24 Bộ luật Quảng cáo của Anh năm 2010-chưa có bản dịch
12.1. Quảng cáo đồ uống có cồn ở các nước thuộc Liên minh châu Âu
Ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), có nhiều quy định trong luật quốc gia nhằm hạn chế và kiểm soát trong đó bao gồm cả quy định của luật và văn bản dưới luật. Nói cụ thể hơn, trong phạm vi quy định pháp luật của EU, Chỉ thị về truyền hình không biên giới (TWF) đã được nội luật hóa trong luật của các nước thành viên. Các quy định của Chỉ thị này đã thiết kế nhằm hài hòa hóa quy định của các nước thành viên, tạo thành một mặt bằng chung để áp dụng trong phạm vi Liên minh và việc phát sóng truyền hình xuyên biên giới không trái với quy định pháp luật các nước. Điều 15 của Chỉ thị quy định việc quảng cáo đồ uống có cồn không được nhằm vào đối tượng trẻ em; không được gắn việc tiêu thụ rượu với hành vi lái xe hoặc để tạo ấn tượng là rượu sẽ làm tăng cường sức lực hoặc tạo sự thành công về xã hội hoặc tình dục; không được khuyến khích sử dụng rượu hoặc cho rằng rượu càng có độ cồn cao thì càng giá trị. Chúng tôi xin tóm tắt một số quy định về quảng cáo đồ uống có cồn ở 14 nước thuộc Liên minh châu Âu
Tại Áo, theo quy định của luật thì việc quảng cáo đồ uống có cồn bị cấm trên TV và đài phát thanh, cấm phát quảng cáo gắn với hình ảnh trẻ em, trong lúc lái xe và các sự kiện thể thao, hoặc khuyến khích việc sử dụng đồ uống có cồn. Luật cũng cấm phát các chương trình do các công ty sản xuất đồ uống có cồn tài trợ, Bộ quy định tự điều chỉnh do Hội đồng quảng cáo của Áo cấm quảng cáo khuyến khích lạm dụng việc sử dụng, nhằm vào đối tượng trẻ em hoặc thanh thiếu niên, gắn viêc sử dụng đồ uống có cồn với thành công hoặc cho rằng việc sử dụng rượu sẽ có hiệu ứng tích cực làm giảm căng thẳng. Quảng cáo không được phép khuyến khích việc sử dụng đồ uống có cồn hoặc đưa hình ảnh người đang trong tình trạng say rượu.
Tại Bỉ, quy định cấm không có chương trình quảng cáo thương mại trên kênh TV của nhà nước và cấm quảng đồ uống có cồn trên chương trình TV thương mại. Không được quảng cáo đồ uống có cồn trên đài phát thanh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, các quy định có tính tự nguyện cấm việc khuyến khích uống quá nhiều rượu và cấm quảng cáo đồ uống có cồn nhằm vào đối tượng dưới 21 tuổi.
Tại Đan mạch, cho đến năm 2003 vãn có quy định cấm quảng cáo đồ uống có cồn trên các chương trình TV và các kênh phát thanh của Đan mạch nhưng sau đó đã bị hủy bỏ. Bộ các quy định tự điểu chỉnh quy định về nội dung được thông qua năm 2000 theo đó có quy định rõ việc quảng cáo không được nhằm vào đối tượng trẻ em, không được gợi ý rằng rượu tốt cho sức khỏe hoặc tăng cường sức mạnh thể chất và tinh thần. Bộ quy định này cũng ngăn chặn việc gắn đồ uống có cồn với thể thao, cấm các chương trình thể thao do các nhà sản xuất đồ uống có cồn tài trợ cũng như quảng cáo đồ uống có cồn tại các sân/nhà thi đấu thể thao.
Tại Phần lan, cho đến năm 1994 vẫn có quy định của pháp luật cấm việc quảng cáo đồ uống có cồn nhưng sao đó Luật quảng cáo đồ uống có cồn được thông qua cho phép quảng cáo đồ uống có độ cồng lên đến 22%. Luật cũgn cấm quảng cáo đồ uống có cồn nhằm vào đối tượng là trẻ em, quảng cáo không được khuyến khích sử dụng đồ uống có cồn hoặc cho rằng đồ uống có cồn sẽ giúp thành công trong cuộc sống hoặc tình dục. Quảng cáo cũng không được cho rằng đồ uống có cồn là nước giải khát. Tại Pháp, Luật có tên là Evin có hiệu lực từ năm 1993 cấm quảng cáo tất cả đồ uống có cồn trên 1,2% đồ cồn trên Tv và rạp chiếu phim, cấm các công ty sản xuất đồ uống có cồn tài trợ các chương trình quảng cáo cho hoạt động thể thao hoặc các sự kiện văn hóa. Quảng cáo đồ uống có cồn trên đài phát thanh bị cấm từ 5 giờ chiều đến nửa đêm. Bên cạnh việc cấm quảng cáo đồ uống có cồn nhằm vào đối tượng trẻ em, luật cũng chỉ cho phép việc quảng cáo đồ uống có cồn nếu quảng cáo đó chỉ đề cập đến tính chất, nguyên liệu sản xuất, nhãn hiệu , công nghệ chế biến hoặc các bước chuẩn bị để sử dụng.
Tại Đức, trên cơ sở tự nguyện thoả thuận, hầu hết quảng cáo đồ uống có cồn không quảng cáo trên TV. Trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, một Bộ quy định tự nguyện hiện đang được áp dụng giống như trường hợp ở Anh. Bên cạnh Chỉ thị của Liên minh châu Âu về TV không biên giới, thì hệ thống tự điều chỉnh. Hiện nay ở Đức vẫn áp dụng Luật về quảng cáo đồ uống có cồn được ban hành năm 1976, được sửa đổi năm 1998.
Ở Hy lạp, cùng với việc áp dụng Chỉ thị của cộng đồng châu Âu về TV không biên giới, có một số hạn chế về số lượng quảng cáo đồ uống có cồn được phép quảng cáo/ngày trên các kênh truyền hình và đài phát thanh.
Ở Ai len, cùng với quy định cấm quảng cáo đồ rượu mạnh trên TV và đài phát thanh, quảng cáo đồ uống có cồn không được xuất hiện trước các sự kiện/chương trình thể thao. Quảng cáo tương tự không được xuất hiện quá 2 lần/đêm trên bất kỳ kênh nào.
Tại Italia, có một Bộ quy định tự nguyện tương tự như của Anh điều chỉnh về nội dung. Luật về đồ uống có cồn và rượu năm 2001 đưa ra quy định cấm quảng cáo đồ uống có cồn trên TV và đại phát thanh từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối. Luật cũng quy định cấm quảng cáo đồ uống có cồng với đối tượng là trẻ em trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và cấm quảng cáo đồ uống có cồn trên TV trong vòng 15 phút trước và sao chương trình dành cho trẻ em.
Tại Hà lan và Luxembour, ngòai Chỉ thị về TV xuyên biên giới của Liên minh châu Âu, quy định tự điều chỉnh trong nước có hiệu lực điều chỉnh hoạt động này.
Tại Bồ đào nha, Luật đầu tiên điều chỉnh quảng cáo đồ uống có cồn có hiệu lực tùa năm 1981. Luật năm 1983 cấm quảng cáo đồ uống có cồn từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Sau đó, năm 1995 sửa đổi lại là từ 7 giờ tối đến 10.30 đêm. Chỉ thị về TV xuyên biên giới của Liên minh châu Âu được thực hiện ở Bồ đào nha từ năm 1990. Quảng cáo bia và rượu mạnh bị cấm ở rạp chiếu phim và trên tấm lớn, các cơ sở giáo dục hoặc tạp chí dành cho trẻ em, hoặc trong các sự kiện thể thao hoặc văn hóa.
Tại Tây ban nha, theo luật năm 1990, đồ uống có cồn trên 20% không được quảng cáo trên TV. Chỉ thị về TV xuyên biên giới của Liên minh châu Âu được thi hành ở Tây ban nah năm 1994. Chính quyền địa phương cũng áp dụng quy định của họ về vấn đề này. Ở bang Cataloni, đồ uống có trên 20% độ còn bị cấm quảng cáo trên đường phố, đường cao tốc và các phương tiện giao thông công cộng và rạp chiếu phim. Quảng cáo đồ uống có cồn trên TV và đại phát thanh không được thực hiện trước 9.30 tối. Bên cạnh đó còn có quy định tự điều chỉnh riêng.
Tại Thụy điển, theo quy định của Luật về đồ uống có cồn, quảng cáo rượu mạnh, rượu vang và bia trên 2.25% độ cồn bị cấm trừ điểm bán hàng và trên tạp chí thương mại. Báo chí nước ngoài cũng được phép thực hiện quảng cáo đồ uống có cồn.