Hiện trạng nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông vàm cỏ (Trang 57 - 105)

Đề tài tiến hành phỏng vấn, khảo sát 12 ngư dân ở KVNC về tình hình nguồn lợi cá, cách khai thác, cường độ khai thác và khảo sát về tình hình buôn bán cá tại các chợ xung quanh KVNC. Người dân ở KVNC chủ yếu làm nghề nông, nuôi thủy

sản (tôm, cá tra, cua), đóng tàu, mỗi khu vực có một vài gia đình làm nghề khai thác cá trên sông. Người dân chủ yếu sử dụng phương tiện khai thác là các ghe nhỏ. Về công cụ khai thác chủ yếu là sử dụng lưới cào, đóng đáy, một số ít dùng lưới để đánh bắt cá, thậm chí có một số sử dụng cào điện, chích điện. Những người sử dụng chích điện cá chạy canô ven bờ và đánh bắt những cá thể cá trong các gốc Bần, Dừa nước. Họ khai thác cá trong ngày và bán lại cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán.

Về năng suất khai thác, mỗi mùa có năng suất khác nhau. Vào mùa khô, trung bình mỗi ghe bắt được khoảng 7 - 10 kg/ ngày. Mùa mưa năng suất cao hơn khoảng 30 kg cá/ ngày.

Người dân ở KVNC có 5/12 gia đình được điều tra cho biết không khai thác cá hàng ngày nữa, họ kiếm thêm thu nhập bằng cách mua cá ở Vàm Láng về bán hoặc chuyển hẳn sang nghề khác. Nguyên nhân, trong những năm gần đây lượng cá đánh bắt được giảm, cá thu được chủ yếu là cá nhỏ, rất hiếm cá lớn.

Qua khảo sát ở các chợ, cá được bán có đủ kích cỡ. Cá Phèn vàng, cá Mồng gà có kích thước rất nhỏ (khoảng 2- 3 cm) vẫn được người dân đánh bắt và bán. Cá Chìa vôi - một đặc sản có giá trị có kích thước cỡ bàn tay đã bị ngư dân bắt và bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với cá lớn. Qua các đợt thu mẫu nhận thấy loài cá Chìa vôi chủ yếu bắt được cá con có kích thước 3 - 4 cm. Cá có số lượng nhiều như cá Mè vinh cũng chủ yếu thu được cá thể có kích thước nhỏ. Theo điều tra, người dân dùng cá lớn để ăn, cá nhỏ làm mắm, thậm chí có thể dùng ủ phân.

Qua phỏng vấn ông Ba - người dân đánh lưới tại hạ lưu sông Vàm Cỏ khu vực xã Bình Đông hơn ba chục năm, cá thu được ngày càng ít. Ông cho biết năm trước ông còn thu được các loại cá Úc kích thước tương đương bắp chân nhưng năm nay thì chỉ bắt được cá có kích thước tương đương bàn tay.

Theo chị Tuyền - một người làm nghề cào cá và bán tại bến đò Bà Nhờ những năm trước đánh bắt được rất nhiều cá Bống trứng (Eleotris melanosoma) nhưng một, hai năm gần đây loài này không bắt gặp nữa. Những năm trước vào mùa mưa cá Dứa rất nhiều nhưng năm nay cá Dứa xuất hiện một lần và nhiều cá thể bị chết nổi trên mặt nước.

Nếu cứ tiếp tục khai thác, sử dụng nguồn lợi cá một cách thiếu bền vững như trên thì nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ trong KVNC đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng.

Nguyên nhân của sự suy giảm nguồn lợi do khai thác cá quanh năm, sử dụng các công cụ khai thác mang tính tận diệt như chích điện, cào mắt nhỏ. Đặc biệt khai thác cá ngay trong mùa sinh sản (ví dụ cá Bống trứng) là nguyên nhân suy giảm số lượng đáng kể của một số loài. Ngoài ra, sinh cảnh hai bên bờ sông bị hoạt động của con người xâm lấn làm mất đi nơi trú ẩn, sinh sản của một số loài cá. Trước đây, hai bên bờ sông chủ yếu là Bần, Dừa nước thì nay ở nhiều khu vực đã trở thành nhà ở, xưởng đóng tàu, đầm nuôi tôm, nhà hàng hải sản, bãi chứa vât liệu xây dựng. Các chủ đầm nuôi thủy sản còn chặt bớt cây ở phía ngoài đầm nơi giáp với sông để thuận tiện cho việc lấy nước, cho đầm tôm thông thoáng hơn (xem phụ lục 8). Một nguyên nhân khác là do nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nước thải từ các khu công nghiệp ven hạ lưu sông Vàm Cỏ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Về thành phần loài

Bước đầu xác định được thành phần loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ có 99 loài, xếp trong 81 giống, 52 họ, 18 bộ. Trong đó 1 loài không thu được mẫu. Phát hiện 2 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (bậc VU).

Trong số 99 loài, có 74 loài cá ở có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có 25 số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều.

Thành phần cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ có quan hệ khác nhau với thành phần loài cá ở hạ lưu sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang.

2. Về đặc điểm phân bố

Yếu tố mùa không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố của các loài cá nhưng có ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể. Mùa mưa xuất hiện 83 loài, mùa khô có 67 loài cá. Độ mặn của nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố của cá. Có 80 loài bắt gặp ở nước ngọt và 66 loài ở nước lợ.

3. Về vai trò của các loài cá

Trong số 99 loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ thì có 97 loài cá kinh tế làm thực phẩm, 12 loài làm cảnh, 17 loài trong danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra, 99 loài cá xuất hiện trong khu vực nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học, cung cấp danh sách các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ; góp phần xây dựng CSDL cho nghiên cứu cá ở khu vực nói riêng và cá ở ĐBSCL nói chung, xây dựng bộ mẫu 98 loài cá làm tài liệu cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Kiến nghị

1. Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hoàn chỉnh hơn về cơ sở dữ liệu các loài cá trên toàn bộ sông Vàm Cỏ bằng việc tiến hành thu mẫu trong thời gian dài hơn, thực hiện ở nhiều vị trí trên toàn bộ sông.

2. Cần có biện pháp cụ thể để bảo 2 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở KVNC cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên cá ở đây khỏi nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Âu, Sông ngòi Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1992. [2] Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, Điều kiện tự nhiên, lịch sử (2014).

[Online]. Available: https://www.longan.gov.vn/Pages/GioiThieuChiTiet.aspx. [3] Lâm Hồng Ngọc, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực

hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng,” Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành sinh thái học., Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

[4] Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nxb Khoa học và kỹ thuật: Hà Nội, 1992.

[5] Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Trường Đại học Cần Thơ, 1993.

[6] Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, “Xây dựng bộ mẫu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam” trong Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999 - 2000), Viện Sinh học Nhiệt đới. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp, tr. 381-383.

[7] Nguyễn Hồng Nhung, “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nội địa Cà Mau,” Thạc sĩ sinh học, chuyên ngành sinh thái học., Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2003.

[8] Đinh Minh Quang, “Dẫn liệu về thành phần loài cá trên lưu vực sông Hậu thuộc địa phận An Phú - An Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2008(10), 213-220. Available: https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao- 5073/26_Dinh%20Minh%20Quang%20213%20220%20R.pdf

[9] Phạm Đình Văn., “Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Đại học Đồng Tháp, 2010.

[10] Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang, “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang”,

Nam, 34(3SE): 21-29, 2012. Available:

http://vjs.ac.vn/index.php/vjbio/article/download/1764/pdf%28Vietnamese%29 [11] Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng,

Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo., Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. NXB Đại học Cần Thơ, 2013.

[12] Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Đặng Kim Thùy., “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn – tỉnh Kiên Giang”,

Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 (61), 132 – 145. Available:

http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/17503/15531

[13] Thái Ngọc Trí, “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội,” Tiến sĩ sinh học, chuyên ngành sinh thái học., Học viện khoa học và công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.

[14] Lê Kim Ngọc, Sơn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Lê Hoàng Anh, Trần Văn Đẹp, Hà Phước Hùng, Trần Đắc Định, Đinh Minh Quang, “Thành phần loài cá ở lưu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: khoa học tự nhiên và công nghệ tập 34 số 1 (2018) , 90 – 104. Available: https://js.vnu.edu.vn/NST/article/download/4723/4319/ [15] Đạo Thị Ánh Phi, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu

vực sông Tiền -tỉnh Tiền Giang,” Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành sinh thái học., Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.

[16] Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, (2017, May 18). Điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang (2014). [Online]. Available:

http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1243/32317/Dieu-kien-tu- nhien/Dieu-kien-tu-nhien.aspx.

[17] Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường sông Vàm Cỏ năm 2107”,

[18] Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường sông Vàm Cỏ năm 2108,”

Long An tháng 12 năm 2018 [19] Viện khoa học thủy lợi miền Nam

http://www.siwrr.org.vn/?mod=list&id=94&cid=732&page=&lang=, truy cập lúc 15h ngày 08/4/2019.

[20] Nguyễn Văn Hảo (chủ biên), Ngô Sỹ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam, Họ cá Chép (Cyprinidae), Tập I,Nxb Nông nghiệp: Hà Nội, 2001.

[21] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, Lớp cá Sụn và bốn liên bộ của nhóm cá Xương (liên bộ cá Thát lát, liên bộ cá dạng Trích, tổng bộ cá dạng Cháo và liên bộ cá dạng Chép), Tập II. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 2005.

[22] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, Ba liên bộ của lớp cá Xương (liên bộ cá dạng Mang ếch, liên bộ cá dạng Suốt và liên bộ cá dạng Vược), Tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.

[23] Rainboth W.J., Fishes of the Cambodian Mekong, Food and Agriculture of Organization of the United Nations, Rome,1996.

[24] Pravdin I. F. (1961), Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt), Phạm Thị Minh Giang dịch, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội ,1973.

[25] Froese R. and Pauly D. (2019, May 18), Fish Base, World Wide Web Electronic Publication (Version 4/2019), [Online]. Available: http://www.fishbase.org [26] Eschmeyer W.N. & Fong J.D., Species by Family/Subfamily in the Catalog of

Fishes (March 2019),

http://researcharchive.calacademy.org/research/Ichthyology/catalog/SpeciesBy Family.asp, California Academy of Sciences Research.

[27] Nguyễn Thị Như Hân, “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh,” Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành sinh thái học., Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2013.

[28] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam, Phần I: Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ: Hà Nội, 2007.

[29] Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (20/8/2019), Quyết đinh về việc ban hành giống thủy sản được phép kinh doanh [Online]: Avaiable:

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&mode=detail&document_id=67078

[30] Vũ Cẩm Lương, ‘’Đánh giá tiềm năng về mặt hình thái để phát triển thành đối tượng nuôi cảnh của các loài cá nước ngọt hoang dã ở Nam Bộ”, Kỉ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần 4, Trường đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 2009.

[31] Bùi Kim Tùng, Món ăn bài thuốc, Quyển I, Nxb Khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu, 1993.

[32] Lê Khiết Bình, “Đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản”, Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, 2007.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT DỮ LIỆU NGƯ DÂN DỌC SÔNG VÀM CỎ ... 2 PHỤ LỤC 2. PHIẾU HƯỚNG DẪN THU MẪU CÁ ... 3 PHỤ LỤC 3. NHÃN CÁ DÁN TRÊN LỌ MẪU VẬT TRƯNG BÀY ... 4 PHỤ LỤC 4. BIỂU MẪU PHÂN TÍCH CÁ ... 5 PHỤ LỤC 5. HÌNH CÁC LOÀI CÁ Ở KVNC ... 6 PHỤ LỤC 6. MỘT SỐ HÌNH SINH CẢNH VÀ THU MẪU CÁ Ở KVNC ... 19 PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22 PHỤ LỤC 8. HÌNH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI KHU HỆ CÁ ... 25 PHỤ LỤC 9. CÁC CHỈ SỐ ĐO HÌNH THÁI CÁ ... 28 PHỤ LỤC 10. SO SÁNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở KVNC VỚI THÀNH

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT DỮ LIỆU NGƯ DÂN DỌC SÔNG VÀM CỎ

THÔNG TIN NGƯ DÂN: ... Họ và tên: ... Giới tính: ... Nơi ở: ... Thời gian đánh bắt cá (quanh năm hay theo mùa): ... Thời gian đánh bắt trong ngày: ... Số ngày đánh bắt trong tháng: ... Sản lượng trung bình/ ngày trong mùa khô: ... Sản lượng trung bình/ ngày trong mùa mưa: ... Phương thức tiêu thụ sản phẩm khai thác:

... Tên ngư cụ sử dụng: ... Khu vực đánh bắt: ... Các loài cá đã đánh bắt được: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... So sánh sản lượng cá khai thác qua các năm: ... ...

PHỤ LỤC 2 PHIẾU HƯỚNG DẪN THU MẪU CÁ

Số lượng: Thu càng nhiều loại cá càng tốt (chú ý: có nhiều loại cá rất giống nhau). Mỗi loại cá thu từ 4 - 5 con (với cá bé), 1 - 2 con với cá cỡ lớn (vừa chiều dài của bình đựng mẫu).

Xử lí mẫu: Pha formalin với tỉ lệ 1 formalin pha với 7 nước sạch (dùng nắp bình để đong), sau đó thả cá vào dung dịch. Đậy kín nắp. Cá tươi và nguyên vẹn ngâm mẫu sẽ rất tốt. Bình đựng formalin độc nên không được tái sử dụng.

Ghi nhãn: Ghi các thông tin về địa điểm thu mẫu. Ghi bằng bút chì hoặc bút bi nước.

Vận chuyển mẫu: Đổ bỏ formalin hoặc gắp riêng cá vào túi ni lon để vận chuyển.

Chú ý: Nếu bị formalin bắn vào mắt hoặc vào tay thì rửa bằng nước sạch nhiều lần, formalin độc nên cần cất kĩ và đậy kín.

PHỤ LỤC 3. NHÃN CÁ DÁN TRÊN LỌ MẪU VẬT TRƯNG BÀY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM BỘ MÔN ĐỘNG VẬT - KHOA SINH HỌC

(16) Loài: Cá Dảnh Nam Bộ

Tên KH: Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865) Giống: Cá Dảnh Puntioplites Smith, 1929

Họ: Cá Chép - CYPRINIDAE Bộ: Cá Chép - CYPRINIFORMES Lớp: Cá Vây tia - ACTINOPTERI Địa điểm: Hạ lưu sông Vàm Cỏ

PHỤ LỤC 4. BIỂU MẪU PHÂN TÍCH CÁ

Số thứ tự: ... Tên khoa học: Loài: ... Giống: ... Phân họ (nếu có): ... Họ: ... Phân bộ (nếu có): ... Bộ: ... Lớp: ... Tài liệu định loại: ... ... ... ... ... Tên phổ thông: ... Tên địa phương: ... Số mẫu nghiên cứu: ... Địa điểm thu mẫu: ... Ngày thu mẫu: ... Ngày phân tích: ... Người phân tích: ... Mô tả: n Chỉ số n1 (cá thể 1) n2 (cá thể 2) n3 (cá thể 3) n4 (cá thể 4) n5 (cá thể 5) L0 (mm) H (mm) T (mm) O (mm) OO (mm) H/L0 (%) T/L0 (%) O/T (%) OO/T (%) D D1 D2 A P V

PHỤ LỤC 5. HÌNH CÁC LOÀI CÁ Ở KVNC

1. Cá Đuối bồng Himanutura walga (Muller & Henle, 1841) 2. Cá Đuối bướm Gymnura japonica (Temminck & Schlegel, 1850)

3. Cá Lịch cu Pisodonophis boro (Hamilton, 1822); 4. Cá lịch rắn Neenchelys parvipectoralis Chu, Wu & Jin, 1981

5. Cá Lạc Muraenesox bagio (Hamilton, 1822) 6.Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông vàm cỏ (Trang 57 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)