Rủi ro về thanh khoản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH SACOMBANK GIAI ĐOẠN 20082012 (Trang 27 - 28)

Rủi ro về thanh khoản luôn là một trong những rủi ro lớn nhất của ngành ngân hàng,tất cả các Ngân hàng đều phải đối mặt.

Trong các Ngân Hàng TMCP, Sacombank thực sự có tính thanh khoản rất tốt khi theo đuổi chính sách thường xuyên giữ tỷ lệ huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế/cho

vay >1. Không như nhiều ngân hàng khác dùng tiền vay – tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác để làm nguồn vốn lâu dài cho vay lại. Phần lớn phần chênh lệch đó được Sacombank đầu tư vào chứng khoán niêm yết, trái phiếu, vàng, cho vay liên ngân hàng. Chỉ duy nhất giai đoạn nửa cuối năm 2011 khi NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, thanh khoản của hầu hết các ngân hàng nào cũng bị đe dọa nghiêm trọng, giai đoạn này thanh khoản của Sacombank có dấu hiệu bị ảnh hưởng thể hiện qua số dư tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế sụt giảm chỉ đạt 75.092 tỷ đồng trong khi cho vay đạt 80,538 tỷ đồng,tuy nhiên khoản chênh lệch này được bù đắp bằng việc phát hành các

chứng khoán ( 17.616 tỷ đồng :chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu). Thế nên trong giai

đoạn này Sacombank vẫn đảm bảo thanh toán được cho bất kỳ khách hàng rút tiền gửi. Để có thể giữ được thanh khoản đó là nhờ Sacombank có cơ chế linh hoạt trong huy động vốn qua các chương trình khuyến mãi liên tục tập trung vào nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, khi huy động bị giảm sút với uy tín của mình Sacombank lựa chọn vay liên ngân hàng ở mức vừa phải, phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu với lãi suất thấp hơn đi vay liên ngân hàng bằng mọi giá với lãi suất cao. Đồng thời phần lớn dư nợ tín dụng là tài trợ vốn lưu động với thời gian trả nợ ngắn, nên khi thanh khoản thị trường khó khăn thì Sacombank thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh thanh khoản nhờ việc “ thu nợ đến hạn nhưng hạn chế giải ngân mới” Nên khả năng thanh khoản của ngân hàng khá ổn định.

Rủi ro về thanh khoản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất của ngân hàng, nếu thanh khoản của một ngân hàng yếu kém sẽ dễ dẫn đến những giai đoạn mất thanh khoản phải huy động vốn bằng mọi giá => đẩy lãi suất huy động, đi vay lên cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH SACOMBANK GIAI ĐOẠN 20082012 (Trang 27 - 28)