TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 65)

1. Tính axit

Trong dung dịch, HNO3 phân li hoàn toàn: HNO3……… + CuO + HNO3 ... + CaCO3 + HNO3 ... + Ba(OH)2 + HNO3  ...

2. Tính oxi hóa

a. Với kim loại (trừ ……….)

CTCT axit nitric HNO3:

+5

Thông thường

- Nếu dùng dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2. - Nếu dùng dung dịch HNO3 loãng thì sản phẩm NO.

- Kim loại có tính khử mạnh (Mg, Al, Zn) và HNO3 loãng có thể tạo N2O, N2, NH4NO3.

Hoàn thành các phương trình hóa học sau

Cu + HNO3 loãng NO + ……….. Cu + HNO3 đặc NO2 + ……….. Fe + HNO3 loãng NO + ……….. Fe + HNO3 đặc NO2 + ……….. Ag + HNO3 đặc NO2 + ……….. Al + HNO3 loãng N2 + ……… Zn + HNO3 loãng N2O + ……… Al + HNO3 loãng NH4NO3 + ………..

b. Với phi kim

Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hóa được các phi kim như C, S, P,…

C + HNO3 đặc ……….. S + HNO3 đặc ……….. P + HNO3 đặc ……….. c. Với hợp chất Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội ... ………

KIM LOẠI + HNO3 MUỐI NITRAT + ……… + H2O

KIM LOẠI ………

(CÓ SỐ OXI HÓA CAO NHẤT) ……….

t0

t0

t0

Với giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3

đặc.

FeCO3 + HNO3 đặc  NO2 + ……….. Fe3O4 + HNO3 đặc NO2 + ………..

2.3.1.2. Tổ chức các nhóm theo hình thức đồng loạt toàn lớp khi ôn tập, luyện tập

Trong chương II Hóa học 11 THPT, “bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng” (2 tiết), chúng tôi chia thành 2 tiết luyện tập. Tiết 1: “Luyện tập: Tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng” và tiết 2: “Luyện tập: Tính chất của photpho và các hợp chất của chúng”.

Bước 1. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch dạy học tiết 1 bài 13: “Luyện tập: Tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng”.

 Mục tiêu dạy học

- Liệt kê được các tính chất vật lý, hóa học của nitơ, amoniac, muối amoni; axit nitric và muối nitrat.

- Tìm hiểu mối liên hệ của nitơ và các hợp chất của chúng.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức về nitơ và các hợp chất của chúng bằng sơ đồ tư duy.

- Viết các PTHH về tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng.

- Tính toán các bài tập về thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp và hiệu suất phản ứng.

- Phát huy tính hợp tác nhóm và phát triển bản thân.  Xây dựng kế hoạch

- HS tổng hợp kiến thức về về nitơ và các hợp chất của chúng bằng sơ đồ tư duy theo nhóm và hoàn tất các nhánh của sơ đồ tư duy trên bảng.

- Luyện tập bằng phiếu luyện tập.

Bước 2. Phát phiếu học tập cho HS ở nhà hoàn tất trước và thiết kế sơ đồ tư duy gồm từ khóa trung tâm “Nitơ và các hợp chất của chúng” cùng một số gợi ý về các nhánh.

Bước 3. Xây dựng công cụ đánh giá và gởi trước cho lớp gồm 4 loại phiếu: đánh giá nhóm của GV, phiếu tự đánh giá của HS, phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm (đánh giá đồng đẳng) và phiếu đánh giá nhóm khác (đánh giá chéo giữa các nhóm).

Bước 4. Tổ chức hoạt động dạy học nhóm tiết 1 “bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng” (Giáo án)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Liệt kê được các tính chất vật lý, hóa học của nitơ và các hợp chất của chúng.

- Tìm hiểu mối liên hệ của nitơ và các hợp chất của chúng.

2. Kĩ năng

- Viết PTHH minh họa tính chất của nitơ và các hợp chất của chúng. - Tính toán về thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp và hiệu suất

phản ứng.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức về nitơ và các hợp chất của chúng bằng sơ đồ tư duy.

3. Thái độ

- Phát huy tính hợp tác nhóm và phát triển bản thân. - Rèn luyện tính cẩn thận, chủ động của HS.

4. Định hướng phát triển năng lực chủ yếu

Năng lực hợp tác (cùng một số năng lực khác)

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học theo nhóm

III. CHUẨN BỊ

- Giấy A0

- Bút dạ

- Sách giáo khoa

- Phiếu học tập, phiếu luyện tập

Tiết 1: LUYỆN TẬP

TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Chia nhóm hoạt động (2 phút)

GV chia HS thành 4 nhóm (theo danh sách tổ) và phổ biến qui định hoạt động nhóm.

HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ tư duy về nitơ và các hợp chất của chúng (15

phút)

Đưa ra khóa trung tâm là “NITƠ VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG” và có thể sử dụng một số gợi ý về các nhánh:

1. Nitơ (cấu tạo phân tử: cấu hình electron, cấu tạo phân tử, các mức oxi hóa, điều chế).

2. Amoniac (cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học: tính bazơ yếu, tính khử, điều chế).

3. Axit nitric (cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học: tính axit, tính oxi hóa, điều chế).

4. Muối nitrat (tính chất, ứng dụng); muối amoni (tính chất vật lí, tính chất hóa học: tác dụng với dung dịch kiềm, nhiệt phân).

HS sử dụng phiếu học tập (đã hoàn thành ở nhà), sau đó thảo luận chung trong nhóm để xây dựng sơ đồ tư duy.

Theo thứ tự, đại diện nhóm lên bảng, hoàn thành nội dung của từng nhánh của sơ đồ tư duy có minh họa bằng PTHH.

Các nhóm thảo luận, hoàn thành toàn bộ sơ đồ tư duy của nhóm mình.

Hoạt động 3: Tổng kết (10 phút)

GV nhận xét, tổng kết mỗi nhánh trên sơ đồ tư duy để học sinh so sánh và tự đánh giá.

Đại diện nhóm HS lên trình bày sản phẩm học tập.

Các HS khác lắng nghe.

HS hoàn thành phiếu tự đánh giá, đánh giá các thành viên trong

nhóm và nhóm khác.

Hoạt động 4: Luyện tập (15 phút)

GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu luyện tập theo nhóm 2 người.

Nhóm trưởng phân công nhóm 2 bạn để hoàn thành phiếu luyện tập.

Hoạt động 5: Củng cố (3 phút)

GV tổng kết nội dung của tiết học. Nộp lại các phiếu đánh giá, phiếu học tập, phiếu luyện tập.

Bước 5. GV dạy thực nghiệm thu lại các phiếu và tiến hành đánh giá.

Bước 6. Rút kinh nghiệm sau tiết học.

Bảng 2.6. Phiếu luyện tập bài “Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng”

Câu 1: Lập các phương trình hóa học:

a) Cu + HNO3 loãng → NO + ……… b) Al + HNO3 loãng → N2O + ……… d) Zn + HNO3 loãng N2 + ……….. e) FeO + HNO3 loãng → NO + Fe(NO3)3 + ……… f) Fe(OH)2 + HNO3 loãng → NO + Fe(NO3)3 + ……… g) FeCO3 + HNO3 loãng → NO + Fe(NO3)3 + ………

Câu 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:

N2  NO  NO2  HNO3  Cu(NO3)2  Cu(OH)2  Cu(NO3)2  CuO  Cu

Câu 3: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch sau: K2CO3, NH4NO3, NaCl, K3PO4.

Câu 4: Nung nóng 6,8 gam bạc nitrat AgNO3 thu được 672 ml hỗn hợp khí (đktc) và

hỗn hợp rắn X. Tính khối lượng các chất thu được trong X và tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.

Câu 5: Hòa tan 99,6 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và Ag trong dung dịch HNO3 loãng và đun nóng. Sau phản ứng thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y, trong đó có một khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc). Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X.

1 2 3 4 5 6 7

2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức dạy – học theo nhóm dưới hình thức dạy học dự án khi tìm hiểu ứng dụng của chất hóa học vào đời sống sản xuất

Dự án: “THẮP SÁNG ƯỚC MƠ; THAN LÀ BẠN – MANG YÊU THƯƠNG ĐẾN

MỌI NHÀ” của “bài 15: Cacbon” theo hình thức nhóm.

Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học và xây dựng kế hoạch dạy học.  Mục tiêu

1. Kiến thức

- Từ vị trí của cacbon trong bảng HTTH, cấu hình electron nguyên tử suy ra tính chất vật lí, hóa học của cacbon.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng nguồn chất đốt ngày nay và đưa ra phương hướng khắc phục.

- Vai trò quan trọng của cacbon trong đời sống con người. - Tìm hiểu một số ứng dụng đặc biệt của than hoạt tính .

2. Kĩ năng

- Dự đoán, làm thí nghiệm kiểm chứng và viết các PTHH minh hoạ tính chất Hoá học của Cacbon.

- Sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về chủ đề.

- Sử dụng các phần mềm vi tính tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập - Thu thập, lưu giữ và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.

3. Thái độ

- Phát huy tính hợp tác nhóm và phát triển bản thân.

- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ công đồng - Hình thành ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, nhiên liệu chất đốt. - Hứng thú học tập môn hóa học.

4. Định hướng phát triển năng lực

Năng lực hợp tác (cùng một số năng lực khác)

Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, HS cần học tập và vận dụng các kiến thức liên môn

Gồm ba nhóm với ba nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Nghiên cứu mỹ phẩm, thiết kế kem đánh răng. - Nhóm 2: Làm chất đốt bằng sọ dừa.

- Nhóm 3: Làm bình lọc nước mini.

Bước 2. Thời gian thực hiện dự án cho HS của trường THPT Trần Văn Giàu là 3 tuần, còn HS của trường THPT Nguyễn Văn Linh là 4 tuần. HS tự xây dựng kế hoạch cho các nhóm, tự phân công nhiệm vụ, tự tổ chức quay video và thu sản phẩm.

Bảng 2.7. Chuẩn bị của GV và HS cho dự án “Thắp sáng ước mơ; Than là bạn – Mang yêu thương đến mọi nhà”

GV HS

-Chia nhóm.

-GV cung câp cho ba nhóm các dụng cụ, hóa chất phục vụ cho thí nghiệm liên quan đến dự án.

-Yêu cầu và sản phẩm và thời hạn.

- Các nhóm lập kế hoạch, nhóm trưởng tự tổ chức phân công.

- Thực hiện quay video, thử nghiệm sản phẩm

- Chuẩn bị báo cáo.

Bước 3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá dự án và gởi trước cho lớp gồm: 1 phiếu đánh nhóm của GV và 3 phiếu đánh giá của HS: tự đánh giá, đánh giá các thành viên trong nhóm, đánh giá chéo giữa các nhóm.

Bước 4. Tổ chức hoạt động dạy học dự án “bài 15: Cacbon”

Kế hoạch bài dạy

Bảng 2.8. Kế hoạch bài dạy “ Cacbon” trường THPT Trần Văn Giàu Người soạn

Họ và tên

Lớp 11A15

Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy

Bài học: Bài 15: Cacbon

Tên dự án: Thắp sáng ước mơ

Than là bạn – Mang yêu thương đến mọi nhà Tóm tắt bài dạy

- Nhóm 1: thực hiện các thí nghiệm hấp phụ màu của than hoạt tính, đóng vai là nhân viên của công ty mỹ phẩm, thiết kế và cải tiến kem đánh răng và sữa rửa mặt tẩy tế bào chết.

- Nhóm 2 : mua vỏ dừa, phơi khô, đốt vỏ dừa, thiết kế chất đốt bằng vỏ dừa, tiết kiệm nhiên liệu.

- Nhóm 3: thực hiện các thí nghiệm hấp phụ màu của than hoạt tính, thiết kế mô hình bình lọc nước mini.

Lĩnh vực bài dạy

Hóa học

Cấp/Lớp

Cấp THPT - Lớp 11 Cơ bản

Thời gian dự kiến

3 tuần cho HS trường THPT Trần Văn Giàu

4 tuần cho HS trường THPT Nguyễn Văn Linh (kéo dài thêm1 tuần vì đặc điểm nơi ở HS Ninh Thuận còn rải rác, xa nhau; khả năng tự thực hiện thí nghiệm còn thấp).

Mục tiêu dạy học Kiến thức

chất vật lí, hóa học của cacbon.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng nguồn chất đốt ngày nay và đưa ra phương hướng khắc phục.

- Vai trò quan trọng của cacbon trong đời sống con người. - Tìm hiểu một số ứng dụng đặc biệt của than hoạt tính .

Kĩ năng

- Dự đoán, làm thí nghiệm kiểm chứng và viết các PTHH minh hoạ tính chất Hoá học của Cacbon.

- Sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về chủ đề.

- Sử dụng các phần mềm vi tính tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập - Thu thập, lưu giữ và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.

Thái độ

- Phát huy tính hợp tác nhóm và phát triển bản thân.

- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ công đồng - Hình thành ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, nhiên liệu chất đốt. - Hứng thú học tập môn hóa học.

Định hướng phát triển năng lực

Năng lực hợp tác (cùng một số năng lực khác)

Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi khái quát:

Các nhà khoa học dự đoán với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu như hiện nay thì trong vòng vài trăm năm tới nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt. Chúng ta phải khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nhiên liệu quý giá này như thế nào?

Câu hỏi bài học:

1. Em biết gì về các dạng thù hình của cacbon?

2. Từ cấu hình electron và cấu trúc tinh thể, hãy dự đoán tính chất hóa học của cacbon.

4. Than hoạt tính được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời, làm thế nào để sử dụng hiệu quả than hoạt tính?

Câu hỏi nội dung:

1. Dạng thù hình là gì? Cho biết một số dạng thù hình của cacbon mà em đã biết. 2. So sánh màu sắc, độ dẫn điện, cấu trúc của kim cương và than chì? Tại sao kim cương và than chì cùng được tạo nên bởi các nguyên tử cacbon mà tính chất vật lí lại khác nhau?

3. Qua thực tế, em hãy cho biết một số ứng dụng của cacbon. Các ứng dụng trên dựa vào tính chất vật lý, hóa học nào?

4. Trong tự nhiên, cacbon tồn tại dạng đơn chất hay hợp chất?

5. Kể tên một số quặng có chứa cacbon, một số loại than mà em biết. 6. Quy trình sản xuất than từ vỏ dừa?

7. Than dừa có ưu điểm gì so với than đá?

8. Mỹ phẩm có chứa than hoạt tính có lợi ích gì đặc biệt hơn so với các mỹ phẩm thông thường khác?

Bảng 2.9. Kế hoạch thực hiện dự án

Tuần TP. HCM Ninh Thuận

1 HS tìm hiểu thông tin trên mạng internet.

GV đưa đường dẫn để tra cứu trên điện thoại và hướng dẫn trực tiếp.

2

Tự phân công nhiệm vụ.

Hoàn thành sơ đồ tư duy gồm ý tưởng của dự án và các bước cần thực hiện trong nhóm.

Tạo sản phẩm dự án (có video).

Đưa ra qui trình các bước trên giấy. Tạo sản phẩm dự án (có video). Làm lại sản phẩm bị thất bại.

HS thu được clip, giao cho GV để trình chiếu trước lớp thông qua phòng chức năng của trường.

3

Thiết kế tờ rơi, powerpoint, brochure để giới thiệu sản phẩm.

Báo cáo nghiệm thu sản phẩm.

4 Báo cáo nghiệm thu sản phẩm (Giảm

Bước 5. Tiến hành đánh giá NLHT của HS qua dự án qua 3 phiếu đánh giá của HS và 1 phiếu đánh giá của GV, sổ theo dõi, sổ ghi chép nhỏ.

Bước 6. Tổng kết rút kinh nghiệm.

2.4. Các phiếu đánh giá mức độ phát triển năng lực hợp tác

Chúng tôi thiết kế 5 phiếu đánh giá NLHT của GV và HS; gởi cho lớp trước giờ học và thu lại sau mỗi tiết học.

2.4.1. Các phiếu đánh giá nhóm của giáo viên

Bảng 2.10. Phiếu đánh giá nhóm của GV trong giờ học chính khóa PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM CỦA GIÁO VIÊN

Trường THPT………. Lớp 11………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)