Vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng với các sinh cảnh trên các sông rạch tự nhiên và các kênh đào nhân tạo do đó thực vật nơi đây tương đối đa dạng và phong phú. Cụ thể, ở KBTĐNN Láng Sen, các quần xã thường gặp ở sinh cảnh này bao gồm:
Quần xã thực vật ưu thế Lục bình (Eichhornia crassipes)
Qua nghiên cứu, ghi nhận được quần xã này có ở gần Kênh T4 và rạch Cả Nga của Khu bảo tồn, nơi ngập nước quanh năm. Thường mọc thành đám ở nơi nước đứng hoặc trôi theo dòng nước. Trong quần xã này, Lục bình (Eichhornia crassipes) chiếm ưu thế ngoài ra còn có một số loài khác tham gia như Cỏ ống (Panicum
repens), San nước (Paspalum paspaloides), Nghể (Persicaria pulchra), Rau mương
nằm (Ludwigia prostrata), Mai dương (Mimosa pigra), Cỏ sướt nước (Centrostachys aquatica).
Hình 3.28. Quần xã thực vật ưu thế Lục bình (Eichhornia crassipes)
Quần xã thực vật ưu thế Choại (Stenochlaena palustris)
Qua nghiên cứu, ghi nhận được quần xã này có Tiểu khu 10 và 11 của Khu bảo tồn. Quần xã này thường mọc thành từng đám nhỏ, dọc theo bờ cac kênh rạch hay ở những điểm giao giữa kênh rạch và đồng cỏ ngập nước theo mùa. Choại (Stenochlaena palustris) là loài chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài tham gia như Bòng bòng dẻo (Lygodium flexuosum), Vác (Cayratia trifolia), Ráng gạc nai (Ceratopteris thalictroides).
Hình 3.29. Quần xã thực vật ưu thế Choại (Stenochlaena palustris)
Quần xã thực vật ưu thế Cỏsướt nước (Centrostachys aquatica)
Quần xã này phân bố ở Kênh 79 của Khu bảo tồn, Cỏ sướt nước
(Centrostachys aquatica) thường mọc ở những nơi nước ngập quanh năm, phát triển
nhanh vào mùa mưa, ở bờ rạch, ruộng ngập, mật độ cá thể dày và chiếm ưu thế trong quần xã. Tham gia quần xã này còn có một số loài khác như Rau dừa nước
(Ludwigia adscendens), Nghể bung (Persicaria maculosa), Nghể trắng (Persicaria
Hình 3.30. Quần xã thực vật ưu thế Cỏsướt nước (Centrostachys aquatica)
Quần xã thực vật ưu thế Nghể (Persicaria spp.)
Quần xã này thường gặp ở những vùng có nước ngập thường xuyên, hay các vùng chuyển tiếp từ các vùng thấp lên các vùng cao. Các loài trong chi Nghể
(Persicaria) chiếm ưu thế trong quần xã gồm Nghể (Persicaria lapathifolia), Nghể
bun (Polygonum persicaria) và Nghể trắng (Persicaria barbata), bên cạnh còn có một số loài khác tham gia như Cỏ sướt nước (Centrostachys aquatica), Lục bình
(Eichhornia crassipes), Rau trai (Commelina diffusa), Rau dừa nước
(Ludwigia adscendens). Qua nghiên cứu, quần xã này được ghi nhận ở Tiểu khu 10
Hình 3.31. Quần xã thực vật ưu thế Nghể(Persicaria spp.)
Quần xã thực vật ưu thếRau nhút (Neptunia oleracea)
Quần hợp này chỉ phân bố ở Tiểu khu 10 của Khu bảo tồn, cây thường mọc thành từng đám nhỏ ở ven bờ của các kênh rạch. Quần xã này kém đa dạng khi thành phần loài ngoài Rau nhút (Neptunia oleracea) chiếm ưu thế chỉ có một số loài khác như Om ấn (Limnophila indica), Thài lài (Commelina longifolia), Lác tia (Cyperus digitatus) và Rau mác lá bao (Monochoria vaginalis).
Hình 3.32. Quần xã thực vật ưu thếRau nhút (Neptunia oleracea)
Quần xã thực vật ưu thế Rau dừa nước (Ludwigia adscendens)
Qua nghiên cứu, quần thể này được ghi nhận ở các Tiểu khu 10, 11 và 12 của Khu bảo tồn. Cây dễ thích nghi với mọi môi trường sống từ ngập nước quanh năm đến những nơi ẩm ướt, thường trôi trên nước ở các mương rạch. Ở chỗ nước lặng cây mọc trườn rất nhanh. Khi nước khô, tập trung thành từng đám lớn trên nền đất khô. Thành phần loài cũng đơn giản ngoài Rau dừa nước (Ludwigia adscendens) còn có một số loài khác như Nghể trắng (Persicaria barbata), Rau trai
(Commelina diffusa), Rau mương hẹp (Ludwigia epilobioides), Ngò nước
Hình 3.33. Quần xã thực vật ưu thế Rau dừa nước (Ludwigia adscendens)
Quần xã thực vật ưu thế Sậy (Phragmites karka)
Quần xã này phân bố ở các Tiểu khu 9, 11 và 12 của Khu bảo tồn. Quần xã được ghi nhận ở những nơi có nền đất cao, khô ráo, cây thường phát triển nhanh với mật độ dày đặc và chiếm ưu thế về môi trường sống so với các loài thực vật khác. Thành phần loài ngoài Sậy (Phragmites karka) còn có một số loài khác tham gia như Bòng bòng leo (Lygodium scandens), Nhãn lồng (Passiflora foetida), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Cam thảo nam (Scoparia dulcis), Lù lù đực (Solanum americanum), Vác (Cayratia trifolia), Mây nước (Flagellaria indica), Vòi voi (Heliotropium indicum).
Hình 3.34. Quần xã thực vật ưu thế Sậy (Phragmites karka)
Quần xã thực vật ưu thế Keo (Acacia spp.)
Quần xã này phân bố ở hầu hết các kênh rạch của Khu bảo tồn, cây được trồng nhằm mục đích giữ bờ, cải tạo đất, chắn gió và là nơi trú ngụ cho các loài động vật khác; hai loài ưu thế ở quần xã này là Keo bông vàng (Acacia auriculiformis) và Keo đại (Acacia manginum). Bên cạnh còn có các loài khác mọc xen như Bòng bòng dẻo (Lygodium flexuosum), Bình bát (Annona glabra), Cỏ sướt (Achyranthes aspera), Bạch đàn (Eucalyptus tereticornis), Đầu đài mảnh (Tylophora flexuosa), Rau má (Centella asiatica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ mực (Eclipta
prostrata), Kim thất (Gynura crepidioides), Bạch đầu ông (Vernonia cinerea), Vòi
voi (Heliotropium indicum), Muồng trâu (Senna alata), Tơ xanh (Cassytha filiformis), Trâm sẻ (Syzygium cinereum), Trâm mốc (Syzygium cumini), Trần mai đông (Trema orientalis), Lữ đồng (Oldenlandia herbacea), Cam thảo nam
Hình 3.35. Quần xã thực vật ưu thế Keo (Acacia spp.)
3.5. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CSDL THỰC VẬT TRÊN PHẦN MỀM BRAHMS
Xây dựng CSDL cho 132/220 loài trên phần mềm Excel 2013. Thông tin chi tiết về 132 loài trong CSDL với các nội dung như mục “2.2.7.”.
Để thuận tiện trong quá trình trình bày, trong 132 loài, chọn 2 loài làm ví dụ về nội dung CSDL trong tập tin Excel (Bảng 3.9.).
Sơn
Pha Ngọt,
Sơn 3 16 10 2017
family genus sp1 author1 rank1 sp2 author2 initial
Convolvulaceae Aniseia martinicensis (Jacq.) Choisy
Passifloraceae Passiflora foetida L.
dups country florreg majorareae minorarea gazetteer village locnotes alt altmax
Đại học Sư phạm
Tp. HCM
Việt Nam Tây Nam Bộ Long An Tân Hưng Vĩnh Lợi,
Vĩnh Đại KBTĐNN Láng Sen Đại học Sư phạm Tp. HCM
Việt Nam Tây Nam Bộ Long An Tân Hưng Vĩnh Lợi,
Vĩnh Đại
KBTĐNN Láng Sen
habitattxt plantdesc detby detdd detmm detyy lat ns long ew vernacular language
Pha, Ngọt,
Sơn 5 6 2018 Rau kềm Tiếng Việt
Pha, Ngọt,
Sơn 5 6 2018 Nhãn lòng Tiếng Việt
CSDL trong tập tin Excel sẽ được chuyển toàn bộ vào phần mềm BRAHMS. Đồng thời, liên kết bộ ảnh chụp thực vật (chỉnh sửa và đặt tên theo quy tắt trong mục 2.2.7.) với phần mềm BRAHMS và nhập dữ liệu mô tả thực vật vào cột “plantdesc” ta được bộ CSDL thực vật ở KBTĐNN Láng Sen hoàn chỉnh (Hình 3.36., Hình 3.37., Hình 3.38., Hình 3.39., Hình 3.40., Hình 3.41.).
Hình 3.38. Giao diện mô tả chi tiết từng loại thực vật trong cột “plantdesc”
Hình 3.40. Giao diện tree view khi tìm thông tin về họ Fabaceae
Hình 3.41. Giao diện tìm kiếm bằng công cụ filter về họ Fabaceae
Đây là CSDL đầu tiên về các taxon thực vật tại KBTĐNN Láng Sen, có ý nghĩa trong việc tìm hiểu, thông tin, cập nhật và sưu tập thêm mẫu phục vụ việc phát triển Phòng tiêu bản, số hóa các dữ liệu nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của nhà khoa học và học sinh, sinh viên nghiên cứu về thực vật Đất ngập nước.
Qua điều tra, khảo sát, đã ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu có 220 loài, 176 chi và 75 họ của 2 ngành thực vật bậc cao là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta).
Thực vật ở KBTĐNN Láng Sen được chia làm 6 nhóm dạng sống: thân cỏ có 151 loài (chiếm 68,64% tổng số loài), dây leo có 20 loài (chiếm 9,09%), cây bụi có 16 loài (chiếm 7,27%), gỗ lớn có 17 loài (chiếm 7,73%), gỗ nhỏ có 13 loài (chiếm 5,91%) và bán kí sinh có 3 loài (chiếm 1,36%).
Đã xác định được ở khu vực nghiên cứu có 207 loài (chiếm 94,09% tổng số loài) có giá trị sử dụng như: làm thuốc có 181 loài (chiếm 82,27%), làm cảnh 27 loài (chiếm 12,27%), làm thực phẩm 72 loài (chiếm 32,73%), lấy gỗ 12 loài (chiếm 5,45%), lấy tinh dầu 9 loài (chiếm 4,09%), làm thức ăn chăn nuôi 42 loài (chiếm 19,09%), làm phân xanh 7 loài (chiếm 3,18%) và làm gia dụng có 35 loài (chiếm 15,91%).
Xác định được 2 loài thực vật có giá trị bảo tồn ở thứ hạng Sẽ nguy cấp (VU) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) và Lúa trời (Oryza rufipogon Griff.).
Đã ghi nhận được 12 kiểu quần xã nằm trong 4 dạng sinh cảnh thực vật ở khu vực nghiên cứu gồm: 1) Sinh cảnh rừng Tràm; 2) Sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa có 6 kiểu quần xã thực vật gồm: quần xã thực vật ưu thế Cỏ năng (Eleocharis
spp.), quần xã thực vật ưu thế Cỏ ống (Panicum repens), quần xã thực vật ưu thế Mồm mốc (Ischaemum rugosum), quần xã thực vật ưu Cỏ gạo (Chionachne
punctata), quần xã thực vật ưu thế Cỏ bấc (Leersia hexandra) và quần xã thực vật
ưu thế Lúa ma (Oryza rufipogon), 3) Sinh cảnh lung, trấp có 3 kiểu quần xã thực vật gồm: quần xã thực vật ưu thế Sen (Nelumbo nucifera), quần xã thực vật ưu thế Súng (Nymphaea spp.) và quần xã thực vật ưu thế Bèo cái (Pistia stratiotes); 4) Sinh cảnh thực vật trên kênh, rạch có 8 kiểu quần xã thực vật gồm: quần xã thực vật ưu thế Lục bình (Eichhornia crassipes), quần xã thực vật ưu thế Choại (Stenochlaena
thực vật ưu thế Sậy (Phragmites karka) và quần xã thực vật ưu thế Keo (Acacia
spp.).
Đề tài còn xây dựng CSDL của 132 loài thực vật trong vùng nghiên cứu bằng phần mềm BRAMHS. Phần mềm cho phép người sử dụng quản lý tốt các việc thống kê, trích lọc, tìm kiếm, nhập liệu, xem hình ảnh cũng như truy xuất thông tin dữ liệu các loài thực vật có trong CSDL.
2. Kiến nghị
KBTĐNN Láng Sen có tính đa dạng thực vật cao, góp phần quan trọng vào đa dạng sinh học của hệ sinh thái Đất ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Vì vậy, cần có chính sách bảo tồn hợp lý, đặc biệt cần đầy mạnh du lịch sinh thái để có nhân lực và nguồn kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển trong tương lai.
Hai loài Mai dương (Mimosa pigra L.) và Lục bình (Eichhornia crassipes
(Mart.) Solms) là loài ngoại lai có khả năng phát tán rộng, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái Đất ngập nước. Do đó cần có các biện pháp phòng trừ cũng như kiểm soát sự phát triển của chúng.
Cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn và sâu sơn để đánh giá một cách đầy đủ hệ thực vật ở khu vực này nhằm phục vụ cho việc xây dựng đầy đủ phần mềm hoặc trang web CSDL thực vật để hỗ trợ tối đa cho công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn, phát triển bền vững và tra cứu phục vụ học tập, nghiên cứu, du lịch.
Hương, Hoàng Nghĩa Sơn, “Thành phần loài và sinh cảnh thực vật Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An”, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - VAFS, số 3/2018, 3 – 12. Available: http://vafs.gov.vn/vn/magazine/so-32018/#summary
thống phân loại, Nxb Nông nghiệp.
[2] Patrik J. Dugan (người dịch: Nguyễn Khắc Kinh) (1990), Bảo vệ Đất ngập nước – Tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động cần thiết, IUCN.
[3] Lê Văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân (2005), Đất ngập nước, Nxb Giáo dục, 215tr.
[4] Peter James Sharpe (2009), Patterns of wetland plant species richness across estuarine river gradients.
[5] Chaiya Udomsri1, Siraprapha Premcharoen2, Chitraporn Thawatphan3, Chavalit Vidthayanon4 and Srunya Vajrodaya5 (2005), Community Structure
of Aquatic Plants in Bung Khong Long, Nongkhai Province, A Ramsar Site of
Thailand, Kasetsart Journal Nature Science, Volume 39, Number 1, pp 67 – 75.
[6] US Fish and Wildlife Service (2011), Status and Trends of Wetlands in the
Conterminous United States 2004 to 2009, pp 37 – 39.
[7] Cục Bảo vệ Môi trường (2006), Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nưức sông Mê Kông.
[8] Cục Bảo vệ Môi trường (2005), Tổng quan hiện trạng Đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar.
[9] Sebastian T. Buckton, Nguyen Cu, Nguyen Duc Tu and Ha Quy Quynh (1999), The Conservation of Key Wetland Sites in the Mekong Delta, BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi, pp 84 – 95.
[10] Phùng Trung Ngân và cộng tác viên (1989), “Khảo sát thảm thực vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
[11] Phạm Hoàng Hộ, Trần Phước Đường. Lê Công Kiệt, Võ Ái Quấc, Nguyễn Văn Khiêm (1992), Chuyên khảo về Đồng Tháp Mười tài nguyên thực vật, Nxb Trẻ, 150 tr.
gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp.
[13] Đặng Văn Sơn, Phạm Văn Ngọt, Ngô Thị Thanh Thảo (2009), Đa dạng thực vật trên hệ sinh thái Đất ngập nước huyện Bình Chánh, Tp. HồChí Minh, Hội
Nghị khoa học Toàn Quốc về Sinh thái và Tài Nguyên Sinh Vật lần thứ ba, Hà Nội, 22/10/2009, tr 762 – 769.
[14] Nguyễn Lân Hùng Sơn (chủ biên), Trần Văn Ba, Nguyễn Hữu Dực, Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn vĩnh Thanh, Bùi Minh Hồng, Bùi Thu Hà, Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Đức Hùng (2011), Đa dạng sinh học Đất ngập nước – Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 156
tr.
[15] Nguyễn Thanh Nhàn (2012), Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một sốvùng Đất ngập nước của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Tran Triet, Le Cong Kiet, Nguyen Thi Lan Thi and Pham Quoc Dan, The
invasion by Mimosa pigra of wetlands of the Mekong Delta, Vietnam.
Available: http://www.weeds.org.au/wons/mimosa/docs/awc15-5.pdf.
[17] Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (15/9/2018). Available: http://dulich24.com.vn/du-lich-thanh-pho-tan-an/khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc- lang-sen-id-7262.
[18] Nguyễn Quỳnh Anh, (15/9/2018), Bản đồ tỉnh Long An. Available: https:// gisvn.edu.vn/tai-lieu/ung-dung-gis-va-ales-danh-gia-thich-nghi-cay-mia-tai- tinh-long-an.html.
[19] Tài liệu về Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (2018).
[20] Lê Phát Quới, 2006, “Hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen” trong Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thành phố HồChí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
pages/article.aspx?item
[22] Ngô Văn Ngọc, Trần Thanh Cao, Huỳnh Văn Lâm, (2015), Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An.
Available: http://vafs.gov.vn/vn/wp-content/uploads/sites/2/2015/05/Tap-chi- KHLN-so-1_2015_5.5_B8-Ngo-Van-Ngoc.pdf
[23] Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[24] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[25] Phạm Hoàng Hộ (1999, 2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, Nxb Trẻ.
[26] Võ Văn Chi, Trần Hợp (2000), Cây cỏ có ích Viêt Nam, tập 1, 2, 3, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
[27] Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nxb Y học, Nxb Thời đại, 1274 tr.
[28] Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2. Nxb. Y học, Hà Nội. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007).
[29] Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[30] Brummitt, R.K. (1992), Vascular plant families and ganera, Royal Botanic Garden, Kew.
[31] The Plant List, Available: http://www.theplantlist.org/ (8/2018).
[32] Nguyễn Lê Xuân Bách (2015), Sổ tay hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu trên
phần mềm BRAHMS.
[33] Võ Văn Chi (2003), Từđiển Thực vật thông dụng, tập 1, 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
Hình PL1. Rau kềm (Aniseia martinicensis (Jacq.) Choisy) – Họ Convolvulaceae
Hình PL3. Đậu ma (Centrosema pubescens Benth.) –Họ Fabaceae
Hình PL5. Keo bông vàng (Acacia auriculiformis Benth.) –Họ Fabaceae
Hình PL7. Dền (Amaranthus viridis L.) –Họ Amaranthaceae
Hình PL9. Niên sơn đồng (Nelsonia canescens (Lam.) Spreng.) – Họ Acanthaceae
Hình PL11. Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Trin. ex Hensch.) – Họ Cyperaceae
Hình PL12. Đình lịch đứng (Hygrophila erecta (Burm.f.) Hochr.) – Họ Acanthaceae
Hình PL13. Dành dành (Gardenia resinifera Roth) –Họ Rubiaceae
Hình PL15. Rau trai (Commelina diffusa Burm.f.) –Họ Commelinaceae
Hình PL17. Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.) –Họ Scrophulariaceae
Hình PL19. Tơ xanh (Cassytha filiformis L.) –Họ Lauraceae
Hình PL21. Chổi đực (Sida rhombifolia L.) –Họ Malvaceae
Hình PL23. Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) –Họ Asteraceae
Hình PL24. Bạc đầu (Kyllinga nemoralis
Hình PL25. Nghể bun (Polygonum persicaria L.) –Họ Polygonaceae
Hình PL27. Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) H.Hara) – Họ Onagraceae
Hình PL29. Lức bò (Phyla nodiflora (L.) Greene) –Họ Verbenaceae
Hình PL30. Cỏ sướt nước (Centrostachys aquatica (R.Br.) Moq.) – Họ Amaranthaceae
Hình PL31. Bứa đồng (Garcinia schomburgkiana Pierre) –Họ Clusiaceae
Hình PL33. Lùn nước (Schumannianthus dichotomus (Roxb.) Gagnep.) – Họ Marantaceae
Hình PL35. Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea Lour.) –Họ Lentibulariaceae
Hình PL37. Rau muống (Ipomoea aquatica Forssk.) –Họ Convolvulaceae
Hình PL39. Thương lục Mỹ (Phytolacca americana L.) –Họ Phytolaccaceae
Hình PL41. Rau dệu (Alternanthera sessilis (L.) R.Br. ex DC.) – Họ Amaranthaceae
Hình PL43. Đũa bếp (Phylidrum lanuginosum Banks & Sol. ex Gaertn.) – Họ Phylidraceae
Hình PL45. Lử đằng cẩn - Lindernia crustacea (L.) F.Muell.
Hình PL46. Gáo vàng - Neonauclea sessilifolia (Roxb.) Merr.
Hình PL47. Lử đằng - Lindernia ruellioides (Colsm.) Pennell
Hình PL48. Trứng cua lá bố -
Hình PL49. Cú rận -
Cyperus iria L.
Hình PL50. Vác - Cayratia trifolia (L.) Domin
Hình PL51. Lữ đồng -
Oldenlandia herbacea (L.) Roxb.