Các phiếu đánh giá nhóm của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 76)

Bảng 2.10. Phiếu đánh giá nhóm của GV trong giờ học chính khóa PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM CỦA GIÁO VIÊN

Trường THPT………. Lớp 11………

Tên GV ………

Tên bài học:………

Tiêu chí Biểu hiện

Điểm tối đa

GV ghi điểm cho nhóm 1 2 3 4 Tính chủ động Xác định được mục tiêu cần đạt. 2 Xác định công việc cụ thể cần làm. Tính trách nhiệm

Làm việc theo kế hoạch và sự phân công của nhóm

3 Chia sẻ bình đẳng với các thành viên

khác

Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm

Tôn trọng quan điểm của người khác

Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác

2 Hợp tác vui vẻ với các thành viên

khác

Giải quyết xung đột (nếu có)

Cuối giờ học

Báo cáo của nhóm

3 Nộp các phiếu đánh giá và phiếu học

tập vào cuối tiết học

Bảng 2.11. Phiếu đánh giá nhóm của GV trong dạy học dự án

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHO DỰ ÁN

Trường THPT………. Lớp 11………

Tên GV ……… Tên dự án: THẮP SÁNG ƯỚC MƠ

THAN LÀ BẠN – MANG YÊU THƯƠNG ĐẾN MỌI NHÀ

Tiêu chí Biểu hiện Điểm

tối đa

GV ghi điểm cho nhóm

1 2 3 4

Sản phẩm

Ứng dụng được trong đời sống

4 Đẹp, bắt mắt

Có sử dụng công cụ đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video,…)

Báo cáo tại lớp

Thông tin chính xác, có chọn lọc.

3 Trình bày lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết

phục người nghe. Màu sắc hài hòa.

Bộ hồ

sơ theo dõi

Nội dung đầy đủ (Phiếu phản hồi của HS, sổ ghi chép nhỏ) 3

2.4.2. Các phiếu đánh giá năng lực hợp tác của học sinh Bảng 2.12. Phiếu tự đánh giá khả năng hoạt động nhóm của HS

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ

KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH

Trường THPT………. Lớp 11………

Tên HS ……… Nhóm………..

Tên bài học:………

Em tự nhận định khả năng hoạt động nhóm của mình vào bảng sau

(Thang mức độ: Chưa đạt – 1; Đạt – 2; Tốt – 3; Rất tốt – 4)

STT Khả năng hoạt động nhóm Các mức độ

1 2 3 4

1 Nghiên cứu và thu thập thông tin

2 Chia sẻ thông tin

3 Ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ

4 Tích cực lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên khác

5 Tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.

6 Thúc đẩy, động viên các thành viên trong nhóm.

7 Chủ động giúp đỡ các thành viên khác.

8 Có khả năng đánh giá kết quả làm việc của bản thân cũng như của nhóm.

9 Thảo luận đưa ra kết quả chung của nhóm.

10 Giải quyết mâu thuẫn phát sinh.

Điểm hợp tác của mỗi HS được qui về thang điểm 10, lấy trung bình cộng được qui tròn số.  Điểm

10

Bảng 2.13. Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Trường THPT………. Lớp 11………

Tên nhóm trưởng……… Nhóm ……….

Tên bài học:………

Em hãy nhận định khả năng hoạt động nhóm của các thành viên vào bảng sau

STT Tên thành viên Nhiệt tình, trách nhiệm 2 điểm Tôn trọng, lắng nghe 2 điểm Đóng góp ý kiến 2 điểm Đóng góp hoàn thành sản phẩm 2 điểm Hiệu quả công việc 2 điểm Điểm tổng 10 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bảng 2.14. Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm

Theo dõi báo cáo của nhóm khác. Nhóm trưởng thống nhất trong nhóm.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHÉO GIỮA CÁC NHÓM

Trường THPT………. Lớp 11……… Tên nhóm trưởng ……… Nhóm ………. Nhóm được đánh giá:……….. Tên bài học:……… STT Tiêu chí Điểm tối đa

HS ghi điểm cho nhóm

1 2 3 4

Báo cáo

Giọng nói thu hút 2

Nội dung rõ ràng, thuyết phục 2

Có ví dụ minh họa 2

Thái độ

Có lắng nghe nhóm khác trình

bày 2

Giải quyết được mâu thuẫn

trong nhóm 2

Tổng 10

Điểm hợp tác của mỗi HS được qui về thang điểm 10, lấy trung bình cộng được qui tròn số.

Điểm đánh giá chéo giữa các nhóm

3

(i: 1, 2, 3, 4)

Chúng tôi đề nghị GV và HS hoàn thành các phiếu trên. Điểm nhóm i =

Với quan điểm đánh giá quá trình là sự luyện tập: HS thấy được mức độ phát triển của bản thân có tham khảo sự đánh giá của bạn học và giáo viên.

Điểm về mức độ phát triển NLHT cho từng HS, theo chúng tôi đề xuất là điểm trung bình cộng:

Điểm (GV đánh giá nhóm + tự đánh giá + đánh giá đồng đẳng + đánh giá chéo) 4

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

- Trong chương 2, chúng tôi đã phân tích vị trí, cấu trúc, mục tiêu của các bài thuộc chương trình hóa học vô cơ trong Hóa học lớp 11 THPT và một số vấn đề GV cần lưu ý về PPDH tích cực.

- Chúng tôi đã nêu các nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển NLHT của HS phù hợp với mục tiêu dạy học, đặc điểm, điều kiện dạy học của địa phương. - Chúng tôi đề xuất 2 biện pháp tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển NLHT

của HS theo 6 bước qui trình (có kèm giáo án minh họa):

 Biện pháp 1: Tổ chức dạy – học theo nhóm trong các giờ chính khóa bằng hai hình thức: theo góc và đồng loạt toàn lớp.

 Biện pháp 2: Tổ chức dạy – học theo nhóm trong các giờ ngoại khóa dưới hình thức dạy học dự án khi tìm hiểu ứng dụng của chất hóa học vào đời sống sản xuất.

- Khi thực hiện các bước, chúng tôi lưu ý sự khác nhau về điều kiện vật chất của nhà trường, quan hệ hợp tác và mức độ tự đánh giá NLHT của HS ở TP.HCM và Ninh Thuận.

- Trong các giờ dạy, chúng tôi đã thiết kế các loại phiếu đánh giá cho GV:  Phiếu đánh giá nhóm của GV trong giờ học chính khóa.

 Phiếu đánh giá nhóm của GV trong dạy học dự án. Đối với HS có 3 loại phiếu:

 Phiếu tự đánh giá của HS.

 Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm.  Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm.

Đồng thời, chúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia để kiểm tra tính khả thi các biện pháp và sự khác nhau trong tổ chức hoạt động phù hợp với địa phương.

Sau khi đề xuất một số biện pháp phát triển NLHT của HS, chúng tôi đã tiến hành TNSP. Kết quả được ghi nhận trong chương 3.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 11 trung học phổ thông, từ đó đưa ra chỉ dẫn cho phù hợp HS ở Ninh Thuận và TP.HCM.

3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi thực nghiệm ở TP.HCM và Ninh Thuận với 4 cặp lớp TN – ĐC với tổng số 325 HS.

Bảng 3.1 Thông tin về đối tượng thực nghiệm Tỉnh/ Thành phố Trường Lớp TN SL HS Lớp ĐC SL HS Giáo viên TP. Hồ Chí Minh THPT

Trần Văn Giàu 11A15 47 11A10 49

Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc 11A13 44 11A12 44 Ninh Thuận THPT Nguyễn Văn Linh 11C3 36 11C1 33 Nguyễn Thị Chuyên GV dự giờ: Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc (tác giả luận văn)

11C5 36 11C2 37

Tổng 4 163 4 163

3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Bước 1. Chọn lớp TN và ĐC.

Bước 2. Chuẩn bị.

 Trao đổi với GV dạy thực nghiệm về những vấn đề như:

- Tình hình học tập, năng lực nhận thức nói chung và NLHT nói riêng của HS các lớp trong môn Hóa học.

- Ý tưởng và nội dung cần TNSP (giáo án cụ thể).

- Các biểu mẫu, yêu cầu đánh giá (GV đánh giá nhóm, HS tự đánh giá, HS đánh giá các thành viên trong nhóm và nhóm khác).

 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

 Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

 Bài 15: Cacbon

Bước 3. Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC.

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả.

Bước 5. Xử lí kết quả theo phương pháp thống kê toán học.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá sự phát triển NLHT các phiếu thu về sau mỗi tiết học

-Phân tích kết quả: từ số liệu TN bằng phương pháp thống kê toán học, biểu diễn bằng các bảng phân phối, biểu đồ tần số, tần suất, các tham số đặc trưng, cụ thể như sau:

+ Lập các bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất lũy tích. + Vẽ biểu đồ tần số và tần suất từ bảng số liệu tương ứng. + Vẽ đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. + Tính các tham số thống kê đặc trưng.

Trung bình cộng k i i i 1 n x    1 1 2 2 k k 1 2 k n x + n x + ...+ n x 1 x = n + n + ...+ n n ni: tần số các giá trị xi

n: số HS tham gia thực nghiệm

Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S

Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán. 2 i i 2 n (x x) S n 1     và 2 i i n (x x) S n 1    

Hệ số biến thiên V

Đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau.

S

V .100%

x

Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.

Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy.

Quy mô ảnh hưởng (ES)

Giá trị quy mô ảnh hưởng cho biết những tác động của nghiên cứu có ảnh hưởng đến mức độ nào.

Để đánh giá giá trị quy mô ảnh hưởng, ta sử dụng bảng Hopkins. Nếu giá trị ES < 0,2 thì mức độ ảnh hưởng: không đáng kể Nếu giá trị ES: 0.2 – 0.6 thì mức độ ảnh hưởng: nhỏ

Nếu giá trị ES: 0.6 – 0.12 thì mức độ ảnh hưởng: trung bình Nếu giá trị ES: 1.2 – 2.0 thì mức độ ảnh hưởng: lớn

Nếu giá trị ES: 2.0 – 4.0 thì mức độ ảnh hưởng: rất lớn

Nếu giá trị ES: > 4.0 thì mức độ ảnh hưởng: gần như hoàn toàn

Sai số tiêu chuẩn m

Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng xm S

m n

Đại lượng kiểm định Student (độ tin cậy t)

Ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn t0. Giá trị t được tính theo công thức:

ĐC TN ĐC TN ĐC TN n n n n s X X t    với     2 1 1 2 2       ĐC TN ĐC ĐC TN TN n n S n S n s

Trong đó: ĐC TN n n , : số HS của lớp TN, ĐC. ĐC TN X X , : trung bình cộng lớp TN, ĐC. 2 2 , ĐC TN S

S : phương sai của lớp TN, ĐC.

Giá trị tới hạn được tìm trong bảng phân phối Student (t) ứng với mức ý nghĩa α (từ 0,01- 0,05) và bậc tự do k=nTNnĐC2.

Kết luận:

Nếu ttthì bác bỏ giả thuyết Ho (sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa). Nếu ttthì chấp nhận giả thuyết Ho (sự khác biệt giữa 2 nhóm là chưa đủ có ý nghĩa).

Kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để rút ra kết luận.

3.4.1.1. Kết quả TNSP sau tiết dạy bài “Axit nitric và muối nitrat”

Hình ảnh góc trải nghiệm và góc phân tích:

Hình 3.1. Hình ảnh HS ở góc phân tích (bên trái) và góc trải nghiệm (bên phải) của lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu – TP.HCM

Cuối mỗi tiết học, chúng tôi thu về 4 phiếu đánh giá. Điểm HS tính theo trung bình cộng của 4 phiếu.

Chúng tôi tiến hành đánh giá các phiếu đánh giá của HS và GV cho 2 HS cử trường THPT Trần Văn Giàu và THPT Nguyễn Văn Linh. Hình ảnh và kết quả các phiếu được lưu vào đĩa CD.

Hình 3.2. Bài thu hoạch bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 3 lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu – TP.HCM

Hình 3.3. Bài thu hoạch bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 1 lớp 11C5 trường THPT Nguyễn Văn Linh – Ninh Thuận

Hình 3.4. Phiếu học tập số 1 góc phân tích bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 3 lớp 11A15 trườngTHPT Trần Văn Giàu -TP. HCM (bên trái) và nhóm 1 lớp

11C5 trường THPT Nguyễn Văn Linh - Ninh Thuận (bên phải)

Hình 3.5. Phiếu học tập số 2 góc trải nghiệm bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 3 lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu – TP.HCM

Hình 3.6. Phiếu học tập số 2 góc trải nghiệm bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 1 lớp 11C5 trường THPT Nguyễn Văn Linh – Ninh Thuận

Hình 3.7. Phiếu học tập số 3 góc áp dụng bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 3 lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu – TP.HCM

Hình 3.8. Phiếu học tập số 3 góc áp dụng bài “Axit nitric và muối nitrat” của HS nhóm 1 lớp 11C5 trường THPT Nguyễn Văn Linh – Ninh Thuận

 GV nhận xét: Dựa vào hình ảnh thu được, chúng tôi nhận thấy đối với tiết học: - HS ở cả TP.HCM và Ninh Thuận đều hoàn thành chi tiết bài thu hoạch và các

phiếu học tập.

- HS ở Ninh Thuận bộc lộ thêm khó khăn khi phải tự lực chuẩn bị tài liệu SGK ở góc phân tích. Do đó, các em chỉ hoàn thành 50% nội dung trong khi ở góc này mặc dù chỉ cần tham khảo sách giáo là có thể hoàn thành; ở góc áp dụng, các em sai sót trong cân bằng PTHH.

- Ở góc trải nghiệm, HS ở cả TP. HCM và Ninh Thuận đều tham gia hào hứng, hoàn thành rất chi tiết, đưa ra nhận xét và giải thích hiện tượng khá đầy đủ. - Về góc áp dụng, cuộc thi giữa các nhóm làm cho HS vui vẻ hợp tác, hoàn thành

đầy đủ.

 Phiếu đánh giá của GV: Chúng tôi đã chụp ảnh, so sánh 2 phiếu của 2 lớp, (TP.HCM và Ninh Thuận). Kết quả của cặp lớp TN còn lại chúng tôi lưu trong đĩa CD.

Hình 3.9. Phiếu đánh giá nhóm của GV bài “Axit nitric và muối nitrat” lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu - TP. HCM (bên phải) và lớp 11C5 THPT Nguyễn

Văn Linh Ninh Thuận (bên trái)

 Phiếu đánh giá của HS: Chúng tôi đã thu về 162 phiếu tự đánh giá (91 phiếu của TP.HCM và 71 phiếu của Ninh Thuận), 16 phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm, 16 phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm. Chúng tôi đã chụp ảnh ngẫu nhiên 2 phiếu (TP.HCM và Ninh Thuận). Số phiếu còn lại đã lưu trong đĩa CD.

Hình 3.10. Phiếu tự đánh giá NLHT của HS bài “Axit nitric và muối nitrat” ở nhóm 3 lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu - TP HCM (bên phải) và nhóm 1

Hình 3.11. Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm của HS bài “Axit nitric và muối nitrat” ở nhóm 3 lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu - TP. HCM (bên phải) và ở

nhóm 1lớp 11C5 trường THPT Nguyễn Văn Linh - Ninh Thuận (bên trái)

Hình 3.12. Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm của HS bài “Axit nitric và muối nitrat” của nhóm 1 lớp 11A15 trường THPT Trần Văn Giàu - TP. HCM (bên phải)

 Mức độ phát triển NLHT của mỗi HS: là trung bình cộng của các phiếu: đánh giá của GV, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá chéo. Trong đó:

- Phiếu đánh giá chéo là trung bình cộng của 3 nhóm đối với nhóm báo cáo. - Đối với lớp TN của Ninh Thuận có 1 GV dạy TN (cô Nguyễn Thị Chuyên) và 1

GV dự giờ (tác giả của luận văn), chúng tôi lấy trung bình cộng số điểm của 2 GV. Trong đánh giá trên, một cách tương đối, chúng tôi sử dụng thang điểm 10.

Cũng tương tự như cách tính trên, có thể tính cho từng HS trên mỗi lớp , so sánh bằng tần số, tần suất và các tham số đặc trưng.

Tuy nhiên, trong thời lượng nghiên cứu của luận văn, chúng tôi vẫn chưa thực hiện được ý tưởng trên.

Chúng tôi sẽ dùng kết quả thu được để làm những nghiên cứu tiếp theo. Điểm phát triển NLHT của mỗi HS được tính bằng:

Điểm (GV đánh giá nhóm + tự đánh giá + đánh giá đồng đẳng + đánh giá chéo) 4

Ví dụ1: Tên HS: Lê Hồ Tâm Như

nhóm 3 – lớp 11A15 - Trường THPT Trần Văn Giàu – TP HCM Điểm GV đánh giá nhóm 3: 7.5 (làm tròn 8)

Điểm tự đánh giá: (2*3 + 3*5 + 4*2): 10 = 2.9 (làm tròn 3) Điểm đánh giá đồng đẳng: 9.0

Điểm đánh giá chéo giữa các nhóm cho nhóm 3: 8.0 Điểm phát triển NLHT của HS = (8 + 3 + 9 + 8):4 = 7 Ví dụ1: Tên HS: Trương Thị Như Ý

nhóm 1 – lớp 11C5 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)