XÂM NHẬP MẶN, NGẬP LỤT KHU VỰC TGL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu cơ sở KHOA học, lựa CHỌN một số GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH CHỦ yếu GIẢI QUYẾT bài TOÁN cân BẰNG nƣớc, THOÁT lũ và xâm NHẬP mặn ỨNG PHÓ với BIẾN đổi KHÍ hậu VÙNG tứ GIÁC LONG XUYÊN (Trang 32 - 34)

Chương 4 tiến hành tính toán phân tích các phương án vận hành hệ thống công trình kiểm soát lũ và mặn, đưa ra phương án vận hành có tác động giảm thiểu ngập lụt và xâm nhập mặn như:

Bài toán kiểm soát lũ: Vận hành mở hệ thống cống ven biển Tây đồng thời hệ thống cống đầu sông Hậu sẽ đóng lại khi có lũ lớn, hệ thống Đập Tha La và Trà Sư vận hành thoát lũ khi có lũ lớn, 8 cống kiểm soát lũ từ kênh T6 đến kênh Hà Giang đi vào hoạt động kiểm soát lũ có tác dụng giảm mức độ ngập sâu trong lưu vực đáng kể.

Bài toán kiểm soát mặn: Hệ thống cống ven biển Tây vận hành đóng, đối với hệ thống cống đầu sông Hậu mở khi triều lên và đóng khi triều xuống, đồng thời xây thêm một số cống dọc biển Tây như: Cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch Giá (đóng lại) kiểm soát mặn. Hệ thống 8 cống dọc sông Hậu hoạt động mở.

Hiện tượng xâm nhập mặn tại vùng TGLX diễn ra mạnh mẽ và khó kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hâu, ảnh hưởng nặng nề tới phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy cần phải đưa ra một số giải pháp phù hợp với đặc điểm của vùng TGLX tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Giải pháp công trình

Giải pháp công trình rất quan trọng trong việc quản lý khai thác tài nguyên nước, làm thay đổi sự phân bổ nguồn nước theo không gian và thời gian nhằm phục vụ lợi ích dùng nước của con người.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế-xã hội vùng TGLX, cần thiết có chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển nông thôn cho phù hợp với tình hìnhsản xuất mới hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi là một hệ thống công trình có quy mô lớn, hệ thống khung trục có liên hệ mật thiết giữa các vùng với nhau, phục vụ đa mục tiêu trên nguyên tắc khai thác sử dụng hợp lý và phát triển

bền vững nguồn tài nguyên nước. Do đó hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu sản xuất trước mắt phải đồng bộ sử dụng được lâu dài trên cơ sở sau:

- Phù hợp với các loại hình sản xuất và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, khu vực liên vùng và hệ thống thủy thủy lợi trong vùng.

- Hệ thống công trình phải linh hoạt vừa phù hợp với, điều kiện sản xuất trước mắt vừa phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, nhất là khu vực có nhiều khả năng thay đổi loại hình sản xuất.

- Phải kinh tế và phù hợp với khả năng đầu tư giai đoạn hiện tại của đất nước.

- Các khu vực chuyển đổi, các lọai hình sản xuất, thời vụ và yêu cầu chế độ nước phải theo sự bố trí và yêu cầu chung của ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp.

- Phải có sự phân vùng ranh giới giữa hai vùng (vùng nước ngọt và vùng ảnh hưởng mặn) bằng hệ thống kênh, cống, đập ngăn mặn.

Nhằm phản ánh và vận hành tốt diễn biến tài nguyên nước trong vùng, giúp những nhà quản lý có thể nắm bắt và đưa ra phương án tối ưu cho việc sử dụng nguồn nước, cần thiết xây dựng các trung tâm quan trắc, dự báo và cảnh báo khí tượng thủy văn, trung tâm vận hành hệ thống công trình trong vùng.

Giải pháp phi công trình

Bên cạnh giải pháp công trình có tác dụng phân bố nguồn nước phục vụ mục tiêu sử dụng nước, giải pháp phi công trình có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng và quản lý bền vững chất lượng, môi trường nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu cơ sở KHOA học, lựa CHỌN một số GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH CHỦ yếu GIẢI QUYẾT bài TOÁN cân BẰNG nƣớc, THOÁT lũ và xâm NHẬP mặn ỨNG PHÓ với BIẾN đổi KHÍ hậu VÙNG tứ GIÁC LONG XUYÊN (Trang 32 - 34)