Soạn thảo tiến trình dạy học ở cấp tiểu học một số bài có sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế mô hình mặt trời trái đất mặt trăng phục vụ giảng dạy thiên văn học cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở​ (Trang 38 - 56)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Soạn thảo tiến trình dạy học ở cấp tiểu học một số bài có sử dụng

mô hình mô phỏng đã xây dựng

Nội dung dạy học về kiến thức Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng trong chương trình cấp tiểu học là chủ đề “ Bầu trời và Trái Đất”, có tổng cộng 7 bài:

- Bài 58: Mặt trời.

- Bài 59: Trái Đất. Quả địa cầu.

- Bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất.

- Bài 61: Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Bài 62: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

- Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất.

- Bài 64: Năm tháng và mùa.

Thông qua chủ đề này cần nêu lên và giới thiệu tổng quan về Trái Đất, cũng như giới thiệu các hiện tượng liên quan giữa Trái Đất và Mặt Trời. Chính vì vậy mà việc sử dụng mô hình trong dạy học về chủ đề này sẽ có nhiều tác dụng trong tổ chức các hoạt động học tập phát huy năng lực sáng tạo và quan sát của học sinh.

Trong đề tài khóa luận, tôi tiến hành thực hiện giáo án tiến trình dạy học một số bài trong chủ đề “Bầu trời và Trái Đất” có sử dụng mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.

Bài 63: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT

A. Mục tiêu, hình thức tổ chức, phương pháp dạy - học, đồ dùng dạy học:

1. Mục tiêu

- HS nêu được:

• Thời gian để Trái Đất quay quanh mình nó là 01 ngày, 01 ngày có 24 giờ - HS giải thích được:

• Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

• Khắp nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. - HS hình thành một số kỹ năng khoa học cơ bản:

• Kỹ năng quan sát, diễn đạt bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh,…

• Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm.

- HS có thái độ tích cực, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu các hiện tượng trong đời sống tự nhiên.

- Yêu thích học tập môn Tự nhiên – Xã hội.

2. Hình thức tổ chức

- Tiết học được tổ chức trong lớp học. - Hoạt động cá nhân, nhóm, toàn lớp.

3. Phương pháp dạy - học - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Trò chơi học tập 4. Đồ dùng dạy - học - Sách TNXH (lớp 3)

- Mô hình Hệ Mặt trời, Trái Đất, Mặt Trăng. - Giáo án điện tử

- Bảng nhóm, bút lông

- Hình vẽ 3 HS có thể dán lên mô hình Trái Đất - Phiếu học tập

- Bảng con

B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

1. Hoạt động 1:

- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, toàn lớp

- Phương pháp dạy - học: Phương pháp đàm thoại

- Thực hiện hoạt động:

2. Hoạt động 2:

- Mục tiêu:

• HS giải thích được: Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

• HS hình thành một số kỹ năng khoa học cơ bản: Kỹ năng quan sát, diễn đạt bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh,…; Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm.

• HS có thái độ tích cực, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu các hiện tượng trong đời sống tự nhiên.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm đôi, toàn lớp

- Phương pháp dạy - học:

• Phương pháp đàm thoại

• Phương pháp quan sát

- Đồ dùng dạy - học:

• Mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

• Hình vẽ 3 HS.

• Phiếu học tập

- Thực hiên hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh

BƯỚC 1: Ổn định lớp:

- Tổ chức trò chơi “Thầy mời”. ➢BƯỚC 2: KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV yêu cầu HS lấy bảng con.

- Để thử xem lớp chúng ta đã hiểu bài học như thế nào, cô sẽ có hai câu hỏi dành cho cả lớp.

Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động?

Đó là những chuyển động nào?

Những chuyển động đó theo chiều nào?

- GV yêu cầu HS đọc to yêu cầu câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Cuối cùng, GV nhận xét, bổ sung và chốt lại. - GV nhận xét chung về phần kiểm tra bài cũ.

- HS lấy bảng con

- HS đọc to yêu cầu và trả lời câu hỏi

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh

- GV GIỚI THIỆU BÀI MỚI

o Theo như bài trước, lớp chúng ta đã biết được

rằng Trái Đất đồng thời tham gia 02 chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình và chuyển động quanh Mặt Trời.

o Vậy khi Trái Đất tự quay quanh mình hiện

tượng gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?

o Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu

để biết hiện tượng gì sẽ xảy ra trên chính Trái Đất khi Trái Đất tự quay quanh mình.

- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện quan sát mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng thảo luận, trả lời câu hỏi. (Tắt đèn để quan sát được rõ hơn)

Ở tiết học trước, các con đã được làm quen, quan sát mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng và biết được Trái đất của chúng ta luôn chuyển động không ngừng.

Bây giờ, thầy mời cả lớp cùng quan sát mô hình

và thảo luận với bạn cùng bàn trả lời:

o Trong khi Trái Đất quay tự quay quanh mình

và quay quanh Mặt Trời:

a) Mặt Trời có lúc nào cũng chiếu sáng toàn bộ bề mặt Trái Đất không? Tại sao?

Đố cả lớp, trong cuộc sống của chúng ta:

b) Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?

c) Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?

- GV cho HS nhân xét

- Mở rộng: (đính hình ảnh lên Trái Đất, cho mô hình dừng lại)

- Quan sát, thảo luận:

- Không, vì Trái Đất hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 phần.

- Ban ngày - Ban đêm.

- HS nhận xét

- HS quan sát trả lời dựa theo mô hình.

Giả sử thầy có bạn Nguyên, bạn John và bạn Kally.

Dựa theo mô hình, các con cho thầy biết nơi

mà bạn Nguyên bạn Kally và bạn John đang ở là ban ngày hay ban đêm?

Kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu, nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi ban ngày. Và khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban đêm.

3. Hoạt động 3:

- Mục tiêu:

• HS giải thích được: Khắp nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

• HS có thái độ ham học hỏi, hứng thú với các hiện tượng trong đời sống tự nhiên.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm đôi, toàn lớp

- Phương pháp dạy - học:

• Phương pháp đàm thoại

• Phương pháp quan sát

- Đồ dùng dạy - học:

• Bút lông

• Mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

• Phiếu học tập

- Hoạt động của GV và HS

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh

- GV cho HS thực hành: Quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng và rút ra kết luận.

Thầy có điểm A được đánh dấu trên Trái

Đất. Các nhóm hãy quan sát điểm A và cho biết:

o Có phải lúc nào điểm A cũng được

chiếu sáng không?

- HS quan sát theo nhóm

Không.

Điểm A đi từ vùng sáng vào vùng tối. Vì Trái Đất tự quay

o Nếu không, các con hãy cho biết sự khác biệt và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó khi Trái Đất tự quay quanh mình và quay quanh Mặt Trời.

o Sau đó, điền vào phiếu học tập. - GV cho HS nhân xét.

Kết luận: Do Trái Đất tự quay quanh mình nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy trên bề mặt Trái Đất có ngày, đêm nối tiếp nhau không ngừng.

quanh mình và quay quanh Măt Trời.

4. Hoạt động 4:

- Mục tiêu:

• HS nêu được: Thời gian để Trái Đất quay quanh mình nó là 01 ngày có 24 giờ.

• HS có thái độ ham học hỏi, hứng thú với các hiện tượng trong đời sống tự nhiên.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm đôi, toàn lớp

- Phương pháp dạy - học:

• Phương pháp đàm thoại

• Phương pháp quan sát

- Đồ dùng dạy - học:

• Mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

• Phiếu học tập

- Thực hiện hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh

- GV cho HS quan sát, dựa vào hiểu biết của học sinh và đưa ra kết luận:

Từ điểm A, thầy cho Trái Đất quay đúng

một vòng, có nghĩa là từ điểm đánh dấu trở về vị trí cũ.

Trong thực tế của chúng ta, nếu từ khi bắt

đầu trời sáng (khoảng 5g sáng) đến chuyển sang tối khuya và trở lại đúng khi bắt đầu sáng (khoảng 5g sáng) là bao lâu?

- HS quan sát, dựa vào hiểu biết của học sinh và đưa ra kết luận.

Và 1 vòng của Trái Đất tự quay quanh mình được quy ước đó là 01 ngày – 24 giờ.

Vậy Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày một ngày có 24 giờ.

- Mở rộng vấn đề: Các con hãy tưởng tượng nếu

Trái Đất ngừng quay quanh mình thì ngày và đêm

trên Trái Đất như thế nào?

- Có những nơi trên Trái Đất sẽ có ngày 24 giờ hoặc đêm 24 giờ.

Nơi đó sẽ có ngày 24 giờ, nơi khác sẽ có đêm 24 giờ. 5. Hoạt động 5: - Mục tiêu: • Củng cố nội dung đã học. - Phương pháp: Trò chơi học tập - Hình thức tổ chức: Cá nhân, toàn lớp

- Đồ dùng day học: Bài trình chiếu trò chơi.

- Thực hiện hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh

Trò chơi “Ô số may mắn” với các câu hỏi: 1. Cùng 1 lúc, Mặt Trời chiếu sáng ….. bề

mặt Trái Đất

2. Trái Đất quay 1 vòng quanh mình là bao lâu?

3. Vì sao trên bề mặt Trái Đất có ngày, đêm nối tiếp nhau không ngừng?

4. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì? Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?

Đằng sau các ô số chính là bức tranh gợi ý cho bài học sau “Năm, tháng, mùa”.

HS trả lời câu hỏi. 1. Một phần 2. 1 ngày, 24 giờ

3. Trái Đất luôn tự quay quanh mình

4. Ban ngày. Ban đêm.

- Nhận xét tiết học - Dặn dò:

• Mang theo bút màu, giấy A4.

• Chuẩn bị bài “Năm, tháng, mùa”

Bài dạy 64: NĂM, THÁNG VÀ MÙA

A. Mục tiêu, hình thức tổ chức, phương pháp dạy - học, đồ dùng dạy học:

1. Mục tiêu

- HS nêu được:

• Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là 01 năm, 01 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng, 01 năm thường có 04 mùa.

- HS giải thích được:

• Hiện tượng ngày, tháng, năm và các mùa. - HS hình thành một số kỹ năng khoa học cơ bản:

• Kỹ năng quan sát, diễn đạt bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh,…

• Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm.

- HS có thái độ tích cực, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu các hiện tượng trong đời sống tự nhiên.

- Yêu thích học tập môn Tự nhiên – Xã hội.

2. Hình thức tổ chức

- Tiết học được tổ chức trong lớp học. - Hoạt động cá nhân, nhóm, toàn lớp.

3. Phương pháp dạy - học

- Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Trò chơi học tập

4. Đồ dùng dạy - học

- Mô hình Mặt trời, Trái Đất, Mặt trăng. - Giáo án điện tử

- Bảng phụ

- Thẻ từ, Bảng câu hỏi. - Phiếu học tập

- Phiếu hướng dẫn - Bút màu - Giấy A4 - Hồ dán - Tranh ảnh các mùa. - Hình ảnh học sinh

B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

1. Hoạt động 1:

- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, toàn lớp

- Phương pháp dạy - học: Phương pháp đàm thoại

- Đồ dùng dạy - học: Thẻ từ, Bảng câu hỏi.

- Thực hiện hoạt động:

2. Hoạt động 2:

- Mục tiêu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh

BƯỚC 1: Ổn định lớp: Cả lớp hát bài “Trái Đất này là của chúng mình”

BƯỚC 2: KIỂM TRA BÀI CŨ

Chơi trò chơi “Nhà khoa học thông thái”

GV sẽ cử thành viên bất kỳ từ các nhóm thi đua điền cái thẻ từ vào chỗ trống thích hợp.

5. Cùng 1 lúc, Mặt Trời chiếu sáng ….. bề mặt Trái Đất

6. Trái Đất quay 1 vòng quanh mình là … 7. Vì …. nên trên bề mặt Trái Đất có ngày,

đêm nối tiếp nhau không ngừng.

8. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là … Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là …

Các nhóm chấm chéo cho nhau. Sau đó, GV nhận xét, ghi điểm.

- Hát tập thể.

HS gắn thẻ từ vào chỗ còn trống. 5. Một phần

6. 1 ngày, 24 giờ

7. Trái Đất luôn tự quay quanh mình

• HS giải thích được hiện tượng Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là 01 năm, 01 năm có 12 tháng.

• HS hình thành kỹ năng hợp tác làm việc nhóm.

• HS có thái độ tích cực, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu các hiện tượng trong đời sống tự nhiên. - Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, toàn lớp - Phương pháp dạy - học: • Phương pháp đàm thoại • Phương pháp quan sát - Đồ dùng dạy - học:

• Mô hình hệ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

• Phiếu học tập

- Thực hiên hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh - GV GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

Ở bài học trước, các con đã biết Trái Đất thực hiện 02 chuyển động: tự quay quanh mình và tự quay quanh Mặt Trời.

Trái Đất tự quay quanh mình được 01 vòng chính là 01 ngày đêm trên Trái Đất.

Vậy Trái Đất quay được 01 vòng xung quanh Mặt Trời là bao lâu và có những hiện tượng gì sẽ xuất hiện trên Trái Đất khi nó thực hiện quay 1 vòng xung quanh Mặt Trời, thầy mời cả lớp cùng đến với bài học ngày hôm nay “Năm, tháng, mùa”.

- GV yêu cầu HS quan sát mô hình Hệ Mặt Trời Trái Đất Mặt Trăng, dự đoán và điền vào phiếu hoc tập.

Theo em, khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình được bao nhiêu vòng?

- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp:

- HS quan sát và điền vào phiếu bài tập

Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng?

- GV dẫn dắt:

Thời gian Trái Đất tự quay quanh mình

là 1 ngày. (tiết học trước)

1 năm có 365 hoặc 366 ngày.

Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, 12 tháng.

- HS lắng nghe

3. Hoạt động 3

- Mục tiêu:

• HS giải thích được: Hiện tượng các mùa.

• HS giải thích được hiện tượng Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế mô hình mặt trời trái đất mặt trăng phục vụ giảng dạy thiên văn học cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở​ (Trang 38 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)