Giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật ở khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an (Trang 57)

Vai trò của thực vật vùng nghiên cứu đối với con người

Trong số 220 loài đã được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, có đến 207 loài có công dụng chiếm 94,09% tổng số loài. Trong đó, số loài làm thuốc có tới 181 loài

ăn chăn nuôi có 42 loài chiếm 19,09%, nhóm cây làm phân xanh có 7 loài chiếm 3,18% và có 35 loài chiếm 15,91% làm đồ gia dụng (Bảng 3.7., Hình 3.6.).

Bảng 3.7. Giá trị sử dụng của thực vật ởKBTĐNN Láng Sen

STT Công dụng Ký hiệu Sốlượng

loài

1 Nhóm cây làm thuốc T 181

2 Nhóm cây làm cảnh C 27

3 Nhóm cây làm thực phẩm TP 72

4 Nhóm cây lấy gỗ G 12

5 Nhóm cây lấy tinh dầu TD 9

6 Nhóm cây cho thức ăn chăn nuôi ĐV 42

7 Nhóm cây làm phân xanh PX 7

8 Nhóm cây gia dụng GD 35

9 Nhóm cây không có công dụng hoặc

chưa xác định được công dụng CXĐ 13

sốt cao, ho, lở loét, mẩn ngứa, thanh nhiệt, giải độc, đau răng cho đến các bệnh mãn tính như sỏi thận, viêm thận, sốt, viêm não, viêm gan, viêm ruột, viêm phế quản, viêm khí quản, đau gân cốt,… và rất nhiều loại bệnh khác. Các loài cây thuốc được sử dụng phổ biến như: Niên sơn đồng (Nelsonia canescens (Lam.) Spreng.), Cỏ sướt nước (Centrostachys aquatica (R.Br.) Moq.), Dền (Amaranthus viridis L.), Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.), Cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.), Rau ngổ

(Enydra fluctuans DC.), Cáp điền bò (Coldenia procumbens L.), Vòi voi

(Heliotropium indicum L.), Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz), Cỏ sửa lá lớn

(Euphorbia hirta L.), Đậu ma (Centrosema pubescens Benth.), Muồng trâu

(Senna alata (L.) Roxb.), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea Lour.), Lử đằng

(Lindernia ruellioides (Colsm.) Pennell), Ké hoa đào (Urena lobata L.), Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.), Rau đắng biển

(Bacopa monnieri (L.) Wettst.), Nhàu nước (Morinda persicifolia Buch.-Ham.),

Vác (Cayratia trifolia (L.) Domin),…

Nhóm cây làm thực phẩm: có số lượng loài nhiều thứ 2 với 72 loài trong khu

vực nghiên cứu. Nhóm này đa số có nhiều loại cây dùng làm rau trong bữa ăn hàng ngày, một số cho gia vị và một số có quả ăn được. Các loài phổ biến như: Choại (Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.), Dền (Amaranthus viridis L.), Bình bát nước (Annona glabra L.), Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.), Rau ngổ (Enydra

fluctuans DC.), Rau kềm (Aniseia martinicensis (Jacq.) Choisy), Rau muống

(Ipomoea aquatica Forssk.), Rau nhút (Neptunia oleracea Lour.), Sen

(Nelumbo nucifera Gaertn.), Bồ ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr.), Rau trai (Commelina diffusa Burm.f.), Cỏ sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf), Rau mác thon (Monochoria hastata (L.) Solms),…

Nhóm cây làm cảnh: có 27 loài. Nhóm cây này thường có dáng thân đẹp hoặc

Mồng gà (Celosia argentea L.), Hoa móng tay (Impatiens balsamina L.), Rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum L.), Gừa (Ficus benjamina L.f.), Súng trắng

(Nymphaea pubescens Willd.), Dành dành (Gardenia resinifera Roth), Đại tướng

quân (Crinum asiaticum L.), Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.),…

Nhóm cây cho gỗ: chỉ có 12 loài nhưng lại có số lượng cá thể trong loài nhiều. Nhóm này thường cung cấp các loại gỗ lớn cho xây dựng, đóng bàn ghế, làm các đồ dùng gia đình bằng gỗ hay được dùng làm củi đốt,… Các loài thường gặp bao gồm: Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Côm Harmandii (Elaeocarpus

harmandii Pierre.), Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz), Keo bông vàng

(Acacia auriculiformis Benth.), Tràm (Melaleuca cajuputi Powel), Trâm sẻ

(Syzygium cinereum (Kurz) Chantaran. & J.Parn.), Cà giâm

(Mitragyna diversifolia (Wall. ex G.Don) Havil.), Gáo vàng (Neonauclea

sessilifolia (Roxb.) Merr.),…

Nhóm cây gia dụng: có 35 loài. Nhóm cây gia dụng thường cung cấp sợi, lá,

thân đề sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đan lát các đồ thủ công mỹ nghệ, làm dây cột, lợp mái nhà,… Gồm các loài tiêu biểu như: Bình bát nước (Annona glabra L.), Tơ xanh (Cassytha filiformis L.), Chổi đực (Sida rhombifolia

L.), Tràm (Melaleuca cajuputi Powel), Nhài (Jasminum sambac (L.) Sol.), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.), Cú rận (Cyperus iria L.), U du (Cyperus elatus L.), Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Trin. ex Hensch.), Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.), Sậy (Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud.), Đế

(Saccharum arundinaceum Retz.), Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.)

Solms),…

Nhóm cây cho tinh dầu: có 9 loài, nhóm này thường chứa tinh dầu ở phần cây trên mặt đất, ở hạt, trong nhựa cây, lá cây,…chứa các chất như phenol, acid cerotic, citral, geraniol,... có tác dụng diệt khuẩn mạnh được chiết xuất và bào chế

Vông vang (Abelmoschus moschatus Medik.), Tràm (Melaleuca cajuputi Powel), Cỏ sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf), É lớn tròng (Hyptis suaveolens (L.) Poit.), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides (L.) L.),…

Nhóm cây làm phân xanh: có 7 loài. Người dân địa phương thường hái về

thái nhỏ rồi ủ với nấm hoặc vi khuẩn để làm phân xanh bón lúa, cây hoa màu. Những loại cây thuộc nhóm này khi ủ làm phân xanh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao ví dụ như các cây: Đậu cộ (Canavalia cathartica Thouars), Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms), Bèo hoa dâu (Azolla pinnata R. Br.), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.), Rau mác lá bao (Monochoria vaginalis (Burm.f.) C.Presl),…

Nhóm cây làm thức ăn chăn nuôi: với 42 loài, nhóm này thường được người

dân địa phương sử dụng các bộ phận như rễ, thân, lá làm thức ăn cho vịt; dùng làm rau nuôi lợn; lấy thân lá làm cỏ cho trâu, bò,… ngoài ra những loại cây này còn giúp giữ cho nước ao, giếng trong, không có chất kết dính làm vẫn đục. Những loài cây tiêu biểu thuộc nhóm này bao gồm: Bèo hoa dâu (Azolla pinnata R. Br.), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forssk.), Rau mương nằm (Ludwigia prostrata Roxb.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.), Cú rận

(Cyperus iria L.), Lác tia (Cyperus digitatus Roxb.), Cỏ đắng tán

(Fuirena umbellata Rottb.), Bạc đầu (Kyllinga nemoralis (J. R. Forst. & G. Forst.) Dandy ex Hutch. & Dalziel), Cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn.), Mồm mốc

(Ischaemum rugosum Salisb.), Cỏ bấc (Leersia hexandra Swartz.), Cỏ ống

(Panicum repens L.), San cặp (Paspalum conjugatum Berg.), Lục bình

(Eichhornia crassipes (Mart.) Solms), Rau mác thon (Monochoria hastata (L.)

nông nghiệp, làm suy giảm nghiêm trọng sự đa dạng của các quần xã thực vật. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác gỗ quá mức của người dân làm một số loài thực vật có nguy cơ mất đi như Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.), Năng kim

(Eleocharis ochrostachys Steud.), Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.), Lộc

vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.). Sự xâm lấn của các loài ngoại lai như Mai dương (Mimosa pigra L.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.), Bèo hoa dâu

(Azolla pinnata R. Br.) gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, cản trở tàu thuyền

qua sông, ngăn cản dòng chảy và gây xạt lỡ bờ sông, bờ đê.

Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu cũng có nhiều loài thực vật thủy sinh, thực vật nổi và một số loài cỏ, cây thân gỗ mọc ven bờ có khả năng tham gia xử lí nước nhiễm bẩn, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ có trong nước, tích lũy các kim loại nặng như Bèo hoa dâu (Azolla pinnata R. Br.), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata

Roxb.), Rau mương (Ludwigia sp), Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms),… hay làm thay đổi thành phần nước mặt, tăng độ pH do sự phân hủy lá rụng của Tràm (Melaleuca cajuputi Powel), Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Trin. ex Hensch.),…. Ngoài ra, lá rụng và xác thực vật thân cỏ chết sau mỗi mùa lũ cũng góp phần to lớn vào việc tăng độ phì nhiêu cho đất (Hình 3.7.).

chống xạt lỡ khi mùa nước lũ đến (Hình 3.8.).

Hình 3.8. Thực vật hai bên bờsông góp phần giữđất, chống xói mòn 3.3.2. Giá trị về nguồn gen quý hiếm

Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững, thì việc đánh giá các mức độ đe dọa của các loài thực vật ở một khu vực nghiên cứu là điều rất cần thiết. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở vùng nghiên cứu có 2 loài (chiếm 0,91% tổng số loài) được xếp vào danh lục các loài thực vật cần được bảo tồn ở thứ hạng “Sẽ nguy cấp – VU” là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) và Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) 29.

Loài Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) có nhiều giá trị sử dụng nên người dân địa phương khai thác làm thuốc thanh nhiệt, giải độc; lấy gỗ; quả dùng làm mứt, muối dưa, phô mai và loài Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) có thể sống được trong nước ngập sâu nhiễm chua phèn, đất xấu, không bị sâu bệnh. Đây là nguồn gen quý để lai tạo với các loại lúa có chất lượng hạt tốt trong tương lai.

Tuy nhiên hiện nay, người dân địa phương đã tiến hành cải tạo đất, rửa chua, rửa phèn nên điều kiện sinh thái thay đổi và do tình trạng khai phá đất hoang ở các bãi bồi ven sông để trồng hoa màu làm mất môi trường sống nên số lượng cá thể của ba loài này bị sụt giảm nghiêm trọng.

Tên thực vật: Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz)

Tên khác: Côm háo ẩm, Côm nước, Côm

Họ thực vật: Côm (Elaeocarpaceae)

Hình 3.9. Loài Cà na - Elaeocarpus hygrophilus Kurz

Tình trạng bảo tồn: Loài được xếp ở thứ hạng Sẽ nguy cấp (VU) theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [29].

Mô tả: cây gỗ cao từ 10 - 25m; nhánh non ít lông. Phiến lá hình trái xoan ngược dài từ 7 - 9cm, rộng 2,5 - 0,3cm, đầu tù, gốc thót lại trên cuống, mép có răng, rất nhẵn gần như dai, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt hơn, gân bên có 6 đôi, cuống lá dài 1cm.

Chùm hoa ở nách những lá đã rụng, dài từ 4 - 7cm, lá đài có lông mềm màu bạc, cánh hoa xẻ tua thành 18 - 20 dải hình sợi.

Ở Láng Sen, cây mọc rải rác dọc theo các bờ đê nhân tạo ven kênh 79, kênh Cả Nga.

Công dụng: rễ, quả, lá người dân dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải

độc. Vỏ cây có tinh dầu và tanin dùng tắm ghẻ, chống dị ứng sơn và hóa chất bảo vệ da. Uống nước sắc của lá và rễ có tác dụng lọc máu, bảo vệ gan. Quả dùng làm mứt, muối dưa, ô mai [27], 28.

Đề xuất biện pháp bảo vệ: khuyến khích người dân huyện Tân Hưng trồng cây ven kênh mương và quanh nhà để vừa bảo tồn vừa lấy nguyên liệu làm thuốc, lấy gỗ hay lấy quả làm mức.

Loài Lúa trời

Tên thực vật: Lúa trời (Oryza rufipogon Griff.)

Tên khác: Lúa hoang, Lúa tiên, Lúa ma

Họ thực vật: Hòa thảo (Poaceae)

4 - 6 mm, lóng giữa các đốt dài 9 - 10 cm. Phiến lá thuôn dẹp, dài 25 - 50cm, rộng 0,8 - 1,2cm, không có cuống, gốc ôm thân; 2 mặt lá đều có lông tơ; những lá ở phía dưới phần gốc tiếp giáp với thân mép có rìa lông. Cụm hoa dạng chùm bông đứng, cao 10 - 20cm, gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh mang nhiều gié hoa, cuống gié dài 1 - 3mm; mỗi gié dài 7 - 9mm, rộng 1,8 - 2mm; vỏ trấu bao ngoài khi chín màu nâu nhạt, mặt ngoài có lông cứng đặc biệt ở sườn vỏ; đỉnh gié có 1 lông gai nhọn dài 9 - 11cm tồn tại rất khó rụng kể cả khi đã chín già lâu ngày. Dĩnh quả (hạt gạo) dài 5 - 6,5mm, rộng 1,5 - 2mm, màu trắng đục, có lớp vỏ lụa mỏng bao ngoài [29].

Sinh thái, phân bố: Mùa hoa tháng 9 - 10, có quả tháng 11 - 12. Tái sinh bằng hạt và chồi mầm. Hạt có thể sống trong đất 3 - 4 năm, khi gặp điều kiện thuận lợi là nảy mầm phát triển, sống ở vùng nước ngập, nơi đất chua phèn hoang phá, mùa nước nổi lớn lên theo chiều cao của mức nước [29].

Cây phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, gặp ở các tỉnh Long An (Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng), Tiền Giang (Tân Phước), Đồng Tháp (Tam Nông), Kiên Giang, Cà Mau [29].

Ở KBTĐNN Láng Sen, Lúa trời tập trung thành các cánh đồng lớn ở các tiểu khu 9, 11, 12.

Công dụng: dùng làm thực phẩm cho con người, có giá trị dinh dưỡng cao [29].

Đề xuất biện pháp bảo vệ: Đề nghị người dân địa phương hạn chế cải tạo đất

như ngọt hóa, thay chua, rửa phèn vùng có cây lúa sinh sống. Đồng thời, ban quản lý Khu bảo tồn nên khoanh vùng bảo vệ các cánh đồng Lúa trời để chúng sinh trưởng phát triển tự nhiên.

Tên khác: Sen hồng

Họ thực vật: Họ Sen (Nelumbonaceae)

Hình 3.11. Loài Sen - Nelumbo nucifera Gaertn.

Mô tả: Cây thảo ở nước, thân rễ mập (ngó Sen). Lá gần hình tròn, đường kính 20 - 35cm, một số có phiến trải trên mặt nước, một số mọc vươn cao lên; cuống lá tròn, ráp, dài tới 70cm.

Hoa to, rộng, đường kính khoảng 20cm, có cuống dài. Hoa màu trắng hoặc hồng, lưỡng tính, kiểu xoắn vòng. Giữa lá đài, cánh hoa và nhị có những dạng chuyển tiếp. Nhị có phần phụ (gạo Sen) có hương thơm. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên đế hoa hình nón ngược (gương Sen). Quả bế thường quen gọi là hạt sen [33].

Sinh thái, phân bố: Cây thường trồng ở các hồ ao, ruộng nước, ở các mặt nước rộng, trung gian giữa ruộng nước và ao thả cá. Nước ta trồng phổ biến 2 giống

Trồng Sen bằng mầm ngó sen, ít khi trồng bằng hạt. Trồng vào giữa mùa xuân, khi thời tiết đã ấm, trồng xong cho nước vào ao từ từ, ngập 2/3 thân cây, giữ mức nước như vậy 3 - 4 tháng. Mùa hè năm sau cây ra hoa. Mùa đông cây tàn, mùa xuân lại mọc [33].

Cây của miền Malaixia, châu Ðại dương, vùng Ðông Dương, mọc hoang và cũng được trồng nhiều. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm [33].

Ở Láng Sen, loài cây thủy sinh này mọc ở hầu khắp các kênh và những diện tích rộng lớn trên vùng ngập nước ở các tiểu khu 10, 11, 12 trong vùng lõi Khu bảo tồn.

Công dụng: Dùng làm thực phẩm. Nhiều bộ phận của Sen được dùng làm thuốc trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, huyết áp cao,… [33].

Người dân địa phương ở huyện Tân Hưng thường thu hoạch Sen lấy hoa, đài Sen, hạt Sen bán trực tiếp tại các sạp hàng quen đường quốc lộ hoặc ngoài chợ cho khách du lịch, khách đi đường hoặc chế biến thành các sản phẩm như sữa Sen, hạt Sen sấy khô để bảo quản được lâu hơn và cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Các món ăn được chế biến từ Sen như: sữa Sen, chè hạt Sen, gỏi ngó Sen,… đều có giá trị dinh dưỡng cao nên được khách hàng rất ưa chuộng và tiêu thụ nhiều. Kinh doanh các sản phẩm từ sen góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con nơi đây (Hình 3.12.).

Hình 3.12. Người dân huyện Tân Hưng kinh doanh các sản phẩm từ Sen

Loài Súng

Tên thực vật: Súng trắng (Nymphaea pubescens Willd.)

Họ thực vật: Họ Súng (Nymphaeaceae)

Hình 3.13. Loài Súng trắng - Nymphaea pubescens Willd.

Mô tả: Cây thảo thủy sinh có thân rễ thuôn. Lá có phiến rộng 15 - 35cm, xanh đậm và bóng ở mặt trên, đầy lông mịn nâu ở mặt dưới; cuống có 2 bộng to. Hoa

bố ở Ấn Độ và các vùng nóng. Ở nước ta, cây mọc trong các ruộng và ao, thông thường khắp cả 3 miền [33].

Ở KBTĐNN Láng Sen, Súng mọc rải rác ở các vùng Đất ngập nước quanh năm và tập trung thành các quần xã lớn ở các tiểu khu 10, 11, 12 trong vùng lõi.

Công dụng: Cuống lá dùng ăn như rau. Thân rễ tán bột dùng trị bệnh trĩ như là chất làm nhầy; cũng dùng trị lỵ và đầy hơi. Hoa được dùng làm thuốc thu liễm và trợ tim [33].

Người dân địa phương thường thu hoạch Súng để lấy hoa trang trí, hoặc phơi khô làm thuốc chữa bệnh.

Loài Tràm

Tên thực vật: Tràm (Melaleuca cajuputi Powel)

Họ thực vật: Họ Sim (Myrtaceae)

cuống xếp thành bông ở ngọn cành, phía trên đó vẫn có chồi tạo ra các lá. Quả rất cứng, dạng quả nang, có 3 ô, tròn, có đường kính 15mm, cụt, nằm trong đài dạng đấu cứng. Hạt hình trứng hay dạng góc, dài khoảng 1mm [33].

Sinh thái, phân bố: Hoa tháng 3 - 5. Tràm gốc ở Ôxtrâylia, phát tán vào nước ta, mọc hoang và cũng được trồng tạo thành rừng ở vùng nước lợ để giữ đất [33].

Ở KBTĐNN Láng Sen, Tràm mọc rất nhiều ở các đồng bằng ngập nước như các Tiểu khu 1, 2, 3, 4 và 9 trong vùng lõi và hầu khắp các khu vực bờ đê ven sông ở huyện Tân Hưng.

Công dụng: Lấy cây làm cột dùng trong xây dựng và lấy vỏ xán thuyền, lợp nhà, làm đuốc, làm vật cách nhiệt. Lá Tràm chứa tinh dầu. Lá dùng nấu nước uống thay trà, giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa ho hoặc xông để trị cảm cúm, sổ mũi, sốt; thấp khớp đau nhức xương, đau dây thần kinh; viêm ruột ỉa chảy, lỵ. Vỏ dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt, vết thương có tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng xức các vết bỏng cho chóng lên da non, chữa viêm da dị ứng, eczema [33].

Tên khác: Bèo Nhật Bản, Bèo tây

Họ thực vật: Họ Lục bình (Pontederiaceae)

Hình 3.15. Loài Lục bình - Eichhornia crassipes (Mart.) Solms

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, rễ chùm dài và rậm ở phía dưới. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống.

Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa bông hay chuỳ ở ngọn thân dài 15cm hay dài hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím; đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng; 6 nhị gồm 3 dài, 3 ngắn. Quả nang [33].

Sinh thái và phân bố: sống trôi nổi trên sông, ven hai bờ sông trên đất bùn, nhiều ở vùng nước nhiều chất dinh dưỡng. Sinh sản từ tháng 1 - 6 [33].

canh làm thực phẩm cho người hoặc làm thức ăn nuôi lợn. Dùng làm thuốc chữa sưng tấy, viêm đau, viêm hạch bạch huyết. Có khả năng làm giảm ô nhiễm môi trường nước. Chúng hấp thu được các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì, bạc,... nhờ các cấu trúc thể hang, thể xốp trong thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật ở khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)