Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị nuôi chuồng thịt tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Số lợn mắc bệnh - Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = Số lợn theo dõi Số lợn khỏi bệnh - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = Số lợn điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2018 đến 2020 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Loại lợn

Lợn hậu bị Lợn đực giống Lợn nái sinh sản Lợn con

(Nguồn: Kỹ thuật trại lợn Kiên Hảo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) Qua bảng 4.1 cho thấy, Số lượng lợn hậu bị của

trại có sự thay đổi qua

các năm. Số lượng lợn hậu bị năm 2018 là 341 con, năm 2019 là 350 con tăng 9 con, tháng 12 năm 2020 là 497 con tăng 147 con.

Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn khi tình hình dịch bệnh sảy ra để đạt được mục tiêu đề ra.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ thuật trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn hậu bị đạt chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, hình hộp chữ nhật có thể chứa được tối đa 90 kg.

Kết quả việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, em đều ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, số lợn bị chết và tổng hợp tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Tháng tuổi 4 5 6 7 Tổng

Số liệu thu được cho thấy: Qua 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống của đàn như vậy là đạt yêu cầu với qui định của trang trại (trang trại cho phép tỷ lệ chết là 1%).

Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tháng có sự giống nhau.

Qua quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng em thấy tỷ lệ chết của đàn lợn được em theo dõi là 0% vì: Lợn đã ở giai đoạn 4 tháng tuổi có sức khỏe và sức đề kháng tốt so với lợn con giai đoạn cai sữa hay mới đẻ nên lợn khỏe mạnh không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vậy nên tỷ lệ chết là không có.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại

4.3.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung

quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.Các công việc em thực hiện ở trại được trình bày dưới bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng Công việc

Phun sát trùng trong chuồng Dội vôi, sút

Vệ sinh quạt

Quét mạng nhện, hành lang Vệ sinh bể nước

Lau kính cửa sổ

Số liệu bảng 4.3 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hằng ngày. Phun sát trùng trong chuồng em chỉ thực hiện được 60 lần chiếm 95,23% do em phải thực hiện công việc dồn lợn đi bán. Tất cả các công việc còn lại em đều thực hiện đầy đủ đạt tỷ lệ 100%

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng vắc xin

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Kiên Hảo, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và

hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài về trại phải sát trùng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn, ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mạn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Kết quả tiêm phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

STT Tiêm phòng vắc xin 1 Dịch tả (lần 1) Lở mồm long móng (lần 1) 2 Dịch tả lợn Châu Phi (lần 1) 3 Tai xanh (lần 1) Tiêu chảy cấp (lần 1) 4 Khô thai (lần 1) 5 Dịch tả (lần 2) Giả dại 6 Dịch tả lợn Châu Phi (lần 2)

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn hậu bị nuôi chuồng thịt là đủ 100% các loại vắc xin. Tất cả số lợn tiêm phòng đạt tỷ lệ an toàn 100%.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn hậu bị tại trại

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với kỹ thuật của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn hậu bị. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích đi lại xung quanh trong chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38oC. + Mũi ướt, không chảy dịch nhày.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng, không nằm

ở góc chuồng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo bón hoặc lỏng. Phân không bị

bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm:

+ Trạng thái chung: ủ rũ, lười vận động, lông xù, kém ăn hoặc không ăn, hay chui vào góc chuồng để nằm.

+ lợn bị viêm phổi, có thể ho, nhịp thở nhanh, thở theo thể bụng, có khi ngồi như chó ngồi thở, lông xù.

+ Lợn bị đau chân, sưng khớp, thường đi lại khó khăn.

Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán một số bệnh xảy ra trên đàn lợn hậu bị tại trại

Tên bệnh

Bệnh viêm phổi Bệnh tiêu chảy Bệnh viêm khớp

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: Đàn lợn hậu bị nuôi tại trại đều mắc một số bệnh hay gặp trên lợn, với bệnh viêm khớp có 8 con có triệu chứng trong tổng số 175 con theo dõi chiếm 4,57 %. Hội chứng tiêu chảy phát hiện thấy 6 con có triệu chứng chiếm 3,42% và hội chứng hô hấp phát hiện thấy 13 con có triệu chứng chiếm 7,43% con trong tổng số 175 con theo dõi.

* Bệnh viêm phổi

- Triệu chứng: Sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi, khó thở, ngồi thở hổn hển. Nhịp tim và nhịp thở tăng cao.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm phổi

- Điều trị:

+ Dufamox 15% L.A 1ml/15kg TT, tiêm bắp 5 mũi (2 ngày tiêm 1 mũi)

+ Dynamutilin 20% 1ml/20kg TT, tiêm bắp 5 mũi (2 ngày tiêm 1 mũi)

+ Vitamin C

* Bệnh tiêu chảy:

- Triệu chứng: lợn sốt, bỏ ăn mệt mỏi, ủ rũ, lười vận động. Lông xù mắt lõm sâu, nhợt nhạt, phân loãng, mùi khắm, màu trắng.

- Điều trị:

+ Enrofloxaxin 10% 1ml/10kg TT, tiêm bắp.

*Bệnh viêm khớp:

- Triệu chứng: lợn què, khập khễnh, mất thăng bằng. Các khớp đau sưng đỏ.

- Chẩn đoán: bệnh viêm khớp. - Điều trị:

+ Stepen LA 1ml/10kg TT, tiêm 3 mũi (2 ngày tiêm 1 mũi) + Diclofenac 2,5% 1ml/10kg TT. Điều trị liên tục từ 3 - 5 ngày

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn hậu bị trong thời gian thực tập

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt, dưới sự chỉ đạo và cố vấn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật trại, em đã thực hiện điều trị cho đàn lợn bị viêm phổi và tiêu chảy,viêm khớp, kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn hậu bị trong thời gian thực tập

STT

1 2 3

Số liệu bảng 4.6 cho thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn hậu bị tại trại, trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao, sau khi điều trị bệnh viêm phổi tỷ lệ khỏi là 100%, bệnh tiêu chảy tỷ lệ khỏi là 100% và bệnh viêm khớp có tỷ lệ khỏi là 100%.

Qua đây em thấy rằng, trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăn sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn hậu bị vì khi lợn nái bị nhiễm bệnh không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng tới kinh tế.

4.5. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc khác tại trại kết quả thực hiện thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

STT Nội dung công việc

1 Nhập lợn

2 Xuất bán lợn

3 Vệ sinh sát trùng khu vực xuất bán

4 Làm đan

5 Sửa chữa cửa chuồng

6 Trồng rau

Kết quả bảng 4.7 cho thấy em đã được tham gia vào nhiều công việc khác nhau tại trại để có thể học hỏi các kỹ thuật từ chăm sóc đến xuất nhập lợn, từ các công việc sửa chữa để phục vụ cho công tác chăn nuôi.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại lợn của trại chăn nuôi Kiên Hảo, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ các kết quả thu được, chúng em rút ra được một số kết luận như sau:

- Công tác vệ sinh, sát trùng: em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

- Được tham gia tiêm phòng 175 con lợn nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. - Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt kết quả 100% với khối lượng công việc được giao.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 14 lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với 100%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 6 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng

phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với 100%.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 8 con lợn có biểu viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 100%.

- Đã trực tiếp tham gia 3 lần xuất lợn với tổng số 120 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 110 kg/con.

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại lợn Kiên Hảo, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị giúp trại nuôi dưỡng, chăm

sóc lợn hậu bị nuôi chuồng thịt được tốt hơn, hạn chế hơn nữa tỷ lệ lợn nhiễm bệnh viêm phổi,bệnh tiêu chảy, bệnh viêm khớp trên lợn thịt, cụ thể như sau: - Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Về chuồng trại: thay và sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng trong chuồng nuôi như: vòi uống tự động, cửa kính, ổ điện, bóng điện để đảm bảo lợn được sống trong môi trường chuồng nuôi tốt nhất

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn

Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí

Khoa học kĩ thuật, tập XVI số 2, Hội thú y Việt Nam.

2. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ

điều tri,Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Chí Dũng (2013),Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

4. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luậnvăn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.

7. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biên pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006),

17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị nuôi chuồng thịt tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w