Nâng cao năng suất sinh học cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ suoiy, huyện champhone, tỉnh savannakhet, lào (Trang 60 - 62)

Để nâng cao năng suất sinh học cá ở vùng nước hồ Suoiy, huyện Champhone tỉnh Savannakhet, Lào có thể áp dụng các giải pháp khoa học sau:

+ Đảm bảo điều kiện cho sự tái sản xuất số lượng của quần thể.

Điều kiện tái sản xuất số lượng quần thể tự nhiên của nhiều loài cá đã bị suy thoái hoặc hủy hoại hoàn toàn. Do vậy, cần tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp sinh sản nhân tạo hay dục đẻ nhân tạo của các loài cá bản địa để tạo nguồn giống trả lại cho môi trường tự nhiên. Sản lượng hiện nay của các loài cá kinh tế của vùng nước hồ Suoiy, huyện Champhone tỉnh Savannakhet, Lào suy giảm nhanh chóng do bị khai thác quá mức; bãi đẻ bị thu hẹp hoặc bị mất nên nguồn giống bổ sung hàng năm của các loài cá này giảm nghiêm trọng. Thả lại giống và làm giàu cho thủy vực vùng hồ Suoiy, huyện Champhone tỉnh Savannakhet, Lào bằng các loài cá bản địa có giá trị kinh tế cần được xem là một biện pháp hữu hiệu để phục hồi kích thước quần thể của những loài cá đang suy giảm sản lượng và đứng trước nguy cơ diệt vong, trong đó có các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng

+ Di nhập những đối tượng mới có giá trị cao vào thủy vực.

Một trong những biện pháp khoa học để nâng cao năng suất thủy vực là di nhập những đối tượng mới nhằm sử dụng nguồn thức ăn dư thừa mà các loài cá kinh tế bản địa không sử dụng hoặc không sử dụng hết. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khi di nhập các loài có nguồn gốc ngoại lai cần nghiên cứu thử nghiệm để tránh tình trạng những loài này gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và môi trường của khu hệ động vật

địa phương (cạnh tranh về nơi ở, thức ăn đối với các loài bản địa, thậm chí tiêu diệt loài bản địa, đem đến kí sinh trùng và dịch bệnh mới,...). Một số loài cá được di nhập đến vùng đã thích nghi và mang lại hiệu kinh tế cao, góp phần giảm áp lực khai thác nguồn lợi cá tự nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý là loài cá Cọ bể, một loài cá làm cảnh, được nuôi làm nhiệm vệ sinh các bể nước, nay đã thoát ra ngoài, sinh trưởng và phát triển khá mạnh. Cá ăn thực vật, mùn bã hữu cơ, sinh sản nhanh, thích nghi với nhiều điều kịên môi trường sống, nhưng lại không có giá trị làm thực phẩm. Vì vậy, cần có các nghiên cứu, đánh giá tác động của loài cá này lên môi trường và các loài cá bản địa.

+ Thực thi luật pháp

Hệ thống luật pháp liên quan trực tiếp đến bảo vệ nguồn lợi cá và nâng cao năng suất sinh học ở các thủy vực gồm có: Luật bảo vệ môi trường; Luật tài nguyên nước, Luật đất đai và đặc biệt là Luật thủy sản. Đây là cơ sở pháp lí thiết yếu điều phối hoạt động của mọi lĩnh vực kinh tế và hành vi của con người đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Nguyên tắc trong hoạt động nghề cá là: Đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản, đầu tư sản xuất giống thủy sản để thả vào môi trường tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi.

Một trong những hành động tích cực để ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi hay sự biến mất của các quần thể cá có giá trị kinh tế ở các thuỷ vực nói chung và vùng nước hồ Suoiy, huyện Champhone tỉnh Savannakhet, Lào nói riêng là: Quy định các vùng cấm đánh bắt và hạn chế đánh bắt, quy định kích thước tối thiểu của các đối tượng được phép đánh bắt và kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong khai thác cùng với việc nghiêm cấm các hành động có tính chất hủy diệt nguồn lợi

(chất nổ, hoá chất, bả độc, kích điện,...) trong khai thác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài thủy sản.

Để những điều luật này phát huy hiệu lực cần: Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện và quản lí của các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương; tăng cường nhận thức và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của quần chúng; phối hợp và lồng ghép với các hoạt động kinh tế xã hội một cách hài hoà trên cơ sở nhận thức của mọi đối tượng, từ các cấp chính quyền đến người dân; có sự tham gia quản lí của cộng đồng hay nhà nước và nhân dân đồng quản lí đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ suoiy, huyện champhone, tỉnh savannakhet, lào (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)