1 3 77712 7 3. 188230 1.8 409540 3.54 0 51000 Tháng 4 9 565148. 3 5 3. 170000 2 371123 3.2 0 49000 Tháng 5 5 51902 1 2 100000 2.9 447204 3,21 65000 0 Tháng 6 5. 2 0 50842 6 1. 530148 2 461441 2.9 0 54000 Tháng 7 5. 3 53458 5 3. 5 168405 2,5 425580 2.54 42600 0 Tháng 8 4 49842 8 4 210340 2.52 508000 4 0 48067 Tháng 9 3. 6 27798 0 3 148760 2.48 390000 1.6 56100 0 Tháng 10 3 29028 7 3. 8 188790 2.6 535000 2.5 100000 0 Tháng 11 2. 7 22776 8 4 200000 2.86 396000 2.9 98000 0
trồi/sụt mạnh giữa các tháng. Cụ thể, đáng chú ý nhất là vào các tháng 6 và 7 khi TTTT tín dụng tăng trưởng quá nóng, nhu cầu vốn cua các ngân hàng tăng mạnh đã làm cho lãi suất TTLNH tăng cao ở tất cả các kỳ hạn (tháng 07/2008 lãi suất giao dịch bình quân của các kỳ hạn qua đêm lên đến gần 20%/năm). Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành quy định về trần lãi suất chấn chỉnh kịp thời các hiện tượng cho vay với lãi suất vượt 150% lãi suất cơ bản của NHNN, cùng những giải pháp điều hành CSTT linh hoạt đã làm cho lãi suất TTTTLNH ổn định hơn, mặt bằng lãi suất đã giảm dần và chỉ cao hơn một chút so với mặt bằng lãi suất năm 2007 trong những tháng cuối năm.
Biểu đồ 2.2: Diễn biến lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 1 tháng 2007-2011
Vtmtvxn 01/09/2007 01/05/2008 01/0172009 01/09/2009 01/05/2010 01/01?
I—. VNlBOR: SBV: Inierbenk: VN[>: 1 Momh
Nguồn: CEIC Data 2.2.2.2. Giai đoạn 2012- 2016
Bước vào năm 2012, ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí không có thưởng Tết, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý,... Tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9% /năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3- 8% /năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN.
Bảng 2.4.: Doanh số giao dịch và lãi suất qua đêm giai đoạn 2012 - 2015
lượng hoạt động giảm đáng kể do tiền gửi của khách hàng tăng làm cho ngân hàng bớt phụ thuộc vào các nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Một nhân tố khác góp phần làm giảm hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là sự ra đời của thông tư 21/2012/TT - NHNN, quy định rằng các TCTD chỉ có thể đi vay trên thị trường
liên NH nếu như họ không có khoản vay liên ngân hàng nào quá hạn trên 10 ngày, các TCTD không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại các TCTD khác, trên thị trường 2 mà chỉ được thực hiện cho vay với kỳ hạn ngắn dưới 1 năm, loại bỏ cho vay trung và dài hạn. Như vậy, khi thực hiện giao dịch cho vay buộc các TCTD phải trích lập DPRR tương tự như các khoản cho vay đối với khách hàng thông thường, tức là các TCTD phải cẩn trọng hơn khi xem xét cho vay các đối tác trên TTLNH. Trên cơ sở đó, bản thân các TCTD đã thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của mình, hạn chế được tình trạng chạy đua vốn thông qua tăng lãi suất, giảm mức độ phụ thuộc của một số TCTD nhỏ vào vốn trên thị trường 2 từ phía các TCTD lớn. Ngân hàng nhà nước đã lập lại trật tự và kỷ cương trên thị trường liên ngân hàng thông qua thông tư 21, do thực tế hiện nay nợ xấu ngoài phát sinh trong quan hệ vay mượn giữa NHTM và DN thi còn phát sinh giữa tín dụng các NH với nhau, làm ách tắc dòng vốn trên thị trường tiền tệ, gây thiếu hụt thanh khoản trong ngân hàng.
Biểu đồ 2.3: Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng năm 2012
Nguồn: VEPR
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy thị trường giao dịch liên ngân hàng trong giai đoạn này khá bình lặng, lãi suất giữa năm so với đầu năm giảm mạnh, về quanh mức 1.5 - 2.5%/năm với kỳ hạn từ qua đêm đến 1 tuần, 4-6.5%/năm đối với kỳ hạn từ 2 tuần
- 1 tháng. Doanh số giao dịch bình quân thấp, doanh số các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng
chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho thấy thanh khoản của hệ thống đang cải
Biểu đồ 2.4: Giao dịch liên ngân hàng trước vào sau thông tư 21
Dien biến Doanh số giao dịch thi trưởng Liên ngân hãng từ trước vã sau khi TT21, TTOl có hiẽu lưc
Nguồn: NHNN Việt Nam
Ngoài ra, thông tư 21 còn quy định các Ngân hàng chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới 1 năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán. Trước khi thông tư có hiệu lực, ngoài chức năng cho vay, các Ngân hàng còn gửi tiền lẫn nhau với số lượng rất lớn, lên đến hàng trăm tỉ đồng, và lượng tiền gửi tính đến T9/2012 tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền gửi này không chỉ để đáp ứng thanh toán lẫn nhau mà còn cả tiền gửi có kỳ hạn dài. Điều này cho thấy, các NHTM lớn không nỗ lực đẩy tín dụng ra nền kinh tế mà chỉ chăm chăm mang tiền đi gửi ở các tổ chức tín dụng khác để kiếm lời. vốn chạy từ ngân hàng thừa vốn sang ngân hàng thiếu vốn,chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng chứ không chạy vào sản xuất, chạy vào nền kinh tế như mục tiêu của Chính phủ. Cách gửi và cho vay kiểu này thường mang danh nghĩa hỗ trợ thanh khoản nhưng thực ra là để hưởng lãi suất cao.
Sau 4 tháng triển khai Thông tư 21, thị trường liên ngân hàng đã trở lại quỹ đạo và khá ổn định, các TCTD yếu kém đã được tái cơ cấu. Vì vậy NHNN đã ban
hành thông tư 01/2013/TT-NHNN nới lỏng quy định, cho phép các TCTD được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các TCTD khác. Việc này giúp cho nhiều NH có thể kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN.
Trong năm 2013 khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng diễn ra khá ổn định và đồng đều qua các quý so với năm 2012. Tuy nhiên, ta nhận thấy có những diễn biến trái chiều so với năm 2012. Cụ thể là tổng doanh số giao dịch cũng như giao dịch bình quân/ngày trên thị trường giảm mạnh so với năm 2012 cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện nhiều. Tính đến hết tháng 11/ 2013, 6.453.310 tỷ đồng là tổng doanh số giao dịch trên thị hường liên ngân hàng trong đó doanh số giao dịch bằng VND là 3.861.584 tỷ đồng và tổng doanh số giao dịch bằng USD quy đổi là 2.591.726 tỷ đồng. Giao dịch bình quân/ngày bằng VND là 17.804 tỷ đồng và bằng USD là 11.964 tỷ đồng,
Mặc dù doanh số giao dịch bình quân/ngày bằng VND và USD giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên tỷ lệ doanh số giao dịch dưới 1 tháng lại đang có xu hướng tăng trong năm 2013. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ doanh số giao dịch trung bình dưới 1 tháng và từ 1 tháng trở xuống trong năm 2013 lần lượt là 87,84% và 92,50% (tăng 2,84% và 1,31% so với năm 2012) cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng đã cải thiện rõ rệt nhưng không thực sự chắc chắn.
Lãi suất giao dịch bình quân các tháng năm 2013 gần như giảm mạnh đối với hầu hết các kỳ hạn so với cùng kỳ; trong đó, lãi suất bình quân qua đêm trong năm 2013 có thời điểm ở mức rất thấp, chỉ hơn 1%/năm tại thời điểm tháng 6 (các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng, lãi suất dao động từ 1,32% đối với kỳ hạn đến 5,06% đối với kỳ hạn 3 tháng). Tuy nhiên, ở những tháng cuối năm, lãi suất bình quân có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ là dấu hiệu cho việc tín dụng đang được cải thiện.
Biểu đồ 2.5. Doanh số giao dịch liên ngân hàng năm 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong nửa đầu năm 2014, giao địch liên ngân hàng khá sôi động. Tổng doanh số giao dịch và doanh số giao dịch trung bình mỗi ngày bằng tiền đồng và USD ước tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch bằng USD chiếm 40,2% tổng giao địch, tăng nhẹ so với mức 39,5% của cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường giao dịch sôi động nhất trong tháng 1/2014 do các ngân hàng phải đảm bảo thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh toán và tiền mặt của khách hàng trước Tết Nguyên đán. Tổng khối lượng giao dịch trong tuần trước Tết, từ ngày 20 đến 25/1/2014 tăng hơn gấp đôi so với tuần trước đó, lên mức 234.000 tỷ đồng. Ngược lại, khối lượng giao dịch trong hai tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tụt xuống mức thấp nhất do tâm lý nghỉ ngơi của nhà đầu tư. Do đó, lãi suất liên ngân hàng giảm trung bình 60 đến 80 điểm cơ bản và sau đó, giảm xuống các mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhờ thanh khoản dồi dào trong hệ thống ngân hàng.
Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố cắt giảm một loạt lãi suất chủ chốt, khiến cho lãi suất chung trên toàn thị trường cũng giảm xuống vào nửa cuối tháng 3. Sau khi đi ngang trong hai tháng, giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh đầu tháng 5/2014, trước khi Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh tỷ giá với mức tăng 1% vào ngày 18/5. Đây có thể là hệ quả của sự sụt giảm giá mạnh trên thị
trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 8/5 (VN - Index giảm 4,2%) và ngày 12/5 (VN- Index giảm 3,68%), sau khi có tin Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Giá trị chứng khoán cầm cố ở các ngân hàng sụt giảm, trong khi người gửi tiền rút tiền đồng để mua vàng và USD. Cả hai yếu tố này tác động tiêu cực tới thanh khoản của các ngân hàng. Sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã giảm dần do căng thẳng ở Biển Đông đã hạ nhiệt và đi ngang trong giai đoạn cuối tháng 6/2014.
Giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày bàng USD đã tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo tuần, giá trị giao dịch trung bình tăng từ mức trung bình 11,052 tỷ đồng/ngày trong những tuần đầu năm lên mức 18,434 tỷ đồng/ngày trong tuần cuối tháng 2 và giữ ở mức cao cho tới đầu tháng 5. Lãi suất qua đêm cũng tăng từ mức 0,2%/năm lên mức 0,27%/năm và giữ ở mức cao cho tới cuối tháng 5.
Trong khi đó, theo ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tại thời điểm cuối tháng 4/2014, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đã tăng 7,2%, trong khi các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 9,1% so với cuối năm ngoái. Điều này dẫn tới tỷ suất cho Váy trên tổng tiền gửi bằng ngoại tệ đã tăng từ mức 84,3% vào cuối năm 2013 lên mức 99,5% vào cuối tháng 4/2014, gây ra áp lực về thanh khoản ngoại tệ. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến diễn biến trên. Chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá mua bản VND/USD, với ngụ ý sẵn sàng bán USD ra thị trường, giá trị giao dịch USD liên ngân hàng và lài suất qua đêm mới bắt đầu giảm.
Trong hai năm 2015 và 2016, do sự điều chỉnh kịp thời của NHNN và Chính phủ, lãi suất trên thị trường LNH đã được bình ổn trở lại , lãi suất trung bình chỉ dao động quanh mức từ 0,5% cho đến 5,6% và biên độ dao động cũng không quá lớn như giai đoạn trước. Năm 2015, mặt bằng lãi suất thị trường LNH tăng nhẹ, thanh khoản thị trường dồi dào, mức dư thừa thanh khoản thấp hơn giai đoạn 2012-2014. Điều này diễn ra trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khá. NHNN bán ròng ngoại tệ đồng thời thực hiện điều tiết thanh khoản nhằm ổn định tỷ giá. Bình quân cả năm, lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tăng khoảng 0,76-0,79%/năm lên các mức tương ứng 3,33%/năm, 3,68%/năm và 3,97%/năm. Mặc dù tăng nhẹ so với
năm 2014 nhưng lãi suất LNH vẫn thấp hơn mức lãi suất 5%/năm chào mua trên thị trường mở của NHNN, do đó không tạo áp lực tăng đối với lãi suất huy động và cho vay của TCTD với khách hàng.
Biểu đồ 2.6: Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND 2011-2015
(Nguồn: NHNN Việt Nam)
Tuy nhiên, sang năm 2016, mặc dù thanh khoản trên thị trường 2 khá dồi dào, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng mặt bằng lãi suất vẫn chưa được như kỳ vọng. Lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn thị trường cuối năm giảm so với những tháng trước nhưng vẫn tăng nhẹ so với đầu năm 2015. Nguyên nhân: (i) Dư thừa thanh khoản trên thị trường 2 chỉ là trong ngắn hạn, trong khi cơ cấu cho vay chủ yếu là trung, dài hạn; (ii) Có sự phân hóa trong khả năng huy động vốn trên thị trường 2 giữa các TCTD. Một số TCTD yếu kém gặp khó khăn trong việc vay vốn trên thị trường 2 do thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản đảm bảo để thực hiện vay đối ứng. Tỷ trọng vốn vay liên ngân hàng/tổng nguồn vốn của các TCTD này rất thấp (dưới 3%). Lãi suất vay tái chiết khấu (4,5%/năm) hoặc tái cấp vốn (6,5%/năm) cũng cao hơn nhiều lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, các ngân hàng này phải huy động trên thị trường 1 với lãi suất cao hơn các NHTM lớn từ 1,5 % đến 2%/năm dẫn đến tăng mặt bằng lãi suất bình quân toàn thị trường. Tình trạng này phần nào ảnh hưởng đến cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ.
Biểu đồ 2.7. Lãi suất VND trên thị trường LNH năm 2016
Đơn vị: %
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
2.2.3. Mối quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng và các
lãi suất
điều hành khác của NHNN
Lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trên thị trường tiền tệ. Nó không chỉ là cơ sở để các TCTD và các thành viên thị trường xác định lãi suất huy động và cho vay của mình mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho NHNN trong điều hành CSTT. Lãi suất trên TTLNH có mối quan hệ mật thiết với các mức lãi suất điều hành khác trên TTTT như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất chiết khấu,... Một sự điều chỉnh tăng/giảm hay giữ ổn định trong các lãi suất điều hành của NHNN thường có tác động cùng chiều tới lãi suất thị trường liên ngân hàng.
Biểu đồ 2.8. Diễn biến lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, liên ngân hàng, NVTTM giai đoạn 2010 - 2015
Nguồn: NHNN Việt Nam
Cụ thể như trong năm 2010, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định thị trường tài chính, cân bằng mục tiêu lạm phát và tăng
trường. Lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 8%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm,