Vài nét về bối cảnh thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng thờ

Một phần của tài liệu hoan_thien_moi_truong_dau_tu_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_hai_phong (Trang 71 - 73)

nói riêng thời gian đến năm 2020

- Hội nhập quốc tế của Việt nam đã sâu rộng, tự do hóa đầu tư ngày càng cao, do đó cạnh tranh quốc tế trong nước trong lĩnh vực đầu tư ngày càng gay gắt.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, và nguồn vốn này được coi là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng hiệu quả. Các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và đặc biệt là Trung Quốc là những điển hình về tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là những quốc gia này đã tạo lập được một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng theo hướng khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Như một xu thế chung hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang cạnh tranh nhau để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Thực tế trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, đã có không ít ý kiến lo ngại về tính bền vững trong việc thu hút FDI của Việt Nam. Hiệp hội doanh nghiệp Úc tại Việt Nam cho rằng, nếu Việt Nam không tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn, nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm và khó cạnh tranh trong việc thu hút đầu

tư với các nước ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Myanma…đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và suy thoái đã có tín hiệu phục hồi, nhưng chưa rõ nét nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng thận trọng hơn khi lựa chọn địa điểm đầu tư.

- Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước đang trong quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế, Việt Nam cũng đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới. Trong bối cảnh thu hút FDI vào Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức, Hải Phòng nhận thức rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài gắn với tăng trưởng kinh tế của thành phố. Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ thúc đẩy đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, giảm giá thành sản phẩm vì lợi ích người tiêu dùng. Chính vì vậy mà chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng như của thành phố là tập trung cải thiện môi trường đầu tư, tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1, là trung tâm công nghiệp, thương mại, đầu mối giao thông quan trọng trong giao lưu trong nước và quốc tế, là mắt xích quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế khu vực phía bắc. Việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo thành phố. Hệ thống đường bộ huyết mạch đã và đang được xây dựng hiện đại, hạ tầng giao thông đường biển, đường sắt, hàng không đang được tích cực xây mới và cải tạo nâng cấp. Hải Phòng đã quy hoạch 33 khu công nghiệp tập trung. Đặc biệt thành phố đã được Chính phủ cho phép xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng thành cảng trung chuyển container quốc tế khu vực miền bắc. Đây sẽ là sự đột phá lớn trong phát triển kinh tế địa phương. Hải Phòng đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, trong đó tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Kết nối các khu, cụm công nghiệp theo các chuỗi sản xuất, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tới chân hàng rào các khu, cụm công nghiệp. Thành phố sẽ xây dựng các giải pháp tổng thể, lâu

dài, nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để huy động các nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu hoan_thien_moi_truong_dau_tu_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_hai_phong (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w