2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 20/10/2015
Khung 1.15. Khách du lịch trong và ngoài nước năm 2014-2015
Năm 2014, lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu đến Việt Nam đạt hơn 635.000 lượt người, so với gần 516.000 lượt người năm 2010, trung bình giai đoạn 2010 - 2014 tăng 5,35%/năm.
Năm 2015 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khách du lịch nội địa với 48,8 triệu lượt người (cả năm 2014 đạt 38,5 triệu lượt người), trong đó gần 50% là khách lưu trú vốn là đối tượng chi tiêu nhiều, góp phần đưa tổng thu từ khách du lịch trong 9 tháng đạt 269.458 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.
năm (Bảng 1.6), cùng với đó là sự mở rộng quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng, lưu trú, vận chuyển, giải trí...
Do tốc độ phát triển nhanh chóng và việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch; gia tăng nhu cầu sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên như các nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước,… đã gây tác động không nhỏ đến môi trường được thể hiện rõ nét nhất là vấn đề rác thải, nước thải, chất thải độc hại và vấn đề vệ sinh môi trường từ hoạt động du lịch…
Tại nhiều khu vực, do hoạt động du lịch
phát triển “nóng” vượt năng lực quản lý hoặc
do nhận thức của những người có trách nhiệm và điều hành còn hạn chế nên các hoạt động du lịch đã vượt quá khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây tình trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường về lâu dài, tác động ngược trở lại quá trình phát triển du lịch.
1.6.2. Phát triển y tế
Thời gian vừa qua, ngành y tế nước ta có bước phát triển đáng kể nhờ ứng dụng thành công nhiều thành tựu y học hiện đại, ngăn chặn thành công những dịch bệnh nguy hiểm, củng cố mạng lưới y tế các tuyến, góp phần nâng cao an sinh xã hội và từng bước nâng cao chất lượng sức khỏe người dân.
Hiện cả nước có hơn 13.500 cơ sở y tế công và tư, hàng ngày thải ra 47 tấn chất thải y tế nguy hại (chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20% trong tổng lượng CTR y tế phát sinh), tổng lượng nước thải y tế phát sinh cần xử
lý lên tới 125.000 m3/ngày13. Thời gian qua,
để hạn chế những tác động xấu từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho công tác BVMT y tế, tuy nhiên, công tác BVMT trong lĩnh vực y tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.