Lý luận về hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 31 - 41)

1.2.3.1. Khái niệm hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên. a.Khái niệm về hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên

Bắt nạt sinh viên tại nơi làm thêm được người nghiên cứu nhìn nhận như bắt nạt tại nơi làm việc (từ tiếng Anh có nghĩa tương đương là “workplace bullying”).

Tổ chức ACAS (2014) nhìn nhận bắt nạt tại nơi làm việc như là: Hành vi tấn công, đe dọa, xúc phạm hoặc lạm dụng quyền lực thông qua các phương tiện nhằm làm suy yếu, làm nhục, chê bai hoặc gây thương tích cho người nhận lấy những hành vi ấy.

The Workplace Bullying Institute định nghĩa bắt nạt (bullying) như sau: “Những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe và lặp đi lặp lại đối với một hay nhiều người (nạn nhân) bởi một hay nhiều người khác dưới nhiều hình thức khác nhau: lạm dụng lời nói, hành động mang tính xúc phạm như đe dọa, chế giễu, áp đảo hoặc xem vào công việc, bỏ việc, những hành động này ngăn chặn người khác hoàn thành công việc của mình” (Dẫn theo NCBlog – NanaPet Community Blog)

Theo nhóm tác gỉa Einarsen, Hoel, Zapf and Cooper (2003) trong nghiên cứu “Bullying and Emotional in the workplace”, thì bắt nạt tại nơi làm việc là quấy rối, xúc phạm hoặc loại trừ xã hội hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của nạn nhân bị bắt nạt. Để áp dụng bắt nạt cho một hoạt động, tương tác hoặc quy trình cụ thể, hành vi bắt nạt phải xảy ra liên tục và thường xuyên (ví dụ: hàng tuần) và trong khoảng thời gian (ví dụ: khoảng sáu tháng). Bắt nạt là một quá trình leo thang và kết quả khiến người bị đối diện với hành vi bắt nạt kết thúc ở vị trí thấp kém hơn và trở thành mục tiêu của các hành vi xã hội tiêu cực có hệ thống. Xung đột và bắt nạt khác nhau ở điểm: xung đột xảy ra là một sự kiên biệt lập, khi cả hai bên xảy ra xung đột đều có sức mạnh hay quyền lực ngang nhau.

Như vậy, sau khi tham khảo các định nghĩa về bắt nạt công sở hay bắt nạt tại nơi làm việc, có thể thấy, bắt nạt tại nơi làm việc có các đặc điểm của bắt nạt thông thường, bao gồm tính chủ đích được thực hiện bởi cá nhân hay nhóm người đã lạm dụng quyền lực để đàn áp hay gây tổn thương ở người khác và tần suất lặp lại là thường xuyên, kéo dài. Nhưng bắt nạt tại nơi làm việc diễn ra trong một môi trường cụ thể hơn, đó là môi trường làm việc.

Trong đề tài này, hành vi bắt nạt sinh viên tại nơi làm thêm được hiểu như sau:

hiện ra bên ngoài bằng hành động vật chất hay hành động ngôn từ trong môi trường làm thêm, nhằm gây tổn thương tâm lý và thể lý của sinh viên, được đặc trưng bởi sự mất cân bằng quyền lực, vì vậy nó gây khó khăn cho sinh viên trong việc tự bảo vệ mình và gây ảnh hưởng đến công việc của sinh viên đó.

b.Chủ thể bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên

Theo định nghĩa về hành vi bắt nạt ở mục trên, khái niệm chủ thể thực hiện hành

vi bắt nạt được hiểu là một cá nhân hoặc nhóm người lạm dụng quyền lực tại môi trường làm thêm với một động cơ nhất định, để thực hiện hành động vật chất hay hành động ngôn từ nhằm tổn thương sinh viên, gây khó khăn cho sinh viên trong việc tự bảo vệ mình.

c.Sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm

Khái niệm sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm

Trong phạm vi đề tài này, dựa trên phần lý luận về người bị bắt nạt, sinh viên bị

bắt nạt tại nơi làm thêm được hiểu là “sinh viên gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ

mình tại nơi làm thêm trước những hành động hay lời nói được thực hiện một cách dai dẳng, dẫn đến sinh viên bị tổn thương về tâm lý hay thể lý”.

Đặc điểm của sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm

Kế thừa phần nội dung trong phần “Đặc điểm của người bị bắt nạt”, trong phần này, người nghiên cứu xin đưa ra một số các đặc điểm của sinh viên dễ bị bắt nạt khi đi làm thêm sau khi có sự tham khảo các tài liệu có liên quan đến bắt nạt, kết hợp với quan sát cá nhân của người nghiên cứu:

Thứ nhất, đặc điểm liên quan về giới: Sinh viên là nữ giới khi đi làm thêm dễ

trở thành đối tượng bị bắt nạt bằng lời nói, chịu tác động tiêu cực của lời nói gây hấn hay nhận xét mỉa mai của người khác tại nơi làm thêm. Sinh viên thuộc giới thứ 3 khi đi làm thêm dễ trở thành đối tượng bị công kích, trêu chọc nhiều hơn do khác biệt về giới.

Thứ hai, đặc điểm liên quan đến tính cách: Sinh viên có tính cách nhút nhát, quá

hiền lành tại nơi làm thêm hoặc có tính cách trầm, ít nói cũng dễ trở thành mục tiêu cho những săm soi và bàn tán, trêu chọc từ người khác khi đi làm thêm.

Thứ ba, đặc điểm liên quan đến ngoại hình: Những sinh viên có ngoại hình quá

khác biệt so với đồng nghiệp hay quản lý tại chỗ làm (quá đẹp hay quá xấu) cũng dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt.

Cuối cùng, thường thấy nhất tại các nơi làm việc, là hiện tượng “ma cũ bắt nạt ma mới”: Khi sinh viên là nhân viên mới vào làm, thường sinh viên dễ bị những nhân

viên cũ hay quản lý tại nơi làm bắt nạt.

Ảnh hưởng của hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm đến sinh viên

Theo tác giả Jane Goodman (2007), bắt nạt tại nơi làm việc có tác hại tiêu cực đến phương diện thể chất và tâm lý của cá nhân bị bắt nạt. Họ có thể bị căng thẳng, lo lắng cho công việc, hay gặp căng thẳng trong cuộc sống, mất tự tin, sợ hãi, giảm sự hài lòng trong công việc và sự gắn bó với tổ chức. Tác giả cũng trình bày một số nghiên cứu khác về ảnh hưởng của bắt nạt, trong đó, có nghiên cứu đã chỉ ra, hành vi bắt nạt có thể làm thay đổi cuộc sống của cá nhân bị bắt nạt theo hướng tiêu cực hơn, cụ thể, một cá nhân bị bắt nạn có thể gặp các triệu chứng hồi hộp, hung hăng, mất ngủ, lãnh đạm. (Bjorkqvist et al, 1994)

Theo nghiên cứu của tác giả Einarsen (1994), những ảnh hưởng của bắt nạt đã được nhắc đến trên khía cạnh tâm lý của nhân viên bị mất việc và cả những nhân chứng cho cuộc bắt nạt đó. Cụ thể, với nhân viên trải qua cuộc bắt nạt, họ có sức khỏe mạnh về tâm lý thấp, mức độ hài lòng với công việc giảm, trải nghiệm nhiều triệu chứng liên quan đến stress như mất ngủ, thiếu tập trung, kiệt sức. Với các nhân chứng của cuộc bắt nạt công sở, mức độ hài lòng với công việc của họ cũng giảm sút; khi chứng kiến vụ bắt nạt, họ cũng trải nghiệm sự bất lực thực sự trong việc không giúp đỡ được nạn nhân cuộc bắt nạt. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của tác giả Einarsen và Mikelsen (2003) cho thấy rằng, nếu các vụ bắt nạt công sở diễn ra trong thời gian dài, nhiều khả năng các nhân chứng cũng tham gia vào bắt nạn lại nạn nhân.

Như vậy, các tài liệu mà người nghiên cứu tham khảo đều khái quát các ảnh hưởng của hành vi bắt nạt lên người bị bắt nạt trên hai phương diện chính: ảnh hưởng đến cá nhân bị bắt nạt và ảnh hưởng đến công việc của họ. Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu sẽ khảo sát về mức độ ảnh hưởng của hành vi bắt nạt đến sinh viên trên hai khía cạnh:

Ảnh hưởng đến bản thân sinh viên, trong đó có hai phương diện được xem xét là:

⮚Ảnh hưởng về mặt tâm lý của sinh viên (cảm xúc - thái độ - hành vi).

⮚Ảnh hưởng đến thể chất của sinh viên.

Ảnh hưởng đến công việc làm thêm của sinh viên đó, gồm: ảnh hưởng đến hứng thú làm việc, mức độ gắn bó của sinh viên với nơi làm thêm, mối quan hệ của sinh viên với đồng nghiệp, quyền lợi mà sinh viên được hưởng tại nơi làm, sự công nhận những đóng góp và thực lực của sinh viên thể hiện trong công việc làm thêm.

d.Sinh viên chứng kiến hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm

Khái niệm sinh viên chứng kiến hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm

Trong phạm vi đề tài này,căn cứ vào phần lý luận chung về người chứng kiến bắt nạt (bystander in bullying) sinh viên chứng kiến vụ bắt nạt tại nơi làm thêm được

hiểu là “sinh viên quan sát vụ bắt nạt diễn ra tại nơi làm thêm và không tham

gia vào cuộc bắt nạt”.

Tương tự như trường hợp của người chứng kiến hành vi bắt nạt, sinh viên chứng kiến hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm có thể biết đến vụ bắt nạt thông qua các trường hợp sau:

● Nghe người khác kể lại vụ bắt nạt.

● Trực tiếp biết đến các chi tiết có liên quan đến vụ bắt nạt và có mặt lúc vụ bắt nạt diễn ra.

Vai trò của sinh viên chứng kiến hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm

Tương tự như vai trò của một người chứng kiến hành vi bắt nạt, sinh viên chứng kiến hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm có thể:

+ Làm bạn với sinh viên bị bắt nạt: trò chuyện thân tình với người bị bắt nạt, cho SV đó biết rằng bạn biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề và bạn có mặt tại đây để sẵn sàng giúp SV ấy, hỏi về nhu cầu giúp đỡ của SV.

+ Giúp SV lánh đi: trong trường hợp việc can thiệp là an toàn, bạn hãy giúp SV bị bắt nạt lánh khỏi tình huống này bằng cách đánh lạc hướng hay cho SV lý do để rời khỏi hiện trường

+ Không làm khán giả xem bắt nạt: Có tiếng nói hoặc hành vi cho kẻ bắt nạt biết rằng những gì người đó đang làm không phải trò đùa và không chấp nhận được, ngăn chặn hành vi bắt nạt chứ không cổ vũ, ủng hộ bắt nạt bằng cách có thể rời đi hay lờ hành động đó đi và vì thế kẻ bắt nạt sẽ không có khán giả + Hãy làm gương tốt: Giúp chống lại nạn bắt nạt bằng cách tham gia vào các

hoạt động và dự án chống việc bắt nạt

+ Kể với những người đáng tin tưởng: Báo cáo việc bắt nạt cho những người đáng tin cậy và có khả năng hỗ trợ giải quyết vấn đề

1.2.3.2. Hình thức của hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên.

Theo NCBlog – NanaPet Community Blog (2015), đã chỉ ra 11 dấu hiệu của bắt nạt nơi công sở như: Gây hấn (Mắng mỏ, thể hiện sự giận dữ hoặc bạo lực trong hành động hay lời nói). Tấn công (Tấn công qua giao tiếp bằng những lời báng bổ, sỉ nhục, hoặc quấy rối, tạo tin đồn). Đe dọa (Đe dọa trừng phạt nhân viên một cách vô căn cứ,

lạm dụng hình phạt, nội quy, hay thể xác, tâm lý, tình cảm nhân viên). Xâm phạm

(Xáo trộn đồ đạc của người khác, xen vào công việc của người khác một cách không cần thiết hoặc làm phiền họ). Ép buộc (Ép buộc người khác phải nói hoặc làm điều

động hoặc cô lập). Hạ nhục (hạ thấp ý kiến, ý tưởng, công việc hoặc hoàn cảnh riêng tư của người khác với hành động thô lỗ). Gây lúng túng (hạ thấp, chế giễu người khác trước tập thể, làm họ xấu hổ). Trả thù (Có hành động thù hằn; trả đũa nhân viên khi có lỗi xảy ra). Vận động tẩy chay (Kêu gọi ngấm ngầm hoặc công khai một chiến dịch để đẩy ai đó ra khỏi tổ chức). Ngăn trở sự phát triển (Cản trở sự tiến bộ và trưởng thành hoặc thăng tiến của nhân viên một cách không công bằng)

Theo một nghiên cứu của tác giả Zapf (Mobbing in Organisationen, 1999) về hành vi bắt nạt công sở, các hình thức chủ yếu của bắt nạt công sở được phân loại theo các nhóm lớn sau ( Dẫn theo Nguyễn Ngọc Anh, 2016) :

- Bắt nạt bằng công việc (Work-Related Bullying): bao gồm việc thay đổi công việc của nhân viên bị bắt nạt theo chiều hướng tiêu cực (như giao những công việc vô nghĩa hoặc dưới khả năng) hoặc theo hướng khiến họ không thể thực hiện được.

- Tẩy chay (Social Isolation): không giao tiếp với nhân viên bị bắt nạt hoặc loại bỏ họ khỏi các sự kiện xã hội.

- Tấn công cá nhân hoặc cuộc sống cá nhân của họ (Personal Attacks & Private Life Attacks): bằng cách đem những nhân viên bị bắt nạt ra làm trò cười hoặc chỉ trích các vấn đề cá nhân của họ.

- Đe dọa bằng lời nói (Verbal Threats): chỉ trích, la mắng hoặc làm nhục những nhân viên bị bắt nạt khi có nhiều người khác.

- Lan truyền tin đồn (Spreading Rumours), nghĩa là tạo ra những thông tin sai lệch, không đúng sự thật về con người, cuộc sống riêng của nhân viên bị bắt nạt.

Ngoài ra, bạo lực thể chất và de dọa bạo lực thể chất, tấn công vào niềm tin tôn giáo, chính trị của nhân viên tại nơi làm việc cũng có thể được xem là một hình thức bắt nạt. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Einarsen và cộng sự, thì các hình thức bắt nạt diễn ra theo kiểu này ít xảy ra hơn, chủ yếu bắt nạt trên phương diện tâm lý được sử dụng nhiều hơn. (Einarsen, 2003).

Như vậy, dựa theo nghiên cứu của nhóm tác giả D.Zapft và Einarsen về bắt nạt tại nơi làm việc, các hình thức bắt nạt có thể được chia thành 6 nhóm hình thức, bao gồm 5 hình thức được liệt kê ở trên và 1 hình thức bắt nạt về thể chất và đe dọa thể chất.

Theo tác giả Jane Goodman (2007) các hình thức của hành vi bắt nạt tại nơi làm việc bao gồm: hành vi bắt nạt bằng lời nói và hành vi bắt nạt không lời (sử dụng hành động). Trong đó, tác giả chỉ ra rằng, nhân viên bị bắt nạt thường phải chịu đựng các hành vi bắt nạt bằng lời nói một cách tinh vi, ít bị phát hiện với tần suất thường xuyên hơn là các hành vi bắt nạt bằng hành động. Trong bài báo khoa học của mình, tác giả đã kể ra các biểu hiện của hành vi bắt nạt bằng lời nói như: gây hấn, khiêu khích bằng lời nói, bình phẩm hay nói xấu sau lưng nhân viên bị bắt nạt. Với các hành vi bắt nạt bằng hành động, nhân viên bị bắt nạt thường chịu đựng những kiểu tấn công như bị ném vật phẩm vào người, đe dọa về thể chất của họ.

Sau khi tham khảo các hình thức bắt nạt có thể xảy ra tại nơi làm việc trong các công trình nghiên cứu và bài báo khoa học, người nghiên cứu xin được chọn cách phân loại các hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của tác giả D.Zapft và cộng sự làm các hình thức của hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên.

Theo đó, các hình thức bắt nạt sinh viên tại nơi làm thêm bao gồm:

- Bắt nạt bằng công việc (Work-Related Bullying): bao gồm việc thay đổi công việc của sinh viên bị bắt nạt theo chiều hướng tiêu cực. Các biểu hiện cụ thể như: Không hợp tác với sinh viên trong quá trình làm thêm, đùn đẩy công việc khó khăn cho sinh viên làm, lợi dụng chức vụ để bắt buộc sinh viên làm những công việc riêng bên ngoài.

- Tẩy chay (Social Isolation): không giao tiếp với sinh viên bị bắt nạt hoặc loại bỏ sinh viên khỏi các sự kiện xã hội. Cụ thể các biểu hiện như: Người khác coi thường và phớt lờ những đóng góp của sinh viên vào công việc.

- Tấn công cá nhân hoặc cuộc sống cá nhân của họ (Personal Attacks & Private Life Attacks): bằng cách đem những sinh viên bị bắt nạt ra làm trò cười hoặc chỉ trích các vấn đề cá nhân của sinh viên. Biểu hiện có thể như: Bình phẩm sau lưng sinh viên về những đóng góp của nhân viên cho công việc, sử dụng mạng xã hội để “nói xéo” sinh viên đó, gửi tin nhắn đe dọa sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)