BÀI TẬP LIÊN HỆ THỰC TẾ

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT - KIỂM SOÁT CHUỖI CUNG ỨNG GỖ VÀ NHẬN DẠNG GỖ CHO CÔNG CHỨC KIỂM LÂM VÀ HẢI QUAN (Trang 106 - 110)

Bài tập 1 (giành cho công chức Kiểm lâm):

Theo anh/chị, QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Kiểm lâm là gì?

Cơ quan/đơn vị anh/chị đã áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan/đơn vị chưa?

Nếu có, liệt kê một số hoạt động cụ thể (3 - 5 hoạt động); Nếu chưa: đề xuất một số hoạt động (3-5 hoạt động);

Bài tập 2 (giành cho công chức Hải quan):

2a) Thực hành phân loại mặt hàng nhập khẩu khai hải quan là: mặt hàng gỗ trắc tận dụng gồm nhiều bộ phận khác nhau của cây: gốc, rễ, cành, ngọn.

(Trường hợp học viên không có Danh mục hàng hóa hoặc Biểu thuế hàng hóa XNK có các chương 44 và chương 94 thì chuyển sang thảo luận bài tập 2b dưới đây).

2b) Học viên trao đổi phương hướng xử lý đối với một số vướng mắc liên quan đến thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP như các vấn đề đã nêu tại điểm 2.1.3. Phần II tài liệu này.

Bài tập 3 (cho công chức hải quan & công chức kiểm lâm):

Học viên trao đổi về công tác phối hợp giữa CQ HQ & CQ KL trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ nhằm đảm bảo TM gỗ hợp pháp:

Yêu cầu: Nêu một số nội dung cần phối hợp từ phía cơ quan Kiểm lâm và từ phía cơ quan Hải quan (nêu từ 3-5 yêu cầu phối hợp cho mỗi ngành).

c) Hình thức làm việc:

Chia thành nhóm làm việc. Mỗi nhóm có 12-15 người trong đó có ½ cc HQ & ½ cc KL. Các thành viên trong nhóm thảo luận mở. Khuyến nghị xắp xếp cc KL và cc HQ thuộc cùng địa phương tỉnh/thành phố trong cùng nhóm.

Mỗi nhóm cử 1 cc HQ và 1 cc KL ghi chép nội dung thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận vấn đề liên quan đến lĩnh vực KL và phần liên quan đến lĩnh vực HQ.

Thời gian trình bày mỗi nhóm không quá 5 phút. Thời gian thảo luận nhóm: không quá 15 phút.

Bài tập 4: Thảo luận Tính huống:

Theo Báo hải quan Việt Nam, ngày 19/8/2020, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) – Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Hải quan TPHCM, Cục Hải quan Đồng Nai khám xét 60 container nghi ngờ là gỗ Giáng hương Tây phi nhập khẩu vào Việt Nam qua cảng Cát Lái TPHCM.

Kết quả khám xét ban đầu cho thấy các container gỗ này đã được các đối tượng sơ chế, xẻ thành từng thanh với tổng khối lượng khoảng hơn 1.000 m3. Trị giá của lô hàng ước tính khoảng hơn 20 tỷ đồng.

hương Tây phi (Pterocarpus erinaceus). Loại gỗ này được xếp trong phụ lục II tại “Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)” ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của cơ quan quản lý CITES Việt Nam

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đang chờ kết luận của cơ quan giám định). Toàn bộ số gỗ này đã được di chuyển từ cảng Cát Lái – TPHồ Chí Minh về địa bàn Hải quan ICD Tân cảng Long Bình để khám xét và lưu giữ, bảo quản trong kho chờ kết quả xử lý tiếp theo. Các cơ quan chức năng đang tăng cường lực lượng đẩy nhanh tiến độ khám xét toàn bộ 60 contianer gỗ quý này.

Câu hỏi thảo luận:

Áp dụng lý thuyết được cung cấp và quy trình của Hải quan, anh/chị thảo luận và viết xuống quy trình tiếp theo xử lý vụ việc này

Hai cơ quan hải quan và kiểm lâm có thể kết hợp trong những công việc/giai đoạn nào trong những quy trình nhóm anh/chị vừa thảo luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy định pháp luật chủ yếu thuộc lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế liên quan đến quản lý gỗ và các sản phẩm gỗ

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6 tháng 4 năm 2016.

Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 38/2015/TT-BTC

Thông tư 14/2015/TT-BTC Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 14/2015/TT-BTC;

Thông tư số 81/2018/TT-BTC ngày 15/12/2019 của Bộ Tài chính quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan.

Một số văn bản quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành liên quan đến gỗ và các sản phẩm gỗ:

Luật Lâm nghiệp 2017 (khoản 6 Điều 9 “Tàng trữ...xuất khẩu, nhập khẩu...lâm sản trái quy định...”).

Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013

Luật Đầu tư 2014: Điểm c Khoản 1 Điều 6 “kinh doanh mẫu vật các loài tv, đv hoang dã theo quy định tại Phụ lục I CITES.”.

Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017

khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PHẦN 3: RỦI RO VỀ LOÀI & NHẬN DẠNG GỖ

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT - KIỂM SOÁT CHUỖI CUNG ỨNG GỖ VÀ NHẬN DẠNG GỖ CHO CÔNG CHỨC KIỂM LÂM VÀ HẢI QUAN (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w