Mẫu được kích hoạt hoặc tại kênh neutron nhanh hoặc tại kênh neutron nhiệt thông
Hình 2.1. Cấu hình nguồn neutron Am-Be tại Bộ môn Vật lý hạt nhân
Paraffin Chì Kênh neutron nhiệt Kênh neutron nhanh Am-Be
tính được thể hiện ở Hình 2.2. Hệ thống chuyển mẫu tự động MTA–1527 có hai ống nhựa được nối với hai kênh neutron của nguồn Am-Be để đưa mẫu vào hai kênh của nguồn neutron. Máy bơm khí nén tạo áp suất để đẩy mẫu vào kênh neutron của nguồn theo một trong hai ống dẫn để mẫu được chiếu xạ neutron hoặc đẩy mẫu ra ngoài sau
khi kết thúc chiếu xạ.
2.1.3. Hệ phổ kế gamma với detector HPGe
Vào năm 1994, tại Bộ môn Vật lý hạt nhân của trường chỉ sử dụng hệ phổ kế gamma với detector nhấp nháy NaI(Tl) hoặc ống đếm Geiger-Muller. Cùng với sự phát triển của Bộ môn Vật lý Hạt nhân, năm 2004 hệ phân tích kích hoạt này đã được phát triển kết hợp với việc ghi nhận bức xạ bằng detector HPGe siêu tinh khiết và hệ phổ kế gamma, được thể hiện ở Hình 2.3. Hệ phổ kế gamma có các bộ phận gồm buồng chì nơi chứa detector HPGe nhằm cản phông của bức xạ từ bên ngoài và được làm lạnh bởi thùng chứa nitơ lỏng, detector HPGe có độ phân giải năng lượng 1,8 keV tại đỉnh
năng lượng 1332 keV của 60
Co [8].
Hình 2.2. Hệ chuyển mẫu tự động MTA-1527
Nguồn neutron
Máy bơm khí nén
Sau khi kết thúc thời gian kích hoạt neutron từ nguồn Am-Be, mẫu được chuyển đến buồng đo là nơi có chứa detector HPGe siêu tinh khiết. Các chùm tia gamma phát ra
từ mẫu phóng xạ sẽ được ghi nhận bởi hệ phổ kế gamma thông qua phần mềm thu nhận
phổ Genie 2000.