Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu hoan_thien_moi_truong_dau_tu_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_hai_phong (Trang 25 - 28)

- Phân loại FDI theo mục đích đầu tư có: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang, và theo chiều dọc.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang: là việc 1công ty tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh. Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc: mục đích của hình thức này là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai của nước nhận đầu tư . Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển.

- Phân loại FDI theo chiến lược đầu tư: có đầu tư mới, mua lại và sáp nhập (M&A)

+ Đầu tư mới (Greenfield investment): là một dạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mua trang thiết bị mới hoặc nhằm mở rộng những trang thiết bị hiện có. Đầu tư mới là mục tiêu chính của các quốc gia nhận đầu tư bởi vì đầu tư theo hình thức này tạo ra nhà máy sản xuất mới, tạo thêm việc làm, chuyển giao công nghệ và bí quyết, và tạo ảnh hưởng đến thương mại trên thị trường thế giới.

+ Mua lại và sáp nhập (M&A): Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại. Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ưu điểm là có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, nhưng cũng có nhược điểm là dễ gây tác động đền sự ổn định của thị trường tài chính của nước sở tại.

- Phân loại FDI theo sở hữu có các hình thức sau:

+ Hình thức doanh nghiệp liên doanh: là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là 1 pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù 1bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại.

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới hình thức là các công ty trách nhiệm hữu hạn.Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.

+ Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư trực tiếp, trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành các hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới.

- Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng còn có hình thức:

+ Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà.

+ Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

+ Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau

khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Ngoài ra còn có một số phương thức đầu tư thâm nhập thị trường không nắm vốn chủ sở hữu như: nhượng quyền thương mại, cấp phép, thuê ngoài.

Nhượng quyền thương mại (Franchising) là quan hệ hợp đồng, trong đó một công ty quốc tế (bên nhượng quyền) cho phép một công ty nước chủ nhà (bên nhận quyền) vận hành một doanh nghiệp theo hệ thống mô hình được phát triển bởi bên nhượng quyền bằng cách trả một khoản phí hoặc đánh dấu lên các hàng hóa, dịch vụ, được cung cấp bởi bên nhượng quyền. Nói cách khác, bên nhượng quyền (Franchisor) sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền (Franchisee). Bên nhận quyền sau khi ký hợp đồng nhượng quyền được phép khai thác kinh doanh trên một không gian địa lý nhất định và phải trên một khoản phí nhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho bên nhượng quyền. [10;58]

 Cấp phép (Licensing) là hợp đồng chuyển giao một số quyền tài sản nào đó giữa hai bên hoặc nhiều bên theo những điều kiện nhất định về việc phân chia về quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên đó. Cấp phép có thể có nhiều hình thức khác nhau: cấp phép thương hiệu, cấp giấy phép sản phẩm, cấp giấy phép quy trình. [10;58]

 Thuê ngoài (Outsourcing) là việc một thế nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện toàn bộ một chức năng sản xuất – kinh doanh nào đó, bao gồm cả tài sản vật chất, nhân lực cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên môn

hóa trong lĩnh vực đó. Các nước đang phát triển Châu Á là địa điểm hàng đầu làm dịch vụ gia công cho các tập đoàn ở các nước lớn phát triển. Có thể kể một số trung tâm nhận thuê ngoài lớn nhất thế giới: Pune của Ấn Độ, Malina, Cube của Phillipin, Thượng Hải của Trung Quốc…[10;59]

Đây là các hình thức mà thông qua đó các công ty đa quốc gia điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu của họ và ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản

lý công ty của nước chủ nhà mà không cần sở hữu cổ phần trong các công ty này. Các hoạt động đầu tư không nắm vốn chủ sở hữu xuyên biên giới diễn ra trên toàn thế giới và đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển. Các hoạt động này tạo ra hơn 2000 tỷ USD trong năm 2009, trong đó hợp đồng sản xuất và thuê ngoài khoảng 1.100 – 1.300 tỷ USD, nhượng quyền thương mại: 330 – 350 tỷ USD, cấp phép chiếm 340 – 360 tỷ USD. [10;57]

Một phần của tài liệu hoan_thien_moi_truong_dau_tu_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_hai_phong (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w