2 Logic can thiệp giảm thiểu các tác động môi trường liên quan đến FDI
2.5 Năng lực thực hiện
Có 4 vấn đề cần đưa vào xem xét khi thảo luận về năng lực thể chế của Việt Nam để thực thi pháp luật môi trường.
Thứ nhất, trên thực tế có một số lượng vừa đủ các cơ quan phục vụ cho việc thực thi hiệu quả; hơn nữa các cấu trúc này (như trái ngược với khả năng về nguồn lực) nói chung là phù hợp với mục đích. Như vậy, không cần phải thiết lập thêm các cơ quan mới hay thay đổi cơ bản cấu trúc tổ chức của các cơ quan hiện tại.
Sự phối hợp giữa các tổ chức (bảo vệ môi trường, ban quản lý, các phòng ban môi trường khu vực và các cơ quan cấp trên) không được hiệu quả như mong muốn. Điều này làm cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian và gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm thông tin mà họ cần để đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý về bảo vệ môi trường.
Cần phải đánh giá lại trình độ của các nhân viên trong các cơ quan cấp vùng và trình độ năng lực kỹ thuật; các yêu cầu cho đến nay đã đưa ra gợi ý về nhu cầu tăng cường thể chế đáng kể.
Cho đến nay vẫn chưa có đánh giá nỗ lực nào của nhân viên trong việc thực hiện có hiệu quả các công việc định kỳ và công việc phát sinh từ các quy định trong luật môi trường Việt Nam. Cho đến khi công việc này được thực hiện, không có một điểm chuẩn nào đối ngược với kế hoạch về định lượng xem phương pháp tăng cường thể chế nào là cần thiết.
Dự án EU-MUTRAP đã thực hiện một hoạt động với Bộ TN&MT (INVEN-8) trong đó chỉ rõ năng lực thể chế của các cơ quan quản lý môi trường ở cấp vùng miền còn hạn chế để thực thi hiệu quả luật pháp của Việt Nam trong việc giám sát tác động môi trường (ĐTM) và hậu giám sát ĐTM. Các cuộc điều tra bổ sung được thực hiện ở Bắc Ninh phục vụ cho nghiên cứu này không chỉ khẳng định hiện trạng này mà còn cho thấy sự thiếu hụt lớn hơn về năng lực thể chế cần thiết để thực hiện luật môi trường một cách hiệu quả.
EU-MUTRAP cũng thực hiện một nghiên cứu nữa cho MONRE về chế tài xử phạt môi trường (INVEN-8 PE2). Nghiên cứu cho thấy nguồn lực quản lý môi trường mà Anh quốc phân bổ cho các quy định về môi trường dù ít vẫn lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Mặc dù cần phải thận trọng khi đưa ra kết luận từ việc so sánh trực tiếp tình huống của 2 quốc gia khác nhau như vậy, nhưng vẫn có thể kết luận rằng pháp luật môi trường Việt Nam còn rất hạn chế.
Nói cách khác, để xác định được con đường phía trước, Luật Môi trường Việt Nam cần áp đặt một loạt các nhiệm vụ (cả định kỳ và đột xuất) đối với các cơ quan quản lý. Khối lượng công việc cần thiết để đưa từng nhiệm vụ vào thực tiễn có thể ước tính được. Do đó tổng khối lượng công việc cần thiết để thực thi luật môi trường cũng có thể ước tính được. Khối lượng công việc tổng này đang vượt quá khả năng của các cơ quan quản lý hiện nay. Thực thi hiệu quả đòi hỏi năng lực làm việc của các cơ quan quản lý hiện hành phải phù hợp với tổng khối lượng công việc ước tính cần thiết.
Sau đó nếu người ta thêm vào các trách nhiệm lập pháp môi trường mà không chú ý đến sự thiếu hụt về năng lực thì hiệu quả sẽ tiêu cực hơn là tích cực.
Khía cạnh thứ hai của việc làm này là nhu cầu tăng cường năng lực các cơ quan quản lý trong việc giám sát môi trường. Có một nhận thức rộng rãi trên khắp thế giới rằng giám sát môi trường ngày nay được thực hiện chủ yếu bằng các phương tiện thiết bị công nghệ cao. Trên thực tế, việc giám sát vẫn là công việc tốn khá nhiều lao động. Các thông số có thể đo được dễ dàng bằng những dụng cụ cố định hoặc xách tay mà không nhất thiết phải là những thiết bị liên quan đến kiểm soát ô nhiễm. Kiểm soát ô nhiễm nước nói riêng vẫn phụ thuộc nhiều vào các nước
như Anh quốc dựa trên lẫy mẫu bằng tay rồi chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích. Khả năng phân tích phòng thí nghiệm, nhân lực lấy mẫu bằng tay, lưu trữ và vận chuyển; quy trình bảo đảm chất lượng cần được áp dụng cho các hoạt động này là phần rất quan trọng trong khung quy định về môi trường. Với sự đa dạng vốn có của phần lớn các chỉ số môi trường thì cần phải có bộ dữ liệu lớn nếu rút bất kỳ kết luận quan trọng nào có ý nghĩa thống kê. Các yêu cầu cho thấy việc thiếu năng lực là vấn đề quan trọng nhất trong giám sát chất lượng không khí, vấn đề này đặc biệt quan trọng với khu công nghiệp để xác định tội trong trường hợp xảy ra ô nhiễm.