Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hệ thống thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Trang 34 - 35)

- Thực hiện chính sách xã hội hoá các hình thức xây dựng thư viện, tủ sách, phòng đọc ở cơ sở dưới hình thức phối hợp giữa nhà nước và nhân dân, giữa bộ ngành, các tổ chức đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương nhằm xây dựng “một xã hội học tập”, đặc biệt góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai.

- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia tích cực vào việc xây dựng tủ sách thư viện

hoặc tạo ra những phong trào đọc sách ở thư viện từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của hệ thống thư viện trong việc nâng cao dân trí, sự mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, tăng tích tích cực của việc thu hút độc giả đến thư viện, hơn thế tạo cho người đọc tâm lý chủ động đến thư viện học tập, nghiên cứu chứ không phải đến thư viện theo phong trào và tiêu tốn thời gian rãnh rỗi.

- Đảm bảo sự tương hợp và khả năng hoà nhập của thư viện Việt Nam với các thư viện trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở cải tiến quy trình, thủ tục hoạt động của thư viện, nâng cao chất lượng các đầu sách cũng như mở rộng đầu tư cho trang bị sách ngoại văn, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động, giao lưu và trao đổi học tập về quản lý và nghiệp vụ thư viện với các thư viện phát triển...

- Học tập mô hình thư viện của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Malaisia, Hàn Quốc…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các hệ thống thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Trang 34 - 35)