Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành phân tích hóa lý (Trang 31 - 42)

Nhận xét chung: khi viết phiếu sinh viên đã thể hiện được ý thức xây dựng, mong muốn được đóng góp vào việc cải tiến nội dung và phương pháp trong các giờ thực hành PTHL. Trong câu hỏi mở có rất nhiều ý kiến phong phú đa dạng biểu hiện sự tích cực suy nghĩ và tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên cũng còn một số phiếu không trả lời hết các câu hỏi hoặc đánh dấu vào mục “không quan tâm”.

Kết quả cụ thể về từng nội dung cần tìm hiểu như sau:

3.2.4.1. Thực trạng việc học thực hành Phân tích hóa lý

a) Thái độ, tình cảm và nhận thức của sinh viên về thực hành PTHL Câu 1: Đối với các giờ thực hành PTHL bạn cảm thấy:

Thái độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Rất thích 9 6,57

Thích 74 54,01

Bình thường 46 33,58

Không thích 8 5,84

Câu 4: Bạn cảm thấy hài lòng với nội dung các bài thí nghiệm hay không? Thái độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Hoàn toàn hài lòng 45 32,85

Chỉ hài lòng một phần 64 46,1

Câu 13: Số thí nghiệm mà bạn cảm thấy hứng thú khi tiến hành vào khoảng: Số ý kiến Tỷ lệ % 10-20 % 0 0,00 30-40% 4 2,92 50-60% 44 32,12 70-80% 89 64,96 90-100% 0 0,00

Câu 15: Sau các buổi thực hành PTHL bạn cảm thấy:

Thái độ Số ý kiến Tỷ lệ % Rất vui và có hứng thú 41 29,93

Bình thường 75 54,74

Mệt mỏi 21 15,33

Câu 16: Theo bạn số điểm bạn đạt được cuối học phần có phù hợp với năng lực của bạn khi thực hành?

Thái độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Rất phù hợp 72 52,55

Ít hơn so với khả năng 21 15,33 Nhiều hơn so với khả năng 27 19,71

Không quan tâm 17 12,41

Nhận xét: Đa số sinh viên có thái độ tích cực và yêu thích các giờ thực hành PTHL. Phần đông sinh viên cảm thấy hứng thú đối với các thí nghiệm đã thực hành và cảm thấy số điểm đạt được cuối học phần là phù hợp với khả năng của bản thân.

Những nguyên nhân mà sinh viên thích hay không thích các giờ thực hành PTHL sẽ được làm rõ hơn ở câu 5 và câu 17.

b) Chuẩn bị và tiến hành thực hành PTHL

Câu 2: Bạn có nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trước khi vào phòng thí nghiệm Tình trạng Số ý kiến Tỷ lệ %

Xem kỹ 55 40,15

Xem sơ qua 74 54,01

Không xem 8 5,84

Câu 3: Bạn hãy chọn mức độ nhiều, ít cho các vấn đề trong giờ thực hành PTHL sau (1: rất ít; 5: rất nhiều).

Vấn đề

Mức độ (tỷ lệ %)

1 2 3 4 5

Thời lượng tiến hành thí nghiệm trong một buổi học 30,66 35,03 28,47 2,92 2,92 Tổng số buổi thí nghiệm 58,39 25,55 14,60 1,46 0,00 Tổng số bài thí nghiệm 53,28 29,93 13,14 2,19 1,46

Câu 6: Khi tiến hành thí nghiệm, bạn đã thực sự hiểu rõ phần cơ sở lý thuyết Số ý kiến Tỷ lệ % 10-20 % 0 0,00 30-40% 9 6,57 50-60% 94 68,61 70-80% 31 22,63 90-100% 3 2,19

Nhận xét: Phần lớn sinh viên có nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trước khi đến phòng thực hành, nhưng rất nhiều người chỉ xem sơ qua. Ngoài ra, khi tiến hành thí nghiệm, đa số các bạn sinh viên chưa thực sự nắm vững phần cơ sở lý thuyết. Vì thế, để các giờ thực hành có kết quả tốt nhất thiết phải có biện pháp kiểm tra bắt buộc đầu giờ song song với việc giúp sinh viên nhận thức rõ tác dụng của lí luận đối với thực tiễn, thấy rõ tác dụng của các giờ thực hành. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng tổng số bài thực hành đối với phần thực hành PTHL là rất ít. Từ đây, ta có thể tăng cường nội dung thực hành giúp sinh viên nắm vững hơn về các phương pháp thực hành PTHL.

c) Kết quả và nhận xét của sinh viên về giờ thực hành PTHL

Câu 5: Các buổi thực hành PTHL đã giúp bạn rèn luyện: (có thể chọn nhiều phương án)

Nội dung rèn luyện Số ý kiến Tỷ lệ % Thao tác sử dụng các dụng cụ thí nghiệm 122 89,05 Thao tác chuẩn bị hóa chất, tiến hành, quan sát

thí nghiệm

116 84,67

Hiểu rõ hơn lý thuyết đã học 123 89,78

Sử dụng hóa chất với liều lượng chính xác 112 81,75 Khả năng tư duy, tập làm nghiên cứu khoa học 75 54,74

Câu 7: Bạn thấy máy đo pH có hoạt động tốt không?

Tình trạng Số ý kiến Tỷ lệ %

Rất tốt 13 9,49

Tạm được 37 27,01

Câu 8: Khi vẽ đường cong chuẩn độ, bước nhảy chuẩn độ có đạt yêu cầu không?

Thái độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Rõ 19 13,87

Không rõ lắm 81 59,12

Không xác định được bước nhảy chuẩn độ 37 27,01

Câu 9: Bạn thấy kết quả phân tích Cu trong bài thực hành “Điện phân dung dịch CuSO4” có tốt không?

Kết quả phân tích Số ý kiến Tỷ lệ %

Tốt 45 32,84

Sai số nhỏ 68 49,64

Không tốt 24 17,52

Câu 10: Bạn đã tiến hành rửa giải dung dịch mẫu để tách Cu2+như thế nào? Tình trạng Số ý kiến Tỷ lệ %

Tách được hoàn toàn 43 31,39

Tách được nhưng không hoàn toàn 77 56,20

Không tách được 17 12,41

Câu 11: Theo bạn, sử dụng pha tĩnh là nhựa cationit giữ được Cu2+

và Ni2+:

Tình trạng Số ý kiến Tỷ lệ %

Giữ rất chặt 79 57,66

Tạm được 38 27,74

Câu 12: Trong quá trình chuẩn độ Cu2+

và Ni2+, bạn đã xác định được màu của điểm cuối chuẩn độ:

Tình trạng Số ý kiến Tỷ lệ %

Hoàn toàn chính xác 78 56,93

Không chính xác lắm 56 40,88

Không xác định được 3 2,19

Câu 14: Số thí nghiệm mà bạn đã tiến hành thành công vào khoảng: Số ý kiến Tỷ lệ % 10-20 % 0 0,00 30-40% 19 13,89 50-60% 54 39,42 70-80% 60 43,80 90-100% 4 2,92

Nhận xét: Theo đánh giá của sinh viên, các buổi thực hành PTHL đã giúp sinh viên rèn luyện tương đối tốt các kỹ năng thực hành, thao tác sử dụng dụng cụ thí nghiệm và tác phong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thành công của thí nghiệm chỉ đạt ở mức độ tương đối. Nguyên nhân có thể là do quy trình thực hành, các hóa chất sử dụng, điều kiện phòng thí nghiệm …

3.2.4.2. Nhu cầu thay đổi hoặc cải tiến giờ thực hành Phân tích hóa lý

a) Nội dung các bài thực hành PTHL

Câu 17: Bạn chưa thích các giờ thực hành PTHL ở chỗ: (có thể chọn nhiều phương án)

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ %

Ít có bài thực hành hấp dẫn 49 35,77

Các bài thực hành chỉ mang tính minh họa lý thuyết, ứng dụng thực tế ít

65 47,45

Một số bài thực hành đơn giản nhưng phải lặp đi lặp lại nhiều lần

104 75,91

Một số bài thực hành khó, không thu được kết quả như mong muốn

92 67,15

Một số bài thực hành có thao tác thí nghiệm, sử dụng máy móc quá phức tạp

113 82,48

Câu 18: Bạn thấy có cần thiết thay đổi nội dung giáo trình thực hành PTHL hay không?

Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Rất cần thiết 32 23,36

Cần thiết 88 64,23

Câu 20: Bạn hãy chọn mức cần thiết trong việc thay đổi một số nội dung trong bài thực hành “Điện phân dung dịch CuSO4” (1: rất cần thiết; 5: hoàn toàn không cần thiết).

Sự thay đổi

Mức độ (tỷ lệ %)

1 2 3 4 5

Xác đinh đồng thời hai ion kim loại bằng

phương pháp điện phân. 16,06 20,44 45,25 8,76 9,49 Xây dựng quy trình điện phân hỗn hợp hai kim

loại có khống chế thế. 26,28 23,36 33,58 9,49 7,30

Câu 21: Bạn hãy chọn mức cần thiết trong việc thay đổi một số nội dung trong bài thực hành “Xác định pH bằng phương pháp trắc quang” (1: rất cần thiết; 5: hoàn toàn không cần thiết).

Sự thay đổi

Mức độ (tỷ lệ %)

1 2 3 4 5

Xác định đồng thời hai ion trong hỗn hợp bằng

phương pháp trắc quang. 37,95 26,28 18,98 8,76 8,03 Thay thế bằng một bài thực hành khác (như: ứng

dụng phương pháp quang xác định thành phần phức, phương pháp thêm chuẩn,…)

Câu 22: Bạn hãy chọn mức cần thiết trong việc thay đổi một số nội dung trong bài thực hành “Sắc ký trao đổi ion” (1: rất cần thiết; 5: hoàn toàn không cần thiết).

Sự thay đổi

Mức độ (tỷ lệ %)

1 2 3 4 5

Thay đổi pha tĩnh bằng một chất hấp phụ

cation khác. 5,84 7,30 20,44 43,07 23,36

Thay đổi tỷ lệ glyxerol và NaOH. 29,93 18,98 21,17 13,87 16,06 Thay đổi dung dịch rửa giải. 9,49 11,68 12,41 29,18 37,23 Thay đổi dung dịch mẫu (như Ni2+ và Co2+

hay Ni2+ và Fe2+,…) 28,47 18,98 27,01 13,87 11,68

Nhận xét:Theo điều tra, những nguyên nhân khiến sinh viên không thích các giờ thực hành PTHL chủ yếu là do nội dung của các bài thực hành: bài thực hành quá khó, thiếu thực tế, thao tác thực hành, sử dụng máy móc phức tạp … Với mục đích cải thiện chất lượng và hiệu quả của các giờ thực hành PTHL, có hơn 87% sinh viên cảm thấy thực sự cần thiết thay đổi nội dung của giáo trình thực hành PTHL. Các bạn sinh viên đã đóng góp những ý kiến thiết thực, những thay đổi cụ thể trong nội dung thực hành (thể hiện ở câu 20, 21 và 22). Điều này là cơ sở khoa học để tiến hành việc nghiên cứu của đề tài.

b) Hình thức học và thi phần thực hành PTHL

Câu 19: Bạn thấy có cần thay đổi hình thức giáo trình thực hành PTHL hay không?

Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Không cần thiết 27 19,71

Thêm hình ảnh minh họa, màu sắc, hiện tượng thí nghiệm

113 82,48

Cung cấp phim thao tác sử dụng dụng cụ thí nghiệm

105 76,64

Cung cấp các phim hướng dẫn thực hành để sinh viên dễ quan sát

119 86,86

Câu 23: Theo bạn có cần tiến hành thi PTHL vào cuối học phần hay không? Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ %

Rất cần thiết 13 9,49

Cần thiết 47 34,31

Không cần thiết 77 56,20

Câu 24: Theo bạn phần thi lý thuyết cuối kỳ và trong mỗi buổi nên tiến hành dưới hình thức nào?

Hình thức thi Số ý kiến Tỷ lệ %

Tự luận 51 37,23

Trắc nghiệm 49 35,77

Nhận xét: Về mặt hình thức học và thi phần thực hành PTHL, có tới 88% sinh viên đều cho rằng nên cung cấp các phim hướng dẫn thực hành để giúp họ nắm vững hơn các thao tác, từ đó nâng cao hiệu quả của bài thực hành. Các bạn sinh viên cũng đóng góp những ý kiến rất phong phú về hình thức thi lý thuyết cuối kỳ phần thực hành PTHL như thi tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp…

Câu 25: Để các buổi thực hành PTHL mang lại kết quả tốt hơn theo bạn cần phải làm gì?

Các bạn sinh viên đã đóng góp nhiều ý kiến khác nhau, có thể chia làm 4 nhóm: i) Về phía sinh viên:

Nghiên cứu kỹ tài liệu trước khi vào phòng thí nghiệm.

Bài thực hành nào không thành công phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục, không nôn nóng.

Cần hiểu đúng bản chất của từng bài thực hành. ii) Về hóa chất, dụng cụ:

Phòng thí nghiệm cần có trang thiết bị mới, hiện đại.

Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo hơn dụng cụ, hóa chất cho các giờ thực hành. iii) Về tài liệu, chương trình học:

Cho sinh viên học kỹ lý thuyết trước khi thực hành.

Cung cấp các phim hướng dẫn thao tác thực hành cho sinh viên trước khi vào phòng thí nghiệm.

Thay đổi nội dung một số bài thực hành (chỉnh sửa, thêm bớt…). iv) Về tổ chức, hướng dẫn của giáo viên:

Kiểm tra việc chuẩn bị lý thuyết của sinh viên trước khi thực hành.

Giáo viên cần nghiêm khắc hơn, chú ý theo dõi, góp ý kịp thời, yêu cầu sinh viên tuân thủ các quy định phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn sinh viên các thao tác sử dụng máy móc, thiết bị một cách chi tiết, rõ ràng hơn.

Có hình thức kiểm tra cuối học phần thích hợp, đánh giá đúng khả năng của từng sinh viên.

Nhận xét: Các đề xuất mà sinh viên đã nêu ở trên nói chung là hợp lý, khả thi và cần được xem xét, nghiên cứu để có những biện pháp thích hợp nhằm cải tiến hiệu quả phần thực hành PTHL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành phân tích hóa lý (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)