3 Khuyến nghị chính sách
3.2. Quản lý phát triển kinh tế
Chính sách: Ưu tiên phát triển bền vững lâu dài hơn là phát triển ngắn hạn mà
không bền vững.
Mục đích: Khôi phục sự phát triển bền vững bằng cách đưa tốc độ phát triển
kinh tế phù hợp với phát triển thực tế đạt được trong việc nâng cao chất lượng môi trường.
Các lĩnh vực chịu ảnh Tất cả
hưởng:
Cấp ra quyết định: Cơ quan Chính phủ
Cơ quan thực hiện: Bộ Công Thương
28
Ủy ban châu Âu, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu đã xác minh rằng phát triển chỉ bền vững khi phát triển kinh tế, phát triển xã hội và chất lượng môi trường được giải quyết song song với nhau và giữ được cân bằng. Nếu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế quá nhanh, quản lý môi trường sẽ không thể theo kịp, như vậy môi trường sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng xã hội phải gánh chịu hậu quả. Khi điều đó xảy ra, quốc gia ấy sẽ trở nên kém hấp dẫn để kinh doanh, dẫn đến phát triển kinh tế tự gánh chịu hậu quả. Đó là lý do vì sao phát triển được gọi là không bền vững.
Giải quyết các vấn đề môi trường cần phải được lên kế hoạch và thực hiện đúng. Do nguồn lực hạn chế của các cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam, quá trình này sẽ mất thời gian. Do đó, việc lập kế hoạch và thực hiện trong lĩnh vực môi trường có lẽ là bước cắt giảm tỷ lệ phát triển của Việt Nam. Thu hút đầu tư là khía cạnh dễ thu hút và hấp dẫn nhất của sự phát triển, khi chứng kiến thực tế là khi một quốc gia mở cửa lần đầu, thu hút đầu tư luôn là một sứ mệnh thương mại đầu tiên. Tuy nhiên, nếu phát triển trong lĩnh vực môi trường không thể đẩy nhanh thì một cú phanh cần được áp dụng cho phát triển kinh tế nếu kết quả tổng thể là để bền vững. Không có ý kiến nào cho rằng phải ngừng phát triển kinh tế, mà chỉ nên khuyến khích những ngành không tạo ra khối lượng lớn công việc bổ sung đáng kể cho các cơ quan quản lý môi trường. Hành động như vậy cần phải được thảo luận và nhất trí ở cấp cao nhất của chính phủ Việt Nam, nhất là bởi vì nó có liên quan mật thiết đến tốc độ phát triển xã hội trong ngắn và trung hạn. Nếu được chấp thuận, quyết định sẽ yêu cầu sự can thiệp chủ động của Bộ Công Thương trong việc điều chỉnh FDI.
Vấn đề còn tồn tại là làm sao người ta biết được khi nào sự phát triển kinh tế và chất lượng môi trường được cân bằng, nghĩa là chỉ số nào có thể kiểm chứng được một cách khách quan? Không có câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này. Tuy nhiên, miễn là chất lượng môi trường thể hiện là đang chịu ảnh hưởng của các cơ quan quản lý môi trường không đủ năng lực để thực hiện hiệu quả pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường của Việt Nam, thì có thể kết luận rằng phát triển kinh tế và chất lượng môi trường không cân bằng. Điều này cho thấy việc tăng cường khung quy định về môi trường cần được ưu tiên hơn là việc thúc đẩy phát triển kinh tế và phải có một cơ chế ràng buộc nào đó được thiết lập.