Biểu đồ 2.5. Doanh số giao dịch liên ngân hàng năm 2014

Một phần của tài liệu 063 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 56 - 63)

4 352.96 3 402.51 2 Tháng 6 187.41 2 7 198.50 4 281.08 6 453.38 7 565.67

5 9 4 7 6 Tháng 9 161.21 5 4 216.30 2 293.22 5 377.24 3 477.25 Tháng 10 196.09 3 252.52 5 314.02 0 525.64 5 702.26 9 Tháng 11 225.78 3 0 219.81 3 362.98 3 549.92 5 740.96 Tháng 12 297.97 6 318.62 1 493,13 0 667.62 7 952.48 7 Tồng 2.629.70 9 3.297.53 3 3.538.867 5.036.465 6.896.406 BQ/tháng 219.14 2 4 274.79 6 294.90 5 419.70 1 574.70

Tháng 2 6 143 6.2 10 115

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền trên TTTTLNH có sự tăng lên đáng kể qua các năm trong giai đoạn 2007 - 2011, với tốc độ tăng trưởng tăng dần theo các năm. Từ năm 2007 sang đến năm 2008, tổng doanh số cho vay, gửi tiền tăng khoảng 668 nghìn tỷ đồng, tương đương 25%. Năm 2010, tổng doanh số giao dịch trên thị trường cho vay gửi tiền liên ngân hàng cũng có sự tăng trường rõ rệt so với các năm trước đó, tăng hơn 42% so với năm 2009 và tăng gần 92% so với năm 2007. Sang đến năm 2011, tổng doanh số giao dịch toàn thị trường vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 6.896 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010 và tăng gấp 2,6 lần so với tổng doanh số giao dịch năm 2007.

Các giao dịch cho vay gửi tiền trên TTTTLNH Việt Nam tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn dưới 1 tháng, với tỷ trọng của các kỳ hạn này chiếm khoảng trên 80% so với doanh số giao dịch; trong đó riêng doanh số giao dịch qua đêm đã chiếm khoảng 40% - 50% tổng doanh số giao dịch toàn thị trường.

Như vậy có thể thấy, doanh số giao dịch trên thị trương có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Điều đó chứng tỏ TTTTLNH Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh cả về quy mô và doanh số giao dịch, giúp cung cấp nguồn vốn thanh khoản cho các TCTD, góp phần không nhỏ đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với đặc điểm các giao dịch không bảo đảm, đặc biệt là hoạt động gửi tiền chiếm tỷ trọng lớn, chủ yểu trên thị trường cũng tạo ra một rủi ro nhất định cho hoạt động cho vay, gửi tiền trên TTTTLNH Việt Nam khi mà trong những giao

dịch này các quy định, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia không được chặt chẽ như đối với những giao dịch cho vay. Mặc dù chưa xảy ra tranh chấp nào liên quan tới giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng, nhưng trên thị trường cũng đã xuất hiện những trường hợp các TCTD đi vay, nhận tiền gửi từ TCTD khác nhưng không hoàn trả tiền đúng thời hạn. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp một số TCTD sử dụng vốn huy động qua TTTTLNH chủ yếu với mục đích mở rộng tín dụng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, việc các TCTD khi tham gia thị trường phải tự đi tìm đối tác cho các nhu cầu vốn của mình mà vắng bóng nhà môi giới là một hạn chế cho sự phát triển của TTTTLNH Việt Nam; tốn kém về thời gian, chi phí; và một phần tạo nên sự manh mún trên của thị trường khi mà các TCTD chỉ thường giao dịch trong nhóm với nhau. Những bất cập này cho thấy đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống các nhà môi giới trên TTLNH Việt Nam là cần thiết.

Bảng 2.3. Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giai đoạn 2007-2011

Tháng 5 4 14 5.9 6.5 123 Tháng 6 6 17.3 5.8 6.3 12.1 Tháng 7 3.8 ĩ 6 6.5 12 Tháng 8 3.5 16 7.1 6.8 10.5 Tháng 9 5 14 7.3 7 12.3 Tháng 10 5 12 7.3 7.5 125 Tháng 11 7.6 83 8 10.3 13.5 Tháng 12 6.3 7.8 10.6 ũ 14

Lãi suất bình quân cho vay, gửi tiền liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở lãi suất giao dịch thực tế của các TCTD, phản ánh cung, cầu vốn trên thị trường. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam qua các năm 2007 - 2011 cho thấy một số xu hướng, đặc điểm như:

Thứ nhất, lãi suất liên ngân hàng cũng thể hiện tính mùa vụ của thị trường liên ngân hàng Việt Nam khi các mức lãi suất qua các năm hầu như có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm, giáp Tất nguyên đán - là những dịp mà nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, phục vụ tiêu dùng của người dân và nền kinh tế tăng cao làm tăng nhu cầu vốn của các TCTD, đẩy lãi suất liên ngân hàng gia tăng.

Thứ hai, có sự gia tăng trong mặt bằng lãi suất giao dịch trên thị trường cho vay gửi tiền liên ngân hàng qua các năm, điển hình là mặt bằng lãi suất giao dịch của năm 2011 có sự tăng cao rõ rệt, cao hơn hẳn so với các năm trước, mặt bằng lãi suất năm 2011 dao động từ 12% - 14% và không có sự phân biệt rõ rệt giữa lãi suất các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Diễn biến này là do năm 2011, nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, nguồn huy động vốn trong nền kinh tế khan hiếm với mức lãi suất huy động của kỳ hạn từ 1 tháng trở lên luôn ở mức trên 14% và có hiện tượng cào bằng lãi suất giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài; các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao. Sự khan hiếm vốn trên thị trường 1 hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro đã kéo theo sự gia tăng trong chi phí vốn trên TTTTLNH.

Thứ ba, lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn qua đêm) có biên độ dao động lớn chứng tỏ các giao dịch cho vay, gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến lãi suất giao dịch bình quân qua đêm 2007-2011

Nguồn: CEIC Data Thứ tư, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tác động khá nhạy bén từ các thay đổi, mục tiêu CSTT của NHNN. Trong năm 7008 nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát cao, Chính phủ ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát do đó Chính sách tiền tệ được thắt chặt. Bước sang năm 2009, sau khi lạm phát đã được kiềm chế, tình hình kinh tế, tài chính và tiền tệ đã dần đi vào ổn định. Với mục tiêu hàng đầu là chống suy giảm kinh tế, đầu năm 2009, NHNN đã thực hiện nới lỏng CSTT, khuyến khích các TCTD mở rộng cho vay đối với nền kinh tế. Đầu tháng 2/2009, lãi suất cơ bản từ 8,5%/năm (từ cuối tháng 12/2008) đã giảm xuống còn 7%/năm và mức lãi suất này được duy trì cho đến cuối năm 2009 theo đó nhìn chung, mặt bằng lãi suất trên TTLNH năm 2009 có sự sụt giảm đáng kể ở tất cả các kỳ hạn so với lãi suất bình quân năm 2008.

Thứ năm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong các năm thuộc giai đoạn 2007 -2011 nhìn chung tương đối ổn định, không có sự biến động quá lớn giữa các tháng trong năm. Tuy nhiên, chỉ riêng năm 2008, lãi suất thị trường có sự biến động

2012 2013 2014 2015 Tháng 1 1 5 562340.1 6 3. 190326 4.3 438815 3.8 0 38000 Tháng 2 13. 5 665062. 5 4 198120 2 286783 3,6 42000 0

Một phần của tài liệu 063 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w