến NQH của chi nhánh tăng đáng kể cho dù nợ xấu đã giảm mạnh.

65

2.3.2.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2012-2015

Chỉ tiêu Năm201

2 3Năm201 4Năm201 2015Năm

Tổng du nợ cho vay 3.38 0 2.86 8 2.96 2 3.86 5 Số tiền trích lập DPRR 7 27,3 44,74 7 40,8 8 40,5 Tỷ lệ trích lập DPRR 0,81 % 1,56% 1,38% 1,05%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCPCT Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2012 -2015)

Nợ xấu của Chi nhánh có chiều hướng tăng trong giai đoạn năm 2012-2014, cụ thể, năm 2012 nợ xấu là 22,8 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 0,7% trên tổng dư nợ) và chủ yếu nằm ở ngành thương mại dịch vụ (18,4 tỷ đồng chiếm 81% tổng nợ xấu); đến năm 2013 nợ xấu tăng đột biến với số dư là 90,4 tỷ đồng tương ứng 3,2% tổng dư nợ, vẫn tập trung chủ yếu ở ngành thương mại- dịch vụ (60,3 tỷ đồng tương ứng 67% tổng nợ xấu), và ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên (14,4 tỷ đồng tương ứng 16% tổng nợ xấu). Nợ xấu năm 2013 tăng đột biến như vậy là do khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, một số khoản nợ đã thực hiện cơ cấu từ những năm trước đến hạn khách hàng vẫn không trả nợ được theo kế hoạch nên chuyển thành nợ xấu. Bước sang năm 2014 nợ xấu của chi nhánh tiếp tục tăng với số dư là 108,5 tỷ đồng chiếm 3,7% tổng dư nợ, nợ xấu tiếp tục tập trung chủ yếu ở ngành Thương mại- Dịch vụ (nợ xấu 88,8 tỷ đồng tương ứng 81,8% tổng nợ xấu).

66

Nợ xấu năm 2014 tăng so với năm 2013 chủ yếu là do những món nợ nhóm 2 năm 2013 bị chuyển thành nợ xấu trong năm 2014, ngoài ra một số khách hàng có tình hình kinh doanh khó khăn nghiêm trọng cũng đã chuyển thành nợ xấu trong năm mà không qua nợ nhóm 2.

Năm 2015, nợ xấu giảm đáng kể với số du giảm chỉ còn 59,9 tỷ (tuơng ứng tỷ lệ 1,5% trên tổng du nợ) do chi nhánh đã thực hiện xử lý thu hồi đuợc một số món nợ xấu lớn nhu: Công ty cổ phần Bắc Trung Nam (16 tỷ đồng), Công ty Hoàng Sơn (27 tỷ đồng) và vẫn tập trung chủ yếu ở ngành thuơng mại - dịch vụ (44,6 tỷ chiếm 74,5% tổng nợ xấu của chi nhánh). Hiện tại nợ xấu tập trung chủ yếu ở 1 số công ty nhu:công ty cổ phần công nông nghiệp Việt Mỹ (10 tỷ đồng), Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Thanh Hoa (11 tỷ), công ty TNHH Ngọc Trang (8 tỷ)... Với những tín hiệu tích cực từ việc thu hồi nợ xấu trong năm 2015 cùng với việc Chi nhánh Thanh Hoá đã thực hiện sàng lọc, theo dõi sát sao khách hàng thì xu huớng các khoản nợ xấu, nợ quá hạn sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.

2.3.2.3. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Theo thông tu 02/2013/TT-NHNN, dự phòng rủi ro là số tiền đuợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy rado khách hàng không thực hiện đuợc đầy đủ theo cam kết đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.Đây là một chỉ tiêu phản ánh chất luợng tín dụng và khả năng quản lý nợ của Ngân hàng. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng trong cho vaythể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2012- 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCPCT Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa từ 2012 -2015)

67

Nợ xấu năm 2014 là cao nhất trong giai đoạn 2012-2014, tuy nhiên số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lại thấp hơn so với năm 2013, nguyên nhân là do một số khoản nợ xấu đã phát sinh và đuợc trích lập xong trong năm 2013. Đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhung nợ nhóm 2 lại tăng mạnh nên số tiền trích lập dự phòng rủi ro vẫn đạt mức cao 40,58 tỷ đồng. Qua đây ta cũng thấy công tác trích lập dự phòng tại chi nhánh đã đuợc thực hiện nghiêm túc.

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

2.4.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

2.4.1.1. Chính sách và mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, b ởi hệ thống thông tin thiếu sự minh b ạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán b ộ ngân hàng chua cao... Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm b ảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam, huớng đến các chuẩn mực quốc tế trong công tácquản lý rủi ro và phù hợp với môi truờng kinh tế hội nhập.

a) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Theo quan điểm của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam về rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng của khách hàng phải đuợc quản lý dựa trên nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro, thông qua các điều kiện, quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.

b) Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

68

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể xem là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiến hành dự án xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nội b ộ một cách đầy đủ và toàn diện theo định hướng chuẩn mực quốc tế Basel II. Mô hình quản lý rủi ro này góp phần giúp VietinBank nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng một cách hiệu quả.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank xây dựng thay đổi theo hướng:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến từng chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức thẩm quyền phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách phân bổ tín dụng, xây dựng danh mục đầu tư...

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tìm kiếm, tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận thẩm định tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập dựa trên hồ sơ của bộ phận quan hệ khách hàng và đưa ra các ý kiến đề xuất cấp hay không cấp tín dụng), và bộ phận tác nghiệp (thực hiện tác nghiệp trên máy, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, lưu trữ hồ sơ).

- Chuyển đổi từ mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình quản lý theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó b ao gồm cả hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chuyển hướng sang làm chức năng b án hàng.

- Khối QLRR đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát và áo cáo độc lập qua quá trình nhận diện, đo lường, kiểm soát, quản lý, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của Vietinbank, phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.4.1.2. Đặc điểm vận dụng chính sách và mô hình tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — chi nhánh Thanh Hóa

69

thực hiện chuyển đổi sang mô hình giai đoạn II theo lộ trình của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thì công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Hóa được giao cho phòng Quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát và thực hiện danh mục cho vay, đầu tư , thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ điều kiện quy định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thực hiện chức năng kiểm soát, đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Bên cạnh đó, Phòng Quản lý rủi ro còn chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm: các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro; Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay.

Từ ngày 20/05/2013, NHCT Thanh Hóa thực hiện chuyển đổi mô hình giai đoạn II theo lộ trình của NHCT Việt Nam, về cơ b ản đã thay đổi cơ cấu mô hình tổ chức xét duyệt tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, Phòng quản lý rủi ro chấm dứt hoạt động, chức năng nhiệm vụ quản lý rủi ro thuộc trách nhiệm của Tổ quản lý rủi ro trực thuộc phòng kế hoạch và tổng hợp;

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng giai đoạn II tại NHCT Thanh Hóa, như sau:

- Hội đồng tín dụng cơ sở: tái thẩm định các khoản vay vượt thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh và đưa ra các quyết định khác trong thẩm quyền của Chi nhánh.

- Giám đốc chi nhánh/Người được ủy quyền: chịu trách nhiệm đề ra các chính sách, quy định tín dụng dựa trên các hướng dẫn, chỉ đạo của NHCT Việt Nam, là người quyết định việc cấp giới hạn tín dụng và/ hoặc cho vay trong thẩm quyền quy định dựa vào Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng và/hoặc cho vay, Tờ trình đề xuất thông tin kiêm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm của các phòng khách hàng và phòng giao dịch.

10

- Phòng khách hàng: Các cán b ộ quan hệ khách hàng tìm kiếm, tiếp cận, thu thập thông tin khách hàng, thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn và lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng và/hoặc cho vay, Tờ trình đề xuất thông tin kiêm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, tờ trình thẩm định biện pháp b ảo đảm trình để Giám đốc/Nguời đuợc ủy quyền và Hội đồng tín dụng cơ sở đua ra các quyết định của mình. Các b ộ phận trực thuộc phòng Khách hàng đuợc phân định rõ chức năng b ao gồm cán b ộ quan hệ khách hàng, cán b ộ phân tích thẩm định chuyên sâu và cán b ộ tác nghiệp. Cán b ộ quan hệ khách hàng thẩm định sơ b ộ khách hàng đua ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng, chuyển hồ sơ cho cán b ộ thẩm định. Việc thẩm định và đề xuất phê duyệt cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng là do cán b ộ phân tích thẩm định chuyên sâu thực hiện. Công việc thực hiện các nội dung sau phê duyệt tín dụng và quản lý hồ sơ tín dụng đuợc chuyển giao cho cán b ộ tác nghiệp. Việc phê duyệt tín dụng đuợc thực hiện theo phân cấp uỷ quyền mức phán quyết mà Hội sở chính phân cho từng Chi nhánh theo đặc điểm quy mô, nhung mô hình huớng tới các khoản vay tập trung sẽ tập trung về Hội sở chính, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

- Phòng giao dịch: Thực hiện phê duyệt giới hạn tín dụng, cho vay trong thẩm quyền mức phán quyết đuợc Giám đốc chi nhánh ủy quyền. Các cán ộ quan hệ khách hàng vừa là nguời tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, vừa là nguời thẩm định hồ sơ vay vốn và lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng và/hoặc cho vay, Tờ trình đề xuất thông tin kiêm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, tờ trình thẩm định iện pháp ảo đảm... trình cho Giám đốc/Nguời đuợc ủy quyền và Hội đồng tín dụng cơ sơ đua ra các quyết định của mình.

- Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Đuợc thành lập trực thuộc phòng kế hoạch và tổng hợp, với chức năng nhiệm vụ: Theo dõi, đôn đốc, quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xử lý rủi ro, phối kết hợp với cán b ộ Phòng Khách hàng, phòng giao dịch để đề ra biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản nợ.

71

và đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức rủi ro là thấp nhất. Khách hàng tin tuởng, thiết lập quan hệ tín dụng với NHCT Thanh Hóa ngày càng nhiều (thể hiện qua du nợ tín dụng tăng cao) cũng cho thấy sự thành công của việc chuyển đổi mô hình tín dụng mới.

2.4.2. Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa

Để thực hiện tốt việc “mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng”, NHCT Thanh Hóa luôn luôn quan tâm đến công tác quản lý RRTD, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng nhu đánh giá phân loại chọn lọc khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn kỹ luỡng; công tác kiểm tra, kiểm soát đuợc chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời; tăng cuờng công tác thu hồi nợ.... NHCT Thanh Hóa đã triển khai công tác quản lý rủi ro tín dụng trên các mặt:

2.4.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

- Phân loại và đánh giá khách hàng: Đây là nội dung đuợc NHCT Thanh Hóa đánh giá là then chốt, vô cùng quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Việc phân loại khách hàng đuợc thực hiện thuờng xuyên bắt đầu ngay từ khi khách hàng có nhu cầu quan hệ tín dụng.

- Thực hiện mô hình định tính về rủi ro tín dụng: tập trung tìm hiểu và phân tích đánh giá về nguời đi vay dựa trên mô hình “6 khía cạnh - 6C” của nguời xin vay là Charater (tu cách), Capacity (năng lực), Cash (thu nhập), Collaterat (bảo đảm), Conditions (điều kiện), Controls (kiểm soát). Tất cả các tiêu chí này phải đuợc thẩm định và đánh giá tốt thì khoản vay mới đuợc Ngân hàng xem xét duyệt cho vay.

- Chấm điểm tín dụng khách hàng: Kể từ khi khách hàng bắt đầu đặt vấn đề

Một phần của tài liệu 093 GIẢI PHÁP QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 79 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w