Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn vùng TGL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu cơ sở KHOA học, lựa CHỌN một số GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH CHỦ yếu GIẢI QUYẾT bài TOÁN cân BẰNG nƣớc, THOÁT lũ và xâm NHẬP mặn ỨNG PHÓ với BIẾN đổi KHÍ hậu VÙNG tứ GIÁC LONG XUYÊN (Trang 27 - 30)

TGLX

Đề tài thực hiện mô phỏng mặn do tác động BĐKH và nước biển dâng cho lưu vực sông Cửu Long. Tiến hành phân tích, đánh giá sự thay đổi của xâm nhập mặn ở vùng TGLX thông qua sự thay đổi mức độ nhiễm mặn 1‰, 4‰.

+ Thời kỳ nền (mặn năm 1998)

- Độ mặn 1‰: Trong thời kỳ nền, chiều dài xâm nhập mặn ở các cửa sông tại các kênh như: Giang Thành là 15.31km, Cái Sắn 8.42km, Tuần Thống 8.98km, kênh T3 là 12.3km, Rạch Giá – Hà Tiên 52.35km, Nông Trường 6.97km, Lung Lớn 8.28km, kênh Hà Giang là 10.7km và An Bình 11.2km.

- Độ mặn 4‰: Đã xuất hiện tại các vị trí các kênh như: kênh Giang Thành là 8.84km, Cái Sắn 7.17km, kênh T3 10.6km, Rạch Giá – Hà Tiên 49.8km, Lung Lớn là 8.28km, Hà Giang 9.53km và An Bình 11.2km.

Do BĐKH và mực nước biển dâng, xâm nhập mặn xâm nhập sâu hơn vào trong sông, kênh nội đồng. Cụ thể:

+ Theo kịch bản RCP 8.5

* Giai đoạn 2041-2050:

Xâm nhập mặn lớn nhất xuất hiện ở Kênh Rạch Giá – Hà Tiên xâm nhập mặn 1‰ lên đến 64.4 km chênh khá lớn so với kịch bản nền là 52.3 km, 4‰ là 61.69 km chênh khá lớn so với kịch bản nền là 49.77 km. Tiếp đến là kênh Giang Thành, xâm nhập mặn 1‰ lên đến 21.9 km, sâu hơn so với kịch bản nền là 12.2 km. Với độ mặn 4‰ xâm nhập sâu 21.9 km chiều dài xâm nhập lớn hơn so với thời kỳ nền là 8.84 km.

Trên kênh Cái Sắn, Tròn, T3, Rạch Giá – Long Xuyên, Hà Giang, An Bình đều có xâm nhập mặn từ 11-20 km đối với độ mặn 1‰ và 4‰. Đặc biệt, tại kênh T3, Hà Giang đều bị xâm nhập mặn khoảng 20km đối với cả 1‰ và 4‰, xâm nhập sâu hơn so với thời kỳ nền tương ứng với độ mặn từ 8-10 km.

+ Theo kịch bản RCP 6.0:

Chiều dài xâm nhập mặn và mức gia tăng đều nhỏ hơn so với kịch bản RCP 8.5, nhưng không đáng kể trong cả 2 giai đoạn ở tất cả các cửa sông.

* Giai đoạn 2041-2050:

Ở kịch bản này, xâm nhập mặn lớn nhất xuất hiện ở Kênh Rạch Giá – Hà Tiên xâm nhập mặn 1‰ lên đến 63.82km chênh khá lớn so với kịch bản nền là 52.3 km, 4‰ là 61.6 km chênh khá lớn so với kịch bản nền là 49.8km. Tiếp đến là kênh Giang Thành, xâm nhập mặn 1‰ lên đến 21.9 km, so với kịch bản nền là 15.31 km sâu hơn 6.6 km. Với độ mặn 4‰ xâm nhập sâu 21.92 km chiều dài xâm nhập lớn hơn so với thời kỳ nền là 10.8 km.

So với kịch bản RCP8.5. thì ở kịch bản RCP 6.0, chiều dài xâm nhập độ mặn trên các kênh ít hơn trên các kênh. Cụ thể, trên kênh Cái Sắn bị xâm nhập mặn khoảng 17.2 km đối với độ mặn 1‰ và 15.8 km đối với độ mặn 4‰; trên kênh Tròn bị xâm nhập mặn khoảng 15.8km đối với độ mặn 1‰ và 14.2km đối với độ mặn 4‰,...

Như vậy, qua phân tích, so sánh kết quả tính toán về chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ (chi tiết bảng 4.26) trong điều kiện BĐKH (kịch bản RCP8.5 và RCP 6.0), giai đoạn 2041-2050, có thể rút ra một số nhận định sau:

Theo cả 2 kịch bản, chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ trên Kênh Rạch Giá – Long Xuyên là lớn nhất, đây là kênh giáp biển, chịu tác động mặn từ nguồn mặn, triều tại Xẻo Rô trên sông Cái Bé và tại triều từ Hà Tiên, nguồn nước lấy từ thượng nguồn qua kênh nhỏ hơn.

Mức tăng trong thời kỳ 2041-2050 cao hơn so với thời kỳ 2020-2039 do mức giảm của lưu lượng thượng nguồn trong thời kỳ 2020-2039 thấp hơn thời kỳ 2041-2050.

Đánh giá ảnh hưởng xâm nhập mặn tại vùng nghiên cứu, nhận thấy 7 trong 14 huyện thuộc vùng TGLX bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó, huyện Kiên Lương có diện lớn chịu tác động độ mặn >4‰.

Việc đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sử dụng đất ở vùng TGLX được thực hiện thông qua chồng lớp bản đồ đường ranh giới độ mặn 1‰, 4‰ với bản đồ sử dụng đất năm 2010. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến chiều dài, diện tích và các loại đất được thể hiện trong Bảng 3.28- 3.29. Từ các bảng trên thấy rằng:

Thời kỳ năm 2030, với kịch bản phát thải cao (RCP8.5) diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng 939km2, chiếm 18.4% diện tích đất tự nhiên vùng TGLX, tăng 248km2 so với thời kỳ nền 1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰ khoảng 1056km2, chiếm 20.7% diện tích tự nhiên, tăng 270km2 so với thời kỳ nền 1991-2000. Với kịch bản phát thải trung bình (RCP 6.0) diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4 ‰ khoảng 904km2, chiếm 17.7% diện tích đất tự nhiên vùng TGLX, tăng 213km2 so với thời kỳ nền 1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰ khoảng 1017km2, chiếm 19.9% diện tích tự nhiên, tăng 231km2.

Tới khoảng năm 2050, với kịch bản phát thải cao (RCP8.5) diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng 1357 km2, chiếm 26.6% diện tích toàn vùng TGLX, tăng 666 km2 so với thời kỳ nền 1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰ khoảng 1470 km2, chiếm 28.8% tích tự nhiên, tăng 684 km2. Với kịch bản phát thải trung bình (RCP6.0) diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng 1266 km2, chiếm 24.8% diện tích toàn vùng TGLX, tăng 575 km2 so với thời kỳ nền

1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰ khoảng 1386 km2, chiếm 27.2% tích tự nhiên, tăng 600 km2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu cơ sở KHOA học, lựa CHỌN một số GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH CHỦ yếu GIẢI QUYẾT bài TOÁN cân BẰNG nƣớc, THOÁT lũ và xâm NHẬP mặn ỨNG PHÓ với BIẾN đổi KHÍ hậu VÙNG tứ GIÁC LONG XUYÊN (Trang 27 - 30)