24 Bộ luật Quảng cáo của Anh năm 2010-chưa có bản dịch
12.2. Quảng cáo thuốc chữa bệnh ở các nước
Tại Australia, việc quảng cáo thuốc chữa bệnh hoặc các sản phẩm vật lý trị liệu được Cơ quan quản lý sản phẩm vật lý trị liệu (TGA) quản lý. TGA có trách nhiệm quản lý việc thực hiện hầu hết các luật như Luật về sản phẩm vật lý trị liệu năm 1989, Quy định năm 1990 về vạt lý trị liệu. Việc quản lý thuốc chữa bệnh cũng được điều chỉnh bởi Luật quảng cáo nói chung có tên là Luật về thựuc hành thương mại năm 1974 và Luật cạnh tranh và Luật bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh Luật quảng cáo, còn có một số quy định trong các luật khác nhu Luật về thuốc chữa bệnh. Ở Brazin, việc quảng cáo thuốc chữa bệnh được điều chỉnh bằng Luật do Quốc hội ban hành và các Nghị quyết và Pháp lệnh do Cơ quan quản lý vệ sinh của Brazin (Anvisa) ban hành. Anvisa là Cơ quan chịu trách nhiệm báo cáo với Bộ Y tế. Chức năng chính của Anvisa là thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và kiểm sóat việc quảng cáo các sản phẩm y tế. Trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm thuốc chữa bệnh, Brazin đã ban hành 04 Luật: Luật số 6360/76, Luật số 6437/77, Luật số 9294/96 và Luật số 8078/1990. Anvisa đã ban hành các nghị quyết và pháp lệnh số 344/98 và 102/2000. Bên cạnh luật, nghị quyết và pháp lệnh nêu trên, việc quảng cáo thuốc chữa bệnh còn được điều chỉnh bằng Quy định về đạo đức do Hội đồng tự điều chỉnh quảng cáo của Brazin ban hành.
Ở Canada, Luật điều chỉnh ván đề quảng cáo thuốc chữa bệnh là Đạo luật liên bang về Thuốc và Thực phẩm. Đạo luật này quy định các nguyên tắc chung theo đó việc quảng cáo thuốc không được quảng cáo nếu không đúng, sai lệch, lừa dối hoặc có thể gây hiểu nhầm về tính chất, giá trị, số lượng, thành phần, độ an toàn của thuốc. Cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý việc thực hiện Luật là Bộ Y tế Canada.
Ngoài Đạo luật liên bang kể trên còn một số quy định do Cơ quan tư vấn quảng cáo dược phẩm Canada (PAAB) ban hành trong đó có quy định cụ thể về quảng cáo thuốc có yêu cầu kê đơn và thuốc không có yêu cầu kê đơn. Các cơ quan nghiên cứu dược phẩm của Canada có quy định riêng về tiếp thị/quảng cáo sản phẩm của họ trên cơ sở quy định của Luật về tiêu chuẩn quảng cáo của Canada.
Ở Cộng hòa Séc, việc quảng cáo thuốc ở CH Séc được điều chỉnh bằng Luật Quảng cáo số 40/1995. Luật cũng đã được điều chỉnh để phù hợp với Chỉ thị số 2001/83 của Cộng đồng châu Âu khi CH Séc gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004. Một số luật káhc cũng điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc là Luật Dược phẩm, Bộ luật thương mại và Bộ luật dân sự.
Ở Pháp, quảng cáo liên quan đến thuốc có kê đơn ở Pháp được điều chỉnh bằng Chỉ thị số 2001/83 của Cộng đồng châu Âu có sửa đổi cùng với một số luật và quy định của quốc gia như:
- Bộ luật y tế công cộng liên quan đến việc thúc đẩy việc nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm thuốc;
- Bộ luật về người tiêu dùng điều chỉnh vấn đề quảng cáo so sánh; - Hướng dẫn của Cơ quan quản lý thuốc của Pháp (AFSSAPS). Ở Đức, các quy định điều chỉnh quảng cáo thuốc được quy định tại: - Luật quảng cáo trong lĩnh vực y tế (HWG);
- Luật chống cạnh tranh không lành mạnh (UWG)
Bên cạnh đó, Đức là thành viên của Liên minh châu Âu nên Chỉ thị số 2001/83 của Cộng đồng châu Âu đã được áp dụng cùng với luật trong nước.
Ở Hy lạp, Chỉ thị số 2001/83 của Cộng đồng châu Âu đã được thực hiện bên cạnh luật quốc gia.
Ở Italy, quảng cáo thuốc được điều chỉnh bằng Nghị định số 541/1992 bên cạnh Chỉ thị số 2001/83 của Cộng đồng châu Âu.
Ở Nhật bản, Luật dược năm 1960 được sửa đổi và Tiêu chuẩn quảng cáo bình đẳng đổi với sản phẩm y tế quy định tiêu chuẩn tiếp thị/quảng cáo những sản phẩm thuốc. Quy định về cạnh trạnh lành mạnh do Cơ quan thương mại bình đẳng cũng được thi hành cùng với Luật ngăn chặn lợi nhuận bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, năm 1993 Hiệp hội sản xuất thuốc ở Nhật bản cũng ban hành Bộ quy định có tên Bộ quy định về thúc đẩy đạo đức trong lĩnh vực dược phẩm.
Ở Mexico, Luật y tế điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vấn đề quảng cáo thuốc ở Mexico là Ủy ban liên bang về bảo vệ chống lại rủi ro về vệ sinh y tế thuộc Bộ Y tế Mexico. Bên cạnh luật và quy định nói trên, Văn phòng quốc gia về công nghiệp dược cũng ban hành nhiều quy định về quảng cáo thuốc và sản phẩm thuốc.
Ở Hà lan, Luật chữa bệnh năm 1958 tạo cơ sở pháp lý cho việc quảng cáo thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, quy định chi tiết lại được đề cập trong Nghị định năm 1994 về quảng cáo thuốc để thực hiện Chỉ thị số 92/28ÊC của
Liên minh châu Âu về quảng cáo thuốc chữa bệnh. Hiện nay, Chỉ thị số 2001/83 của Liên minh châu Âu đang được áp dụng ở Hà lan.
Bộ quy định về quảng cáo thuốc (CPA) đặt ra quy định tương tự áp dụng đối với quảng cáo sản phẩm thuốc như Nghị định về quảng cáo thuốc.
Ở Nauy, Luật năm 1992 của Na uy về sản phẩm thuốc là luật chỉnh liên quan đến sản phẩm thuốc. Chương 7 của Luật quy định khung pháp luật về quảng cáo thuốc. Bên cạnh đó, Luật kiểm sóat thị trường năm 1972, Luật năm 1999 liên quan đến sức khỏe và Quy định năm 1999 về sản phẩm thuốc cũng có một số quy định về quảng cáo thuốc.
Ở Tây ban nha, Luật quảng cáo chung và Luật Y tế là những luật trong nước điều chỉnh vấn đề quảng cáo và xúc tiến thuốc ở Tây ban nha. Về điều ước quốc tế mà Tây ban nha đã ký kết và gia nhập, Chỉ thị số 2001/83 của Liên minh châu Âu là cơ sở điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc ở Tây ban nha.
Ở Thụy sĩ, Luật liên bang về sản phẩm thuốc và dụng cụ y tế năm 2000 và Pháp lệnh quảng cáo thuốc và sản phẩm thuốc năm 2001 điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc.
Ở Hoa kỳ, cả Đạo luật về Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm và quy định của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc có yêu cầu kê đơn.