Để xác định hàm lượng của các nguyên tố trong các mẫu phân tích, chúng ta cần phải biết hiệu suất ghi của detector ứng với vạch hấp thụ toàn phần của bức xạ gamma đặc trưng. Vì vậy, trước khi đưa hệ phổ kế gamma vào hoạt động, cần phải xác định được hiệu suất ghi của detector ứng với các năng lượng gamma trong dải năng lượng làm việc của detector. Các điểm hiệu suất ghi cần được làm khớp giữa các kết quả đo thực nghiệm với các hàm giải tích thích hợp tạo thành một đường cong để mô tả hiệu suất toàn vùng năng lượng quan tâm. Đường cong hiệu suất là đường cong mô tả sự phụ thuộc của hiệu suất ghi của detector vào năng lượng gamma. Với mỗi loại cấu hình của detector sẽ có những dạng đường cong hiệu suất khác nhau. Trong thực tế khó có một hàm khớp thỏa mãn cho nhiều loại detector, nhiều hình học đo đạc khác nhau trong khoảng năng lượng rộng lớn. Với detector thông dụng do hãng CANBERRA 2000, sử dụng phần mềm Genie 2000 có thể sử dụng một công thức tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa logarit của hiệu suất và logarit của năng lượng như sau:
n i p i i 0 log a logE (2.4)
Trong đó: p là hiệu suất ghi của detector; E năng lượng gamma tới; ailà hệ số làm khớp.
Để thiết lập đường cong hiệu suất của detector, người ta dùng nguồn chuẩn gamma đã biết trước hoạt độ phóng xạ, nguồn chuẩn gamma có thể là nguồn chuẩn đơn năng, nhưng trong trường hợp không đủ nguồn chuẩn đơn năng có thể dùng nguồn chuẩn gamma phức tạp nhiều thành phần. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nguồn chuẩn gamma là đồng vị phóng xạ 152Eu. Thông qua việc đo phổ của các nguồn chuẩn gamma, chúng ta xác định được diện tích đỉnh hấp thụ toàn phần của vạch bức xạ gamma ứng với năng lượng xác định trong khoảng thời gian đo tm, biết xác suất phát
khảo sát, ta tính được thông lượng của bức xạ gamma quan tâm đi vào detector. Từ đó xác định được hiệu suất ghi của detector tại đỉnh năng lượng tương ứng với năng lượng bức xạ gamma được chọn làm chuẩn. Sau dó, dựa vào công thức (2.4) để xây dựng đường cong hiệu suất của detector.