Báo cáo tổng kết công tác BVMT giai đoạn 2011 2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020, Bộ TN&MT,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÀ SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG (Trang 30 - 31)

2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020, Bộ TN&MT, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, tháng 9/2015

Khung 1.17. Ước tính thải lượng các khí thải do đốt sinh khối tại Châu Á

Tại châu Á, dựa trên các công trình nghiên cứu cho thấy, hàng năm nguồn phát thải do đốt sinh khối ngoài trời ước tính đạt 0,37 triệu tấn SO2, 2,8 triệu tấn NOx, 1100 triệu tấn CO2, 67 triệu tấn CO và 3,1 triệu tấn CH4. Riêng lượng phát thải do đốt cây trồng theo ước tính đạt: 0,1 triệu tấn SO2, 0,96 triệu tấn NOx, 379 triệu tấn CO2, 23 triệu tấn CO và 0,68 triệu tấn CH4.

Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013

Khung 1.18. Ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ sau mùa vụ

Trong những năm gần đây, hiện tượng đốt rơm rạ ở Thái Bình diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường không khí tại thời điểm đốt. Năm 2012, theo kết quả tính toán cho toàn tỉnh Thái Bình, ước tính lượng khí thải từ đốt rơm rạ cho thấy: lượng CO2 phát thải lớn nhất: 738,8 nghìn tấn/năm chiếm 89,57% tổng lượng khí phát thải, CO: 58,3 ng- hìn tấn/năm chiếm 7,08%(1).

Tại Cần Thơ, rơm rạ sau thu hoạch cũng được đốt ngay trên đồng ruộng. Theo báo cáo, khoảng 86% lượng rơm rạ sau mùa vụ được đốt tạo ra lượng bụi thải lớn kèm theo muội đen và khí CO 2(2).

Nguồn: (1) Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;

Bên cạnh đó, sau mỗi mùa người dân thường đốt bỏ rơm rạ và các sinh khối khác ngay trên đồng ruộng. Hoạt động này đã gây ra hiện tượng khói mù cho các vùng lân cận. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm

chủ yếu là các chất khí: CO2, CO, NOx, bụi

mịn, các hợp chất Anđêhit… điều này đã và đang gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

1.7.2. Hoạt động chăn nuôi và sức ép lên môi trường

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm thời gian qua tăng trưởng liên tục với các trang trại chăn nuôi tập trung ngày càng được mở rộng về quy mô và diện tích. Số lượng gia súc, gia cầm đã tăng cao trở lại sau một vài năm chững lại vì dịch bệnh. Hoạt động chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn (56% nông hộ) và gia cầm (69%), riêng chăn nuôi bò sữa tiếp tục tăng nhanh ở vùng Đông Nam Bộ (chiếm 75%) và các tỉnh phía Bắc (chiếm 20%). Bên cạnh một số trang trại được đầu tư tập trung với quy mô lớn,

vẫn còn phổ biến hình thức chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, phần nhiều được nuôi ở quy mô hộ gia đình.

Theo Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT, trung bình mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra 85 - 90 triệu tấn phân, nhưng chỉ khoảng 40% được xử lý, phần còn lại bị xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm, tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Theo ước tính hiện cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, 18.000 trang

trại chăn nuôi tập trung15, nhưng mới chỉ có

8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết BVMT. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài… gây ô

nhiễm môi trường16.

Các nghiên cứu cho thấy, mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng 75 - 85 triệu tấn khí thải, trong đó

khí CO2 chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, khí

NOx chiếm 65% còn lại là các khí khác như:

H2S, NH3… Theo báo cáo của Viện Chăn

nuôi, nồng độ khí H2S và NH3 trong chất

thải chăn nuôi cao hơn khoảng 30 - 40 lần

mức cho phép. Khí CO2 từ chăn nuôi chủ

yếu phát sinh từ việc đốt nhiên liệu chạy máy móc dùng cho thức ăn gia súc, gia cầm.

Khí CH4 phát sinh chủ yếu từ quá trình lên

men thức ăn ở dạ cỏ của động vật nhai lại và phân của gia súc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÀ SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)