Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 74 - 100)

- Cần bảo vệ bề mặt các lưu vực sông hết sức nghiêm ngặt, có kế hoạch tái lập các vùng đệm xung yếu thuộc phía Bắc và giữa tỉnh, bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, xây dựng một số hồ chứa trên các lưu vực sông chính để tạo sự điều tiết nước cho mùa khô và mùa mưa;

- Trên cơ sở kết quả phân vùng nguy cơ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý hơn nữa, xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác, thủy lợi theo hướng tiết kiệm nước tưới, né tránh được úng ngập.

- Đối với các vùng thường có nguy cơ xảy ra cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán ở Cấp độ 1 như thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đa Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; đặc biệt là các huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh và Đa Huoai (thường có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai do hạn hán Cấp 2) thì:

+ Cần có quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi phù hợp hơn nữa để giữ được lượngnước mặttrước mùa khô;

+ Nghiên cứu xây dựng bộ cơ cấu giống cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện hiện tại của từng vùng, xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác, thủy lợi theo hướng tiết kiệm nước tưới;

+ Đào, khoan thêm các giếng khai thác nước ngầm để tăng thêm nguồn nước. Xem xét lại bản đồ địa chất, khảo sát tầng nước ngầm để có biện pháp khai thác. Tổ chức thăm dò và khoan một số giếng ở các vùng có khả năng có nguồn nước ngầm;

+ Xây dựng các hệ thống cấp nước sinh họat nông thôn ở những nơi có

nguồn nước, xây dựng thêm các kênh mương nhỏ và phát triển thủy lợi nội đồng để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt hiện có ở các hồ;

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương trong kế hoạch năm của các ngành, các ban quản lý, các huyện, thị xã nhằm góp phần chống thất thoát nguồn nước.

- Đối với các vùng thường có nguy cơ xảy ra cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn ở Cấp độ 1 gây ngập úng như: thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng và Di Linh; đặc biệt là thành phố Bảo Lộc và các huyện Đa Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên (thường có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai do mưa lớn Cấp 2) thì:

+ Cần lưu ý chủ động phòng chống ngập lụt vào các tháng 7, 8, 9 và 10 hàng năm, vì đây là các tháng cao điểm của mùa mưa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hình thế thời tiết gây mưa vừa mưa to trên diện rộng;

+ Cải tạo hệ thống đường giao thông có cao trình vượt lũ hoặc bằng cao trình của lũ báo động cấp III kết hợp với bố trí khu dân cư;

+ Cải tạo hệ thống sông, suối nội địa để tăng cường khả năng thoát lũ và tiêu úng;

+ Cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn đoạn từ thị trấn Đồng Nai tới xã Tiên Hoàng (dài 9 km); Cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn đoạn từ xã Phước Cát I đi xã Phước Cát IIthuộc huyện Cát Tiên;

+ Cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn liên thôn thuộc các thôn: Liên Phú, Thuận Hà, Thuận Lộc, Lộc Hòa của xã Đạ Lây; Đường ra cầu phao, đường nội ô thuộc thôn 11 của xã Đạ Kho thuộc huyện Đạ Tẻh; Xây dựng cầu treo (thay cầu phao) nối liền thôn 11 xã Đạ Kho với xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú, Đồng Nai) để tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho người dân trong những ngày mưa, lũ;

+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông khu vực ven sông Đa

Huoai thuộc các xã Đoàn Kết, Đạ Ploa (thôn 3, thôn 5) thuộc huyện Đa Huoai.

xảy ra lũ quét và sạt lở cao: Khu vực Suối Lớn xã Phước Cát II, thượng nguồn suối Đạ Sị của huyện Cát Tiên; Thượng nguồn suối Đạ Kho, Đạ Lây của huyện Đạ Tẻh; Thôn 3, 5 xã Đạ Ploa; thôn 1, 3 xã Đạ Oai thuộc huyện Đa Huoai;

+ Nạo vét, dọn bỏ rác thác thải, vật cản trên dòng của các con suối: Hai Cô, Chuồng Bò, Đạ Sị, suối C2, suối Lớn (thuộc huyện Cát Tiên); các con suối: Đạ Kho, suối Đạ Mí, Đạ Lây (thuộc huyện Đạ Tẻh) trước mùa mưa lũ hàng năm để tăng cường thoát lũ;

+ Đối với các vùng thường xuyên bị lũ, lụt, cần có kế hoạch bố trí dân cư và kế họach sản xuất theo hướng sống chung với lũ, có thể dùng các biện pháp công trình hoặc phi công trình thích ứng với điều kiện sống chung với lũ;

+ Tuyên truyền, quán triệt tinh thần phòng tránh lũ cho mọi người, từ cán bộ công chức, chiến sĩ tới nhân dân trên địa bàn huyện, tránh tư tưởng chủ quan ỷ lại. Phổ biến rộng rãi tới cộng đồng dân cư nội dung của Đề án: “Nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Sau thời gian thực hiện Luận văn “Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai

do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” em xin đưa ra một số

kết luận như sau:

1. Do nguồn dữ liệu về tình hình hạn hán, mưa lớn cũng như những thiệt hại do chúng gây ra cho các khu vực không được lưu trữ đầy đủ, đồng bộ,… nên chưa tính được đầy đủ về mức độ phơi nhiễm trước hiểm họa do hạn hán, mưa lớn như IPPC. Chính vì vậy, cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn được phân cấp trong Luận văn này có hạn chế nhất định là chưa phân định chính xác và khách quan cho các khu vực trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với phân vùng nguy cơ cấp độ rủi ro như Luận văn đưa ra đã đạt được mục tiêu là hỗ trợ các nhà

KTTV đưa ra các thông tin cảnh báo, dự báo cũng như giúp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp chủ động hơn trong công tác Phòng chống thiên tai do hạn hán và mưa lớn cho các vùng thuộc tỉnh Lâm Đồng.

2. Trong mùa khô tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (chủ yếu vụ Đông xuân). Bình quân mỗi năm có khoảng từ 1 đến 2 đợt hạn. Các huyện thường xuyên bị hạn là Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đa Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; riêng thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm ít khi xảy ra hạn.

3. Trong mùa mưa, các đợt mưa vừa, mưa to diện rộng xảy ra ở khắp các nơi trong tỉnh. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 10 đến 15 đợt mưa vừa, mưa to xảy ra. Hầu hết các đợt mưa lớn xảy ra với cường độ tương đối lớn, nhưng ít có nơi vượt quá 200mm/24giờ và lượng mưa 100mm/24giờ kéo dài 2-3 ngày liên

tiếp.

4. Luận văn đã tổng hợp và đánh giá các loại hình thời tiết thường xuyên gây hạn hán, mưa lớn trên địa bàn. Trong đó có 3 loại hình thế thời tiết (C, D và

E) thường gây mưa, lũ lớn, có thể xảy ra rủi ro thiên tai cấp độ 2 ở các khu vực phía Nam tỉnh, như Rìa phía Nam của DHTNĐ có trục ngang qua Trung và Nam Trung Bộ (hoặc có nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông,

hoặc ), kết hợp với hệ thống gió mùa tây nam có cường độ mạnh.

5. Trên cơ sở đánh giá tình hình về hạn hán và mưa lớn Luận văn đã xác định được 2 cấp rủi ro cho mỗi loại hình thiên tai là cấp 1 và cấp 2 cho các vùng khác nhau trong tỉnh. Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán vàmưa lớn cho tỉnh Lâm Đồng.

6. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán cấp 1 xảy ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh trừ thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm rất ít xảy ra; rủi ro thiên tai cấp 2 chỉ có thể xảy ra ở các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh và

Đa Huoai.

7. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cấp 1 xảy ra hầu hết ở các địa phương trong tỉnh; rủi ro thiên tại cấp 2 có thể xảy ra ở thành phố Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Đa Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

8. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác Phòng chống thiên

tai và tìm kiếm cứu nạn do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã.

Kiến nghị

Từ các kết quả thu được trong quá trình thực hiện Luận văn, do hạn chế về mặt thời gian và nguồn số liệu phục vụ nghiên cứu, cũng như khẳng định rõ hơn về mức độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, có một số kiến nghị sau:

1. Tiến hành điều ra, khảo sát thêm các thông tin về dân số; tài sản; kinh tế-xã hội; môi trường; tình trạng hạn hán; mưa lớn cũng như thiệt hại do hạn hán và mưa lớn gây ra ở tất cả các huyện và một số vùng trọng điểm thường xảy ra hai loại thiên tai trên;

2. Tính toán độ phơi nhiễm, tính dễ bị tổn thương, phục vụ tính toán mức độ rủi ro theo đề xuất của IPCC (2012).

3. Đánh giá được tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nhẹ mức độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ TN&MT (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX Việt Nam).

2. Bộ TN&MT (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Trần Xuân Hiền (2009), Nghiên cứu đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh

Lâm Đồng phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng.

4. Trần Xuân Hiền (2014), Đánh giá tình hình, xây dựng phần mềm dự báo và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

5. Uông Đình Khanh, Trần Thị Hằng Nga, và Nguyễn Ngọc Thành (2011),

Nghiên cứu dự báo nguy cơ các thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, lũ ống, lũ quét, hạn hán) theo lưu vực sông ở đới khô trên lãnh thổ Việt Nam, (lấy sông Cái Phan Rang làm ví dụ), đề xuất chiến lược phòng tránh và giảm thiểu, báo cáo tổng kết Đề tài, Viện Địa lý, Viện KH & CN Việt Nam, Hà Nội.

6. PGS.TS. Nguyễn Quang Kim (2001-2005), Đề tài KC08-22, Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, thực hiện từ 2003-2005, thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai”.

7. Nguyễn Thị Việt Liên (2010), Đánh giá mức độ rủi ro vùng bờ tỉnh TT-

Huế do nước biển dâng và xây dựng phần mềm trợ giúp ra quyết định.

8. Lê Ngọc Thanh (2010), Nghiên cứu tai biến địa chất những vùng có nguy cơ nứt đất, trượt lở đất, lũ quét và các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

9. Ngô Duy Thi (2014), Xây dựng bản đồ ngập lụt và hệ thống tháp cảnh

báo lũ huyện Đạ Huoai, kết nối bản đồ ngập lụt và cấp báo động lũ trên sông Đồng Nai tại các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng.

10. Mã Tuấn (2009): “Xây dựng bản đồ ngập lụt huyện Cát Tiên”

11. Dai, F. C., Lee, C. F., and Ngai, Y. Y.: Landslide risk assessment and management: an overview, Engineering Geology, 64, 1, 65-87, 2002.

12. Delong, S. C., H. Griesbauer, C. R. Nitschke, 2011, “Assessing the risk of drought in British Columbia forests using a stand-level water balance approach”, FFESC Project B5: Risk Analysis and Decision Support Tool Final Report Appendix 1.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Bảng 01 - Thống kê hạn thành phố Đà Lạt

Năm

VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY CÀ PHÊ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha)

Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 T2 - T4 750 / / 300 40 600 1991 T2 - T3 786 / / 236 30 471 1992 T2 - T3 715 / / 215 30 429 1993 T1 - T3 730 / / 146 20 292 1994 T2 - T4 740 / / 148 20 296 1995 T2 - T4 1253 / / 501 40 1000 1996 T2 - T3 1270 / / 381 30 762 1997 T2 - T4 1850 / / 740 40 1480 1998 T12 - T2 1890 / / 378 20 756 1999 T2 - T4 1926 / / 578 30 1155 2000 T1 - T3 4110 / / 822 20 1644 2001 T2 - T3 3956 / / 791 20 1582 2002 T2 - T4 3705 / / 1112 30 2223 2003 T12 - T3 3755 / / 751 20 1502 2004 T12 - T2 3618 / / 1085 30 2170 2005 T12 - T3 3732 / / 746 20 1493 2006 T1 - T4 3808 / / 1142 30 2285 2007 T12 - T2 4065 / / 813 20 1626 2008 T2 - T3 3878 / / 388 10 775 2009 T2 - T3 4005 / / 801 20 1602 2010 T12 - T2 4233 / / 423 10 846 2011 T1 - T3 4375 / / 1313 30 2625 2012 T12 - T2 4035 / / 807 20 1614 2013 T2 - T3 4376 / / 875 20 1750 2014 2015 2016 735 7348 TB / 2815 / / 649 25 533 Bảng 02 - Thống kê hạn thành phố Đà Lạt Năm

VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): RAU HOA MÀU Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha)

Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 T2 - T4 2000 300 15 1200 60 540 1991 T2 - T3 1927 150 8 964 50 225 1992 T2 - T3 2116 300 14 1058 50 450 1993 T1 - T3 2240 400 18 896 40 480 1994 T2 - T4 2628 200 8 Bỏ hoang / / 1995 T2 - T4 3114 200 6 Bỏ hoang / / 1996 T2 - T3 3470 500 14 1388 40 600 1997 T2 - T4 3414 500 15 2048 60 900 1998 T12 - T2 4969 200 4 1988 40 240 1999 T2 - T4 5740 350 6 2870 50 525 2000 T1 - T3 6434 300 5 1930 30 270 2001 T2 - T3 6676 700 10 2003 30 630 2002 T2 - T4 6764 500 7 2029 30 450

2003 T12 - T3 7028 200 3 2108 30 180 2004 T12 - T2 7176 400 6 2870 40 480 2005 T12 - T3 7466 250 3 2240 30 225 2006 T1 - T4 9271 2300 25 7417 80 5500 2007 T12 - T2 8404 500 6 5883 70 1000 2008 T2 - T3 8377 600 7 Bỏ hoang / / 2009 T2 - T3 8400 400 5 Bỏ hoang / / 2010 T12 - T2 8622 350 4 Bỏ hoang / / 2011 T1 - T3 7200 150 2 Bỏ hoang / / 2012 T12 - T2 6725 80 1 Bỏ hoang / / 2013 T2 - T3 7859 200 3 Bỏ hoang / / 2014 2015 2016 170 3401 TB / 5751 408 8 2431 45 /

Bảng 03 - Thống kê hạn huyện Lạc Dương

Năm

VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha)

Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 74 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)