Đặc điểm kinh tế xă hội của lưu vực sông Mã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá diễn biến xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu sông mã trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 38 - 39)

5. Nội dung nghiên cứu chính và cấu trúc luận văn

1.3.2. Đặc điểm kinh tế xă hội của lưu vực sông Mã

a. Dân cư và phân bố dân cư

Dân số Thanh Hóa tính đến 2007 là 3.697.227 người, dân số sống trên lưu vực sông Mã và vùng hưởng lợi (vùng chịu ảnh hưởng lũ Nam sông Chu và hữu sông Mã từ Giàng đến cửa Hới). Dân số sống ở vùng miền núi là 718.000 người. Còn lại sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nơi dễ bị lũ uy hiếp. Trong số dân sống ở đồng bằng có 196.164 dân sống ở ngoài bãi nơi thường xuyên bị lũ đe dọa. Tốc độ tăng dân số tự nhiên ở Thanh Hóa là 0,8%.

b. Cơ cấu kinh tế

Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế qua các năm của tỉnh Thanh Hóa.

Năm Nông nghiệp Dịch vụ Công nghiệp

1995 28,36% 34,77% 36,87% 2000 39,57% 33,83% 26,6% 2005 32,29% 33,12% 34,59% 2007 28,36% 34,77% 36,87% 2010 21,36% 37,77% 39,87% c. Các ngành kinh tế chủ chốt Nông nghiệp

Nông nghiệp trên lưu vực sông Mã từ thượng nguồn đến hạ du chủ yếu là sản xuất 2 vụ đông xuân và vụ mùa. Theo thống kê diện tích canh tác trên lưu vực sông Mã và vùng bảo vệ khỏi lũ sông Mã là 213.739 ha. Tiềm năng phát triển chăn nuôi trên lưu vực rất lớn. Giá trị sản lượng chăn nuôi mới chiếm 28,69% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.Vật nuôi chủ yếu là trâu, bò lấy sức kéo và trâu bò thịt, gia súc gia cầm nuôi phân tán theo hộ gia đình.

Công nghiệp

Ngành công nghiệp tập chung chủ yếu ở vùng hạ du với các loại hình công nghiệp: công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương, và các ngành công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến gia công và công nghiệp sản xuất

hàng tiêu dùng. Tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là 34,1%.

Thủy, hải sản

Thủy hải sản trên lưu vực tập trung chủ yếu ở hạ du thuộc tỉnh Thanh Hóa. Bình quân 5 năm khai thác được 40.500 tấn/năm, trong đó hải sản là 26.098 tấn/năm, đánh bắt là 25.380 tấn/năm, nuôi trồng 1.718 tấn/năm.

Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 71,8% diện tích lưu vực nhưng do khai thác không có chế độ bảo dưỡng và khai thác không có kế hoạch nên hầu hết không còn rừng nguyên sinh.

Du lịch, dịch vụ

Lưu vực sông Mã có rất nhiều vị trí du lịch với nhiều thể hình du lịch nghỉ ngơi: bãi biển Sầm Sơn, du lịch văn hóa cổ Lam Sơn, thành nhà Hồ,… Du lịch phong cảnh có ao cá thần tiên Cẩm Thủy, động Từ Thức và rất nhiều điểm du lịch có ý nghĩa nghỉ ngơi giải trí khác. Du lịch ở đây đang khai thác thế mạnh tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo nên chưa phát huy được tác dụng.

Kinh tế hiện tại trên lưu vực sông Mã là 1 nền kinh tế đa dạng nhưng vẫn mang nhiều màu sắc của một nền kinh tế nông nghiệp không bền vững còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá diễn biến xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu sông mã trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)