Định nghĩa 1.6 [35]: Một ĐSGT được ký hiệu là bộ 4 thành phần được ký hiệu là AX = (X, G, H, ) trong đó G là tập các phần tử sinh, H là tập các gia tử (hedge) còn “” là quan hệ cảm sinh ngữ nghĩa trên X. Giả thiết trong
G có chứa các phần tử hằng 0, 1, W với ý nghĩa là phần tử bé nhất, phần tử lớn nhất và phần tử trung hòa (neutral) trong X. Ta gọi mỗi giá trị ngôn ngữ
xX là một hạng từ (term) trong ĐSGT.
Tập H được chia thành hai tập con rời nhau, ký hiệu là H và H+, trong đó H là tập gia tử âm (các gia tử làm giảm ngữ nghĩa của các phần tử sinh),
H+ là tập các gia tử dương (các gia tử làm tăng ngữ nghĩa của các phần tử sinh). Không mất tính tổng quát, ta luôn giả thiết rằng H- = {h-1<h-2< ... <h-q} và H+ = {h1<h2< ... <hp}. Khi tác động gia tử hH vào phần tử xX, thì thu được phần tử ký hiệu hx. Với mỗi xX, ký hiệu H(x) là tập tất cả các hạng từ
uX được sinh từ từ ngôn ngữ x bằng cách áp dụng các gia tử trong H và viết u = hn…h1x, với hn, …, h1H, n 1.
Nếu tập X và H là các tập sắp thứ tự tuyến tính, khi đó AX = (X, G, H,
) gọi là ĐSGT tuyến tính. Và nếu được trang bị thêm hai gia tử tới hạn là
và với ngữ nghĩa là cận trên đúng và cận dưới đúng của tập H(x) khi tác động lên x, thì ta được ĐSGT tuyến tính đầy đủ, ký hiệu AX* = (X, G, H, ,
, ). Lưu ý rằng hn...h1u được gọi là một biểu diễn chính tắc của một hạng từ x đối với u nếu x = hn...h1u và hi...h1uhi-1...h1u với i nguyên và in. Ta gọi độ dài của một hạng từ x là số gia tử trong biểu diễn chính tắc của nó đối với phần tử sinh cộng thêm 1, ký hiệu l(x).
Ví dụ 1.3: Cho biến ngôn ngữ TRUTH, có G = {0, FALSE, W, TRUE,
1}, H- = { Possible<Little } và H+ = { More<Very }. Khi đó Very FALSE <
More FALSE < FALSE < Possible FALSE < Little FALSE < TRUE < More TRUE < Very TRUE.